Huyện Bình Chánh: Vi phạm đất đai chuyển công an 2 năm chưa giải quyết xong
Báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tại buổi giám sát việc thực hiện luật thanh tra (1-1-2018 đến 30-6-2021) chiều 13-10, UBND huyện Bình Chánh phản ánh vi phạm về đất đai tại xã Vĩnh Lộc A chuyển cơ quan công an 2 năm chưa giải quyết xong.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM giám sát việc thực hiện luật thanh tra tại huyện Bình Chánh chiều 13-10 – Ảnh: THÁI AN
Chiều 13-10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi giám sát với UBND huyện Bình Chánh trong việc thực hiện luật Thanh tra trên địa bàn huyện Bình Chánh (giai đoạn từ 1-1-2018 đến 30-6-2021).
Báo cáo với đoàn đại biểu Quốc hội, huyện Bình Chánh cho hay trong giai đoạn từ 1-1-2018 đến 30-6-2021 huyện thực hiện 29 đoàn thanh tra hành chính, gồm 18 đoàn theo kế hoạch và 11 đoàn đột xuất. Nội dung thanh tra tập trung chủ yếu vào công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn…
Ông Đào Gia Vượng – chủ tịch UBND huyện – thừa nhận huyện Bình Chánh còn nhiều tồn tại về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ đó phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về trật tự xây dựng, đất đai nhất là vi phạm xây dựng, phân lô bán nền. Những năm qua liên tục có các đoàn thanh tra, kiểm tra, điều tra về các vi phạm đất đai, xây dựng trên địa bàn.
Điển hình năm 2019, địa bàn huyện có đến 13 cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đất đai, xây dựng. Cuối năm 2019 đến đầu năm 2020 huyện có rất nhiều các bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật. Từ các kết luận thanh tra, kiểm tra huyện đã chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, xây dựng. Dù vậy, tình trạng các đầu nậu âm thầm móc nối với các ấp để phân lô, bán nền phức tạp…
Đại biểu Quốc hội Dương Ngọc Hải cũng nêu quan tâm về vụ việc vi phạm đất đai, xây dựng mà thanh tra huyện đã chuyển cho cơ quan công an từ năm 2019 những đến nay hơn 2 năm vẫn chưa có kết quả xử lý.
Đó là vụ việc 2 ông Phạm Ngọc Lắm và Phạm Ngọc Cẩn lợi dụng việc cấp phép xây dựng nhưng thiếu kiểm tra của ông Phan Ngọc Lẫm nguyên chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A để xây dựng nhiều hạng mục công trình sai phép, không phép bán bằng vi bằng cho nhiều người làm phát sinh khiếu nại.
Góp ý với UBND huyện, ông Hải lưu ý huyện về việc huyện thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra nhưng kết quả xử lý còn ít, chủ yếu rút kinh nghiệm và phê bình.
Ông cũng nhắc lại giữa năm 2020 huyện đã chuyển danh sách 38 cá nhân, đầu nậu vi phạm phân lô bán nền cho cơ quan công an xử lý (vụ việc này sau đó cơ quan công an khẳng định không xử lý hình sự các cá nhân đó mà chỉ xử lý hành chính).
Video đang HOT
Ông Hải đề nghị huyện huyện cần quan tâm nhiều hơn về việc theo dõi, rà soát thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, quá trình khắc phục, xử lý sau thanh tra…
Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, bà Văn Thị Bạch Tuyết – phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn Đại biểu Quốc hội TP – đề nghị huyện quan tâm hơn về thanh tra trách nhiệm người đứng đầu, công tác phòng chống tham nhũng, thực thi công vụ, xử lý vi phạm quan thanh tra, bổ sung biên chế cho Thanh tra huyện…
Tiếp thu ý kiến, ông Vượng hứa sẽ báo cáo thêm, cụ thể hơn cho đoàn đại biểu Quốc hội về công tác thanh tra cũng như thực hiện luật thanh tra. Huyện cũng tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý đất đai, xây dựng.
“Huyện đã có kế hoạch thanh tra việc thi hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính đất đai, xây dựng nhằm chấn chỉnh tình trạng nhiều quyết định xử lí vi phạm ban hành nhưng chưa thi hành dứt điểm, không nghiêm….” – ông Vượng khẳng định.
Người trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Luật sư cho rằng, hành vi trốn nghĩa vụ quân sự xảy ra khá nhiều nhưng số lượng cá nhân vi phạm bị xử lý hình sự rất ít.
Một phần nguyên nhân do quy định của điều 332 Bộ luật hình sự có những bất cập.
Luật Nghĩa vụ quân sự khẳng định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Tuy vậy, trên thực tế rất nhiều thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ vẫn cố tình trốn tránh nghĩa vụ này.
Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (khoản 8, điều 4, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015).
Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, cá nhân trốn tránh nghĩa vụ quân sự còn có thể bị xử lý hình sự theo điều 332 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam gi ữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm .
Năm 2020, Công an huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã ra quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam bị can P.Q.V. (24 tuổi, ngụ xã An Phong) về tội trốn nghĩa vụ quân sự (Ảnh: CACC).
Một số bất cập trong việc xử lý hình sự các trường hợp trốn nghĩa vụ quân sự
Theo Luật sư Quách Thành Lực, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, hiện nay hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự xảy ra khá nhiều nhưng số lượng cá nhân vi phạm bị xử lý hình sự rất ít. Một phần nguyên nhân của việc này là do quy định của điều 332 Bộ luật hình sự có những hạn chế, bất cập dẫn tới hiệu quả xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự gặp khó khăn.
Thứ nhất: Giới hạn chỉ có 3 hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự đã bị xử phạt hành chính mà còn tiếp tục vi phạm mới bị xử lý hình sự.
Các hành vi gồm: 1)Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự; 2) không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; 2) không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện.
Như vậy số lượng hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt hành chính thuộc trường hợp đủ điều kiện xử lý hình sự trong quy định tại điều 332 Bộ luật hình sự rất ít so với số lượng khoảng 14 hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính dành cho cá nhân được quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều này dẫn đến một thực tế người trốn tránh nghĩa vụ quân sự phải bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong 3 hành vi này sau đó lại tái phạm một trong các hành vi đó mới đủ yếu tố xử lý hình sự.
Còn nếu người được gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự có những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự nhưng không thuộc 3 trường hợp liệt kê tại điều 322 Bộ luật hình sự thì dù có bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần thì cơ quan chức năng cũng không đủ căn cứ xử lý hình sự họ.
Hoặc người đó có lần bị xử phạt vi phạm hành chính một trong 3 hành vi điều 322 Bộ luật hình sự nhưng những lần sau đó có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự nằm ngoài 3 trường hợp trên thì cũng không thể xử lý hình sự.
Ví dụ: Lần một người khám tuyển đã có lệnh gọi nhập ngũ nhưng trốn tránh và bị xử phạt hành chính theo điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ. Lần 2 người đó không chấp hành lệnh khám sức khỏe, không đến địa điểm khám tuyển và bị xử phạt hành chính về hành vi không chấp hành lệnh khám sức khỏe theo điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP hành vi Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trường hợp này, cơ quan chức năng không thể xử lý hình sự họ về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Công an Thủ đô Hà Nội lên đường nhập ngũ (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).
Thứ hai: Điều 332 Bộ luật hình sự quy định yếu tố cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự gồm yếu tố :... đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này ... mà còn vi phạm.
Trong khi đó khoản 1, điều 7 luật xử lý vi phạm hành chính có nêu: nếu người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính trong thời hạn 01 năm mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt hành chính.
Như vậy ngay khi bị xử phạt hành chính mà trong quyết định xử phạt không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, người vi phạm nộp phạt hành chính ngay thì sau một năm dù có vi phạm mới thì cá nhân đó coi như mới vi phạm hành chính lần đầu. Vi phạm lần đầu đồng nghĩa với việc không có yếu tố "mà còn vi phạm" trong cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Điều này gây thêm khó khăn, trở ngại cho việc áp dụng hình thức xử lý hình sự cho hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Một số kiến nghị đề xuất
Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy tính chất mức độ cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử lý hành chính, xử lý hình sự cho phù hợp tương thích với mức độ vi phạm đã được luật hóa.
Luật sư Quách Thành Lực cho rằng, trong xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự, cơ quan có thẩm quyền cần tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc: Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 để tránh hình sự hóa hành vi vi phạm hành chính.
Trước khi có sự sửa đổi quy định tại điều 332 Bộ luật hình sự theo hướng mở rộng hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử lý hình sự hoặc tăng mức phạt hành chính để tăng tính giáo dục răn đe thì cơ quan liên quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thuyết phục tạo tâm lý an tâm chấp hành nghĩa vụ quân sự cho người trong độ tuổi khám nghĩa vụ cũng như người thân của họ.
Bên cạnh đó với các đối tượng trốn tránh nghĩa vụ quân sự khi bị xử phạt hành chính thì trong quyết định xử phạt cần nhất thiết phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định , buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ ... Sau đó cơ quan có thẩm quyền cần nghiêm túc, quyết liệt thi hành biện pháp khắc phục hậu quả đã ban hành.
Thiết nghĩ với những giải pháp đó sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, giúp cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự hoàn thành kế hoạch tuyển quân hàng năm.
Phó bí thư đảng ủy xã bị bắt vì sai phạm liên quan đất đai Nguyên Chủ tịch xã Quỳnh Châu (nay là Phó Bí thư Đảng ủy xã) và nguyên cán bộ Văn phòng đất huyện Quỳnh Lưu vừa bị cơ quan điều tra bắt để làm rõ những sai phạm xảy ra tại địa phương từ năm 2017. Chiều 2/10, ông Hoàng Văn Bộ, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cho PV Dân...