Huyền bí ngôi đền và rừng lim nghìn tuổi
Không ai dám xâm phạm ngôi đền cũng như có ý định chặt lim, kể cả nhặt củi khô về đun.
Hàng bao đời nay, ý thức bảo vệ ngôi đền linh thiêng và rừng lim di sản đã ăn sâu vào tâm khảm người dân nơi đây.
Đền Cao cổ kính và thâm nghiêm.
Gắn với di tích lịch sử đền Cao (toạ lạc tại núi Thiên Bồng, thôn Đại, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, Hải Dương) có cách nay hàng nghìn năm, ngày 25/2, rừng lim cổ gồm 54 cây đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức công nhận là Cây di sản Việt Nam. Theo đó, những huyền tích tâm linh kỳ bí về ngôi đền 1030 tuổi và “rừng lim di sản” được hé mở…
Lời nguyền đền Cao
Được xây dựng cách đây đúng tròn 1030 năm, đền Cao là nơi thờ Đức Tam đại Vương Đức Minh- người con thứ ba trong một gia đình họ Vương có năm anh chị em (2 người con gái, 3 con trai).
Một điều lạ nữa, trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có tới vài chục tấn bom dội xuống khu vực này. Nhưng tuyệt nhiên, không cây lim nào đổ gục và đền Cao cũng không xây xát gì. Bởi vậy, ngoài những cây lim bị chặt hạ trước đó, 54 cây lim còn lại đều nguyên vẹn, hợp thành một rừng lim cổ và lạ giữa đồng bằng.
Tương truyền, cả 5 anh chị em ruột của gia đình họ Vương đều có công giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng giặc Tống (năm 981). Sau khi công cuộc “Phá Tống bình Chiêm” thành công, vua Lê Đại Hành (bấy giờ đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình) muốn vời cả 5 anh chị em nhà họ Vương về cung để khao quân thưởng tướng. Nhưng nghe tin vương phụ, vương mẫu của 5 vị tướng quân, trên đường trở về quê gốc (là Nghệ An bây giờ) bị đắm thuyền và mất, nên xin khất vua, 5 vị tướng quân trở về nhà chịu tang cha mẹ trước.
Vào một đêm giông tố, sấm sét nổi lên ầm ầm sáng cả một vùng Dược Đậu trang. Trong giây lát năm anh em họ Vương đã biến vào ánh chớp, để lại trần gian muôn nuối tiếc…
Được tin, nhà vua vô cùng thương tiếc, liền cho lập Đền, cắt ruộng công dùng vào việc đèn hương thờ phụng mãi về sau và phong Thượng Đẳng Phúc Thần cho 5 vị tướng quân. Các triều đại tiếp theo đều có sắc phong thêm mỹ tự. Hiện nay, trong đền Cao còn lưu giữ được 12 đạo sắc. Theo đó, đền Cao thờ Tam Đại Vương Đức Minh, đền Bến Tràng thờ Tứ Đại Vương Đức Xuân, đền Bến Cả thờ Ngũ Đại Vương Đức Hồng, đền Cả thờ Nhị Đại Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu.
Lịch sử đền Cao, cũng như ba ngôi đền nói trên đều chỉ được hé mở vào năm 1988, khi ông Dương Văn Diệm- Trưởng ban Khánh Tiết đền Cao đề nghị với các cụ biết chữ Nho trong làng, đề nghị với xã, huyện, tỉnh, xin được mở Sắc phong và Ngọc phả. Vậy là hơn 1.000 năm trước đó, bao đời người dân thôn Đại và các nơi lân cận mỗi khi nhang đèn khấn lạy chỉ biết tâu: “Con khấn lạy Tứ vị Đức Đại Vương, Nhị vị Đức Thánh Triều”. Câu hỏi vì sao lịch sử đền Cao lại được giữ kín suốt dọc dài lịch sử được trả lời khi 12 đạo Sắc phong được mở. Đó là bởi lời nguyền từ các cụ xa xưa truyền lại: “Lịch sử đền Cao, biết không được nói, không biết không được hỏi”.
Video đang HOT
Đưa chúng tôi trở về lịch sử, cụ Dương Thị Phu – Thủ từ đền Cao trầm ngâm kể: Lịch sử nước Việt là lịch sử giữ nước. Biết bao thế lực thù địch muốn xâm phạm bờ cõi nước Nam. Khi kéo quân đến đây, chúng đều muốn phá hết đình chùa miếu mạo của ta. Đền Cao trước đây chỉ nhỏ giống như một ngôi miếu, lại được rừng lim um tùm tươi tốt bao phủ. Biết bao đời các cụ nhà ta, vì muốn gìn giữ đền khỏi sự tàn phá của quân xâm lược, đã đặt ra lời nguyền giấu kín tung tích đền Cao.
Rừng lim di sản
Bườu mặt cáo ở gốc lim 700 tuổi
54 cây lim còn lại ở đền Cao đã được công nhận là cây di sản. Không biết chính xác rừng lim có từ bao giờ, nhưng các già làng đều cho rằng, năm xưa dựng đền thờ Đức Thánh họ Vương, lim được chọn làm cây trồng bảo vệ đền. Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, cách đây 10 năm, các nhà khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp có tiến hành các biện pháp khoa học xác định tuổi của các cây lim ở đền Cao. Kết quả cho thấy, 54 cây lim còn đến nay có tuổi khoảng trên dưới 700 tuổi. Đây là rừng lim có tuổi thọ cao nhất nhì Việt Nam hiện nay.
Dõi theo cánh tay chỉ của cụ Dương Thị Phu, chúng tôi nhận thấy các gốc lim, dù được trồng ở cận kề chân núi, sát với đường đi, hay trồng trên đỉnh núi bao bọc lấy đền, vẫn đều nguyên vẹn. Đem thắc mắc “vì sao rừng lim quý như vậy mà không có… lâm tặc” hỏi cụ, cụ cười trả lời chúng tôi: “Những năm 50 thế kỷ trước, thấy nhiều gốc lim to đẹp, vài cán bộ xã chỉ đạo cho người chặt lim về đóng bàn ghế, giường tủ, cày bừa… Các cụ thôn Đại thấy vậy, ùa nhau chạy lên đền, rồi cứ 2, 3 cụ ôm một gốc cây không cho cưa. “Cưa chúng tôi trước rồi hãy cưa lim”- các cụ bảo thế. Vậy là công cuộc “hạ rừng lim” phải dừng lại. Nhưng cũng có 16 gốc lim bị chặt trước đó và đem về đóng đồ dùng. Một thời gian sau, nhưng người dùng đồ đóng từ gỗ lim của đền thi nhau mang giường tủ, bàn ghế lên đền làm lễ trả. Hỏi ra mới biết, những ai chặt lim, xẻ lim làm đồ dùng đều tự dưng gặp hoạ. Nhẹ thì tiêu tán tài sản, nặng thì điên dở hoặc chết. Từ bấy đến nay, người dân địa phương ai cũng ra sức bảo vệ rừng lim.
Ly kỳ hay là “bướu” mặt cáo
Cụ Dương Thị Phu kể về sự tích bướu mặt cáo.
Cụ Phu cho biết, trong số 54 cây lim ở đền Cao thì cây lim lớn nhất, kỳ lạ và cũng gây tò mò nhiều nhất chính là cây lim ở phía Tây của đền. Trên cây có một chiếc bướu hình mặt cáo, cũng có người gọi là đầu hổ. Nhìn trực diện, cái bườu này giống hệt một chiếc đầu cáo. Nhìn từ trên xuống, lại giống một chú khỉ lông vàng.
Không biết chiếc bướu xuất hiện từ bao giờ nhưng người dân nơi đây đã thêu dệt nên câu chuyện linh thiêng về ông Tổ Cụt trong chiếc bướu này. Ngay dưới gốc cây, một ban thờ Tổ được dựng lên, bởi thế quanh năm có người đến thắp hương khấn vái, lúc nào không gian nơi đây cũng thoang thoảng mùi hương trầm.
Nhấp một ngụm nước trà, giọng đều đều cụ Phu kể: Truyền thuyết kể lại rằng, từ xa xưa lắm rồi, lúc đó người Tàu còn đô hộ xứ ta, chúng giết hết đàn ông chỉ để lại 12 cô gái xinh đẹp. May mắn có một người đàn ông trốn thoát và nấp vào bãi dứa. Con chó của giặc đánh hơi được, chúng chọc giáo, chém phải tay ông. Giữa lúc nguy cấp thì một con cáo nhảy từ bụi dứa ra đánh lừa được giặc, nhờ đó ông thoát chết. Sau này, chính ông đã bày mưu để 12 cô gái đuổi giặc đi. Khi đất nước thanh bình trở lại, ông đi lại với cả 12 cô. Đây chính là nguồn gốc sinh sôi, nảy nở ra 12 dòng họ của nước Việt. Cái bướu mặt cáo có lẽ chính là sự hóa thân của ông Tổ Cụt.
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý môi trường, khoa Môi trường, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, giải thích, chiếc bướu này có thể là do nấm hoặc một số loại nấm đặc hữu như linh chi phát triển thành. Qua thời gian, chúng phát triển nhiều lên và ngẫu nhiên có hình dáng đó, được dân gian gắn cho trí tưởng tượng của mình. Về lý thuyết thì bất kỳ cây sống lâu năm nào cũng có thể xuất hiện những chiếc bướu sần sùi trên thân cây. Tuy nhiên, đây cũng là một niềm tin, một mong ước được phù hộ độ trì, đồng thời cây lim trở thành nơi thần thánh để người dân tìm về, thì đó cũng là điều đáng trân trọng.
Theo Gia đình
Ngôi đền kỳ lạ nơi 'cổng trời'
Với những người dân nơi rẻo cao này, các vị thần trong đền ẩn chứa nhiều sức mạnh của thần linh...
Ít ai biết rằng, giữa vùng đất xa xôi hẻo lánh Bản Luốc (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) lại có một ngôi đền tồn tại hàng trăm năm trên núi cao. Với những người dân nơi rẻo cao này, các vị thần trong đền ẩn chứa nhiều sức mạnh của thần linh...
Vị thần lạ kì
Ngôi đền trên núi cao.
Trong chuyến công tác về huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) tôi có nghe một vài người dân nơi đây kể về một ngôi đền linh thiêng ở Hoàng Su Phì (Hà Giang). Theo như thông tin nắm được, đây là một ngôi đền đã có từ rất lâu đời, nằm ẩn tích trên núi cao và rừng sâu trong một bản thưa người ở Hoàng Su Phì.
Tìm đường về ngôi đền thờ nếu hỏi ở đây có một ngôi đền trong đó thờ vị thần thuốc phiện thì đa số lắc đầu. Thậm chí nhiều người còn bảo chúng tôi bị nhầm ở đâu đó, chứ đây thì không có ngôi đền này.
Hơn 8h tối, chúng tôi chuẩn bị một vài thứ thiết yếu, tiếp tục hành trình vượt núi, xuyên rừng vào Bản Luốc, nơi có ngôi đền thờ bí ẩn. Vào UBND xã, may mắn gặp được ông Vương Đào Tóng, Chủ tịch UBND xã Bản Luốc, những thông tin chúng tôi mới được kiểm chứng cụ thể. Tuy nhiên, những thông tin về ngôi đền này ông Tóng cũng chỉ biết rất mơ hồ. Ông chỉ biết đấy là một ngôi đền thờ có mặt từ khá lâu, ngoài ra, những thông tin khác ông cũng "qua loa đại khái" mà thôi.
Điều ngạc nhiên, người biết nhiều thông tin nhất về ngôi đền này, lại không phải người dân trong bản mà lại là một người... Kinh lên đây sinh sống chưa lâu. Qua giới thiệu của Chủ tịch Tóng, chúng tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Thanh, người mà theo giới thiệu là "nắm nhiều thông tin và hiểu biết hơn cả". Tuy không phải là người bản địa, nhưng hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh lại có "duyên" với ngôi đền này.
Tượng Thần thuốc phiện.
Theo lời chị Thanh, cuối năm 2007, hai vợ chồng chị ở thị trấn Vinh Quang (huyện Hoàng Su Phì) lên đây mở một quán nhỏ bán hàng tạp hóa. Nhiều lần, chị ngủ cứ nằm mơ thấy một ngôi đền ở trên núi cao với rất nhiều tượng thờ. Chị Thanh đi hỏi rất nhiều người, nhưng thông tin cung cấp là rất ít, bởi rất nhiều người không dám chỉ. Phải mất thời gian khá lâu chị mới tìm được ngôi đền ngự ở trên một ngọn núi cao ở bản Suối Thầu và đã xuống cấp trầm trọng. Gom góp những khoản tiền ít ỏi và sự đóng góp của một số cá nhân, ngôi đền đã được sơ tạo... Và bây giờ được người dân nơi đây gọi là đền Thượng, chứ từ trước người dân vẫn gọi là miếu chứ không có tên riêng.
Ngồi đền 2 thế kỷ
Được vợ chồng chị Thanh dẫn đường, chúng tôi vào tận ngôi đền với những điều bí ẩn được hé mở. Ngôi đền Thượng nằm ở trên một đỉnh núi khá cao và dốc, từ chân núi nhìn lên, cách đền khoảng 200m. Trước đây, bản Suối Thầu rất ít nhà dân, ở khu vực ngôi đền ngự trị lại có nhiều câu chuyện về truyền miệng, càng tạo vẻ sự bí ẩn của ngôi đền này.
Ngôi đền rất đơn sơ, rộng chừng 30m, tường được trát bằng đất và khung dựng bằng gỗ, mái lợp tranh truyền thống đã mục nát nên ngôi đền được tôn tạo lại bằng mái lợp xi măng. Các bức tượng được kê cao cách mặt đất khoảng 60cm, các bức tượng được làm bằng đất, theo thời gian đã bị gãy, vỡ khá nhiều. Giờ đây, được chị Thanh và một số người sửa sang, đắp lại xi măng bên ngoài và trang trí lại.
Ông Đặng Kim Khoẳn - người trông coi đền.
Nhà ông Đặng Kim Khoẳn, 55 tuổi, ở ngay cạnh ngôi đền. Ông Khoẳn vừa là người trông coi, cầm chìa khóa cửa và là thầy cúng cho ngôi đền này. Ông Khoẳn cho biết, đây là ngôi đền thờ rất nhiều vị thần trong dân gian như: Thổ Địa, Thiên Lôi,... và các vị vua chúa. Nhiều tài liệu để lại ở đây đều được ghi bằng chữ Nôm Dao cổ, tuy nhiên, những cuốn sách đã thất lạc từ mấy chục năm nay. Còn lại một số ít lưu lại, chị Thanh đã cầm một số tài liệu đi phiên dịch, nhưng chưa dịch chính xác được.
Theo ông Khoẳn, hàng năm chỉ đến ngày 1-7 âm lịch, khi dân bản làm lễ cúng rừng, cầu mùa màng tốt tươi, dâng lợn cho các vị thần ngự trong đền, thì mới được mở cửa đền. Ngoài ra, 3 năm thì người dân làm một lễ rất lớn đến cúng bái, nhờ thần linh phù hộ "tai qua nạn khỏi" và mùa màng tươi tốt.
Một số người dân trong bản kể rằng, ngày trước, bọn phỉ ở khắp nơi kéo về đốt phá nhà cửa, chém giết dân bản rất nhiều, song chúng cũng không dám xâm phạm vào ngôi đền.
Trong ngôi đền này có tổng số 14 pho tượng. Trong đó có một pho tượng khác lạ, trên tay cầm quả cây anh túc. Theo những tài liệu còn sót lại mà chị Thanh và ông Khoẳn dịch được cùng những thông tin của người dân, thì vị thần cầm cây anh túc là một người có thật, tên ông là Đặng Minh Đông. Ông là người có công khai rừng lập bản từ xa xưa và là quan sắc ở vùng đất này. Ông Đặng Minh Đông là người có thế lực rất mạnh, quản lý, cung cấp thuốc phiện cho khắp vùng phía bắc này, sau ông cũng bị nghiện và mất sớm.
Ông Đặng Kim Khoẳn và thế hệ thầy cúng giữ đền trước kia cũng không biết pho tượng cổ, dáng dấp nhỏ bé, tay cầm quả anh túc có từ khi nào, xuất xứ ra sao, có ý nghĩa gì? Nhưng trong hơn 2 thập kỷ qua, từ khi vắng bóng cây anh túc, người dân trong bản không bị dính vào tệ nạn nghiện hút như một số vùng bản khác. Cuộc sống người dân no ấm, sung túc hơn trước đây rất nhiều.
Theo Giadinhnet
Bí ẩn lời nguyền trên bãi đá cổ Sa Pa Hơn 80 năm qua, các chuyên gia cả trong nước và quốc tế đã đến với bãi đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai) để mong tìm được câu trả lời chính xác cho những hình khắc bí ẩn mà bấy lâu, người bản địa cho rằng đó là những lời nguyền của tổ tiên. Thung lũng Mường Hoa hình chảo nghiêng là...