Huyền bí Hang Bua Nghệ An
Từ TP.Vinh (Nghệ An) đi về hướng bắc 50 km, đến ngã ba Yên Lý quẹo trái về hướng tây hơn 90 km, ta sẽ đến với huyện vùng cao Quỳ Châu với danh thắng quốc gia Hang Bua, một điểm đến thú vị, với nhiều khám phá kỳ thú về thiên nhiên lẫn văn hóa nơi đây.
Hang Bua là một thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi Phà Én thuộc xã Châu Tiến (H.Quỳ Châu), cách thị trấn Tân Lạc 13 km, hiện diện như một bức tường đá sừng sững đã bao năm qua chở che đời sống của người dân trong vùng.
Với phong cảnh hữu tình, cỏ cây chen đá, lá chen hoa, cửa Hang Bua rộng mở gần 20 m như muốn chào mời, tiếp đón khách tham quan. Lòng hang sâu rộng, thoáng đãng có thể chứa hơn trăm người và rất kỳ bí với nhiều thạch nhũ tạo nên các hình khối đa dạng, khơi gợi trí tưởng tượng phong phú từ du khách.
Những hình thù độc đáo của thạch nhũ trong hang đều được người dân nơi đây nhân cách hóa, gắn liền với các tích xưa như chuyện tình nàng Ni trăm năm nước mắt, hóa đá chờ người yêu đi diệt chằn tinh nhưng chàng mãi không về hay huyền thoại người xưa vào hang trú ẩn tránh thiên tai, nhưng đã bị hóa đá theo lời nguyền vì thế trong hang hiện vẫn còn những thạch nhũ thể hiện sinh hoạt của người xưa: cây cổ thụ bằng đá, giường đá nàng Ni, bó lúa, lưỡi liềm, ông già thổi sáo, cồng chiêng… Hang Bua không những là cảnh quan độc đáo mà còn là nơi lưu nhiều di chỉ khảo cổ học với các dấu tích hóa thạch của một thời đại văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Thái, cư dân bản địa nơi đây.
Hang Bua không chỉ đẹp với phong cảnh sơn thủy giao hòa mà còn nổi tiếng với lễ hội lâu đời được khai hội vào ngày 20 tháng Giêng hằng năm. Dịp này, người dân tứ phương lại nô nức đổ về Hang Bua trẩy hội, bãi đất bằng phẳng tự nhiên phía trước hang là nơi để người dân cùng tham gia các trò chơi dân gian, thi người đẹp, thi bắn nỏ, dệt thổ cẩm, cồng chiêng giữa các bản làng với nhau.
Dịp hội cũng là dịp cho các cặp nam thanh nữ tú được gặp gỡ, hẹn hò, bà con, họ hàng xa gần quây quần, ôn lại kỷ niệm và người già mông lung nhớ lại những lần hội xưa. Âm thanh cồng chiêng của lễ hội vang vọng cả một góc trời, khuấy động lên không gian vốn yên bình quanh năm của bản làng xung quanh.
Đến Hang Bua, nhất là vào dịp hội, du khách như được dịp gặp gỡ nàng sơn nữ với nét đẹp sâu thẳm của núi rừng, sẽ được nghe nàng ca, múa, hát với những nét đặc sắc nhất của văn hóa dân tộc Thái giữa đại ngàn.
Theo iHay
Video đang HOT
Ngắm sắc thu chùa Non Nước
Chùa Non Nước - Ngũ Hành Sơn là danh thắng nổi tiếng ở Đà Nẵng, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.
Một góc chùa Linh Ứng ở Non Nước
Cứ mỗi mùa về lại mang đến cho những ngôi chùa trên đỉnh Non Nước những cảnh sắc khác lạ. Vào cuối hạ đầu thu, khi cái nắng ở miền Trung giảm nhiệt, bạn có thể thong dong lên Non Nước tận hưởng không khí trong lành, nghe thoang thoảng hương rừng và đón những chùm nắng vàng trải thảm dưới những bậc thềm đá rêu phong...
Chùa và bảo tháp thấp thoáng trong cây rừng
Du khách đứng ở "Vọng hải đài" nhìn ra biển Đông
Sắc thu vàng ở Non Nước
Đạo lý nhà Phật đặt tại một ngôi chùa cổ trên đỉnh Non Nước
Sắc hoa bừng thắm trong sân chùa
Chuông cổ và chùa Tam Thai cổ kính ở Non Nước - Ngũ Hành Sơn
Ngắm chùa Non Nước vào thu có nhiều lý thú, nhất là trong không gian tĩnh mịch, nghe tiếng chuông chùa âm vang, mới hiểu hết ý nghĩa đạo lý nhà Phật: "Danh vọng là hơi thoảng qua, thịnh vượng thì có thời, giàu sang cũng chỉ là ảo ảnh. Có kẻ hôm nay hớn hở, ngày mai lại nguyền rủa. Duy có phẩm đức mới tồn tại bất biến".
Theo iHay
Nghỉ dưỡng tại NagaWorld, Campuchia Tới du lịch Campuchia, nhiều du khách chọn tổ hợp khách sạn NagaWorld làm nơi trú ngụ bởi nơi đây liền kề với các danh thắng của xứ Chùa Tháp và có các dịch vụ tiện ích tiêu chuẩn 5 sao. Được thành lập vào năm 1995, tầng trệt của khách sạn đặt một đầu tượng mô phỏng nụ cười Bayon vàng rực....