Huyền bí bảo tháp Ponagar Khánh Hóa
Ponagar là một huyền thoại về kiến trúc Chămpa, có lẽ chỉ xếp sau Di sản Mỹ Sơn nhưng hệ thống 22 trụ tháp mà Ponagar có được thì không đâu sánh bằng.
Khám phá Ponagar cũng là khám phá những huyền bí xung quanh ngọn bảo tháp tuyệt đẹp này.
Nha Trang (Khánh Hoà) thơ mộng càng thêm mộng mơ bởi bảo tháp màu mật Ponagar lấp ló bên những tán cây cổ thụ trên đồi Cù Lao ven con sông Cái hiền hoà. Nhưng từ cây cầu Xóm Bóng ngước lên, Ponagar như một lâu đài cổ vĩ đại – nơi người Mẹ xứ sở dân tộc Chăm trú ngụ trên 1.200 năm qua.
Theo truyền thuyết, nữ thần Ponagar được tạo ra bởi áng mây trời và bọt biển. Mẹ Ponagar tạo dựng sự sống và dạy dỗ con dân lao động, mưu sinh. Vì thế, Ponagar không bao giờ vắng bóng người Chăm. Họ đến để cúng tế, hát nhạc và dâng lên vị thần của mình những gì tinh tuý nhất.
Cũng giống với hệ thống kiến trúc tháp Chàm khác, Ponagar vĩ đại còn giữ nguyên được các tháp chính và tháp Đông – Tây – Nam – Bắc. Và kỳ diệu hơn là 22 trụ tháp được gọi là cột tiền đình hay nhà tịnh tâm gây ấn tượng mạnh với bất kỳ ai bước vào.
Những cột tháp xây bằng gạch hình bát giác xếp ngay ngắn hai bên bậc thềm dẫn lên tháp chính. Cho đến nay, chưa có một lý giải thích thỏa đáng nào về ý nghĩa thật và cung cách xây dựng 22 trụ tháp ấy. Nhưng người Chăm tin rằng, đó là những cột tháp chống trời vì với họ, Ponagar là mái nhà chung của con dân Chămpa.
Ponagar còn ẩn chứa những bí mật bất ngờ về những tấm bia ký cổ khắc bằng chữ Sanskrit của Ấn Độ, chữ Chămpa trên đá, gạch và cả thân tượng. 20 bộ bia ký một thời bị lưu lạc nhưng đến nay được quy tụ tại Ponagar là những “nhân chứng” sống động về lịch sử, văn hoá, lai lịch vua chúa Chămpa xưa.
Tổng thể kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng. Ở tầng thấp, ngang mặt đất là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
Ở tầng giữa gọi là Mandap dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác (bao gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ). Các cột trụ này còn có tên gọi khác là cột tiền đình. Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột, đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Ponagar. Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá. Bên trong là tượng nữ thần tạc bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề.
Đến với Ponagar là đến với một kiệt tác về điêu khắc Chămpa. Cũng từ ngôi tháp này, bạn sẽ thấy Nha Trang đẹp hơn, lung linh và huyền diệu trước màu xanh nước biển.
Tham quan Suối Đổ - Khánh Hòa
Suối Đổ nằm ở phía Tây dãy núi Hoàng Ngưu, thuộc địa phận huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Video đang HOT
Mùa xuân, phong cảnh nơi đây vốn đã đẹp lại càng đẹp hơn với suối reo, thác đổ và màu xanh bạt ngàn của cây lá.
Đường lên Suối Đổ là hơn trăm bậc xi măng khá cheo leo. Bên trái là rừng cây bạt ngàn, râm ran tiếng ve kêu. Bên phải, dòng suối róc rách trườn qua các khe đá, lúc ẩn lúc hiện giữa những tán cây cổ thụ rậm rạp. Tiếng suối róc rách hòa lẫn tiếng hót lảnh lót của chim rừng. Bản hòa tấu thanh bình khiến tâm hồn du khách nhẹ nhàng thanh thản.
Gọi là suối Đổ vì suối bắt nguồn từ trên núi cao, tục gọi là hòn Chùa, băng qua những triền núi nhấp nhô, những phiến đá hoa cương đa hình dáng, nhiều màu sắc, đủ kích cỡ... chảy xuống dưới, tạo nên những dòng thác và những hồ nước thơ mộng.
Lên cao chừng 200 m, trước mắt bạn sẽ có hai con đường dẫn đến hai nơi: "Quan Âm Sơn tự" bên trái và " Phổ Đà Sơn tự" bên phải. Khách thập phương đến suối Đổ không chỉ để ngắm cảnh, dầm mình trong suối mát, hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim hót, ve kêu ...mà còn để vãn cảnh chùa, cầu xin những điều tốt lành.
Chùa Quan Âm tọa lạc trên khoảng đất rộng chừng vài trăm mét vuông, bên cạnh dòng suối rì rào chảy qua khe đá, tạo thành những dòng thác nhỏ trắng xóa. Trước sân chùa là tượng Phật Quan Âm. Ngôi chánh điện nằm trên cao, sơn son thếp vàng, uy nghi lộng lẫy. Bên trái có miếu thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Bên cạnh là đền thờ " Ngũ mẫu" (5 mẹ : Kim Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Men theo những triền đá bên suối, bạn hãy sang Phổ Đà Sơn tự. Đây là nơi thờ Phật Bổn sư Di Đà. Tuy nhỏ hơn chùa Quan Âm nhưng cảnh sắc cũng rất nên thơ với hồ sen trước mặt và núi đá bao quanh.
Phía sau chùa Phổ Đà có đường mòn quanh co dẫn lên giếng Tiên trên đỉnh núi. Những người dân bản địa cho biết, Giếng Tiên rất sâu, dường như không thấy đáy. Nước ở giếng Tiên từ trên núi đổ xuống, trong và mát, quanh năm không bao giờ cạn, theo các triền đá chảy xuống dưới, tạo thành những dòng suối nhỏ của suối Đổ.
Trên suối Đổ còn có một địa danh rất linh thiêng: Động MaHa. Đó là một túp lều đá thiên nhiên dựng từ hai vách đá. Người dân bản địa đặt bàn thờ, bốn mùa đủ hương hoa.
Nếu có dịp đến suối Đổ, bạn còn có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với các thầy lang đang hái thuốc và nghe họ kể chuyện trị bệnh cứu người từ các lọai cây rừng của suối Đổ
Khám phá danh thắng Mũi Đôi Hòn Đầu (Khánh Hòa) UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Thông báo kết luận sau chuyến khảo sát danh lam thắng cảnh Mũi Đôi - Hòn Đầu tại Bán đảo Hòn Gốm trên vịnh Vân Phong (thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất phương án dựng...