Huyện Bát Xát (Lào Cai): Có 1.850 hộ nông dân giỏi
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Bát Xát ( tỉnh Lào Cai) đã thực hiện tốt “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Qua đó, Hội Nông dân huyện đã tạo động lực cho hàng nghìn hộ nông dân hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội góp phần đảm bảo an ninh biên giới.
“Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là một trong 3 phong trào trọng tâm của Hội để tạo động lực khích lệ hội viên, nông dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Những năm qua, Hội Nông dân huyện Bát Xát đã phối hợp với phòng ban liên quan định hướng nghề nghiệp, tập huấn tay nghề, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính của anh Lý Văn Tiên ở thôn Hải Khe, xã Bản Quan, huyện Bát Xát.
Năm 2018, Hội Nông dân huyện Bát Xát có 3.700 hộ đăng ký đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Kết quả, hết năm 2018, có 1.850 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi (cấp trung ương 10 hộ; cấp tỉnh 105 hộ; cấp huyện 272 hộ; cấp xã, thị trấn 1.463 hộ).
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Đức Bình – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bát Xát, cho biết: Phong trào nông dân thi sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã tạo được sức lan tỏa rộng khắp, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi mới liên tục mở rộng có tính thuyết phục cao đã khích lệ hàng nghìn hộ nông dân phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo trong phát triển kinh tế.
Được cán bộ Hội Nông dân huyện Bát Xát tập huấn phát triển sản xuất, anh Nông Minh Tuấn, bản Vai, xã Bản Qua đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lăng cho giá trị kinh tế cao.
Video đang HOT
“Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, tiêu biểu như: Hộ ông Giàng Văn Dín, thôn Kim Thành 2, xã Quang Kim với mô hình trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất gạch không nung cho thu nhập 996 triệu đồng/năm; Hộ ông Phàn Vần Chỉn, thôn Nậm Giàng 2, xã Dền Sáng với mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi đại gia súc cho thu nhập 498 triệu đồng/năm; hộ ông Sùng A Trừ ở xã Trung Lèng Hồ, trồng trọt chăn nuôi, trồng rừng cho thu nhập 254 triệu đồng/năm…” – ông Bình thông tin.
Phong trào nông dân thi sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã làm thay đổi diện mạo nông thôn ở Bát Xát.
Để có được kết quả trên, các cấp Hội Nông dân huyện Bát Xát đã phối hợp với các ngành liên quan tập trung nhiều giải pháp giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế bằng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới (NTM) và giảm nghèo bền vững như: Phát triển cây dược liệu, mở rộng mô hình chăn nuôi ngựa, mô hình trồng rau an toàn, cây ăn quả, nuôi thủy sản…
Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm tiếp tục được quan tâm, chính vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bát Xát giảm từ 28,33% năm 2017 xuống còn 22,04% năm 2018.
Từ làm tốt phong trào nông dân thi sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất được phát huy.
Trong năm 2018, Hội Nông dân huyện Bát Xát phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tập huấn kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc cho 70 hội viên xã Y Tý, Ngải Thầu, A Lù; khảo sát, thẩm định, hoàn thiện hồ sơ dự án nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Bản Qua; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức giải ngân cho các hộ vay vốn thực hiện dự án “Chăn nuôi trâu sinh sản” cho 10 hộ vay tại 2 thôn Tân Thành, Tân Quang và Trịnh Tường với tổng số tiền 400 triệu đồng từ nguồn vốn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Ngoài ra, Hội Nông dân huyện Bát Xát còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách – Xã hội duy trì thực hiện ủy thác cho vay 23/23 cơ sở Hội, quản lý 80 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 2.577 hộ vay, dư nợ 89,841 tỷ đồng tăng 9.098 tỷ đồng so với năm 2017.
Từ đồng vốn vay của Ngân hàng NN&PTNT huyện Bát Xát, ông Đặng Văn San, xã Bản Qua đã mạnh dạn đầu tư trồng cây sưa đỏ và nuôi lợn rừng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT huyện cho nông dân vay vốn theo Nghị định 55 tại các xã trên địa bàn huyện với 34 tổ cho 937 hộ vay, dư nợ 103,174 tỷ đồng tăng 28,400 tỷ đồng so với năm 2017. Tỷ lệ thu lãi đạt 98%, không có nợ quá hạn.
Hội Nông dân huyện Bát Xát với nhiều cách làm hay “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thực sự trở thành động lực khuyến khích các hội viên, nông dân tích cực phát triển sản xuất, làm giàu góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng; làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong công cuộc xây dựng NTM của huyện nhà.
Theo Danviet
Những bụi sắn dây cho củ khổng lồ, nhìn đã mắt ở Sông Lô
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này gia đình anh Đào Duy Tân ở khu 1, xã Sông Lô, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khẩn trương thu hoạch sắn dây. Những bụi sắn dây ở đây khi đào lên cho những củ dài ngoẳng, khổng lồ trông đã mắt.
Theo giá thị trường hiện tại, sắn tươi có giá 10.000 - 12.000 nghìn đồng/ kg, bột sắn khô có giá 150 - 200 nghìn đồng/ kg, 130 bụi sắn dây của anh Tân sau khi trừ chi phí thu lãi hơn 100 triệu đồng/vụ.
Anh Tân phấn khởi thu hoạch vụ sắn dây đầu tiên ước đạt gần 1 tạ mỗi bụi sắn.
Anh Tân chia sẻ: Lúc đầu anh được Hội nông dân xã đưa đi thăm quan mô hình trồng sắn dây ở Sơn Tây, Hà Nội và Hải Dương. Sau khi nghiên cứu, học tập kỹ thuật trồng, chăm sóc sắn dây và được cung cấp giống, anh đã đem những gốc sắn dây đầu tiên về trồng trên đất bãi Sông Lô với hy vọng tạo ra một mô hình phát triển kinh tế mới cho địa phương.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình anh Tân thuê người lao động thu hoạch sắn dây.
Sau khi cải tạo gần 1 mẫu đất, đầu tư gần 50 triệu đồng để ươm giống, giàn leo cho sắn dây, áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc, sau 1 năm cây sắn dây cho thu hoạch, năng suất cao. Theo anh Tân, sắn dây là loại cây dễ trồng, không kén đất, phù hợp với đất màu, đất bãi, chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc.
Theo kinh nghiệm trồng sắn dây học được, anh Tân đã thay đổi cách trồng truyền thống mà thực hiện theo cách giâm đoạn dây to, mập gần gốc cho mọc mầm rồi chiết cây, để ra rễ mới đem trồng, phương pháp này cho năng suất cao, củ sắn nạc, nhiều bột và không bị xơ.
Sắn dây ở xã Sông Lô được mùa, có những củ lên tới hơn chục kg.
Từ thành công ban đầu mô hình trồng sắn dây của gia đình anh Tân đã mở ra hướng phát triển cây trồng mới cho bà con nông dân tại địa phương. Ông Đào Quang Huy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Lô cho biết: Những năm qua, xã đã tích cực thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ cho người dân đưa vào trồng 1 số loại cây chủ lực như chuối, măng tây, đu đủ, bưởi... hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao.
Tuy nhiên, theo ông Huy mô hình trồng sắn dây của anh Tân cho thấy đây là loại cây trồng phù hợp, chi phí thấp, thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn nhưng lại cho năng suất cao và tiêu thụ dễ hơn các loại sản phẩm khác, do đó đây cũng là mô hình có thể nhân rộng trên địa bàn, mang lại thu nhập cho người dân
Theo Linh Nguyễn (Báo Phú Thọ)
Nông thôn mới Bát Xát: Nhà cao, đường rộng, đồng xanh, cá ngon Với những quyết sách đúng, trúng trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã "khoác" lên mình diện mạo mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức...