Huyện bảo kê cho doanh nghiệp độc quyền ở Quảng Ngãi?
Dù tỉnh đã chủ trương chấp thuận cho một DN lập trạm thu mua gỗ nguyên liệu nhưng huyện từ chối chỉ vì có DN khác đã kinh doanh lĩnh vực này.
Tỉnh chấp thuận, huyện phản đối
Tại tỉnh Quảng Ngãi đang diễn ra một sự việc khá hi hữu gây bất bình dư luận địa phương, khi một doanh nghiệp xin lập trạm thu mua gỗ nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, UBND tỉnh chấp thuận và tạo mọi điều kiện trong khi đó, UBND huyện không đồng ý chỉ vì địa bàn đã có một doanh nghiệp thu mua nguyên liệu này để sản xuất.
Cụ thể, ngày 09/6/2015, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn đồng ý cho Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi (Cty Hào Hưng Quảng Ngãi) được thành lập trạm thu mua gỗ keo nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến và xuất khẩu dăm gỗ của doanh nghiệp. Trong công văn này, tỉnh nêu rõ: “Để tạo điều kiện cho các hộ dân bán gỗ keo nguyên liệu được thuận tiện; thống nhất về chủ trương việc Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi được lập trạm thu mua keo nguyên liệu trên địa bàn các huyện; Các sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở NNPTNT, TNMT, GTVT và các địa phương liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện để công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi thực hiện việc mua gỗ keo nguyên liệu được thuận tiện, không làm ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và tải trọng và trật tự an toàn giao thông”.
Tỉnh ra công văn với chủ trương chấp thuận doanh nghiệp lập trạm thu mua gỗ…
Nhưng UBND huyện Trà Bồng lại ra văn bản không đồng ý.
Tuy nhiên, đến ngày 08/9/2015, UBND huyện Trà Bồng ra văn bản số 1473/UBND – KT trả lời về việc đề nghị lập trạm thu mua gỗ keo nguyên liệu của doanh nghiệp đã nêu rõ “Chủ tịch UBND huyện không thống nhất việc lập trạm thu mua gỗ cây nguyên liệu với lý do, tại địa phương này đã có 1 nhà máy sản xuất và chế biến gỗ dăm hoạt động. “Việc lập trạm thu mua của Công ty Hào Hưng Quảng Ngãi là chồng lấn với hoạt động thu mua của công ty TNHH Nhất Hưng, dẫn đến hệ quả cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường”, công văn này nêu rõ.
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Lê Văn Lý, PGĐ công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi cho biết: “Thật là vô lý khi bảo chúng tôi thành lập trạm thu mua gỗ nguyên liệu là cạnh tranh không lành mạnh, chính chúng tôi đang là nạn nhân của việc cạnh tranh không lành mạnh, bằng chứng là UBND huyện không cho công ty chúng tôi lập trạm mà chỉ cho công ty Nhất Hưng độc quyền việc thu mua gỗ keo nguyên liệu, việc này mới là cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy lý do đưa ra là không thỏa đáng.
Video đang HOT
Sở dĩ chúng tôi phải lập trạm thu mua nguyên liệu là do hiện nay các ban ngành kiểm soát nghiêm ngặt tải trọng xe. Trước đây, do chưa làm chặt tải trọng, bà con ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi chở thẳng xuống nhà máy ở tại khu KKT Dung Quất. Do di chuyển một đoạn đường xa và xe có trọng tải nhỏ nên hầu hết các xe này bắt buộc phải chở quá tải thì mới bù vào được giá cả chi phí. Còn bây giờ, không có xe nào dám chở như vậy nữa, do vậy nguồn nguyên liệu của công ty chúng tôi bị sụt giảm nghiêm trọng. Nếu như trước đây mỗi ngày công ty nhập về từ 700 đến 900 tấn gỗ nguyên liệu, đến nay nguồn nguyên liệu đáp ứng chỉ còn từ 300 tấn, thậm chí có ngày chỉ được 100 tấn. Để bù vào số lượng gỗ nguyên liệu thiếu hụt đó, công ty phải tiến hành lập trạm thu mua gỗ nguyên liệu, sau đó công ty sẽ thuê xe vận tải chở đúng tải trọng cho phép về nhà máy. Điều này rất có lợi cho bà con, giảm chi phí đi lại mà thuận tiện trong việc bán gỗ, nhưng rất bất ngờ là UBND huyện Trà Bồng ra một văn bản đi ngược lại văn bản chỉ đạo của tỉnh, thậm chí là đi ngược lại một chủ trương lớn là kiểm soát chặt tải trọng của nhà nước”, ông Lê Văn Lý bức xúc.
Vi phạm luật doanh nghiệp?
Trao đổi với PV về sự việc trên, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Minh Huấn cho rằng, về Luật Doanh nghiệp là không ngăn cấm công ty Hào Hưng đặt trạm thu mua. Mọi doanh nghiệp đều kinh doanh bình đẳng mà pháp luật không cấm. Ông Huấn cũng cho rằng, quy hoạch chung của tỉnh không quy định bán cho ai.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, ông Nguyễn Xuân Bắc khẳng định, đây là chủ trương của huyện không cho Công ty Hào Hưng lập trạm vì thực tế trên địa bàn huyện đã có một doanh nghiệp sản xuất chế biến dăm gỗ, ông Bắc cũng đưa ra lý do việc công ty Hào Hưng đặt trạm thu mua dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, khi được hỏi như thế nào là cạnh tranh không lành mạnh thì ông Bắc không giải thích được.
Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, ông Nguyễn Xuân Bắc.
Vị chủ tịch này cũng cho biết, nguồn nguyên liệu trên địa bàn huyện vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu, ông Bắc đưa ra căn cứ hiện nguồn nguyên liệu chỉ đáp ứng 70% nhu cầu theo báo cáo của Sở KHĐT Quảng Ngãi. Tuy nhiên, không như những gì ông chủ tịch huyện Trà Bồng nói, theo quan sát của PV, hiện nay bà con không chỉ bán cho công ty Nhất Hưng mà đem bán cho các nhà máy khác ở huyện khác, tỉnh khác, vì vậy không thể nói nguôn nguyên liệu chỉ đáp ứng 70% nhu cầu. Nhưng chốt lại ông chủ tịch huyện vẫn khăng khăng khẳng định đây là chủ trương của huyện mà đứng đầu là chủ tịch UBND huyện không thống nhất cho công ty Hào Hưng lập trạm. Trả lời câu hỏi: “Có hay không việc huyện Trà Bồng bảo hộ doanh nghiệp Nhất Hưng?” thì ông Bắc nói: Tôi không trả lời!
Để làm rõ đúng sai trong vấn đề này, PV đã trao đổi với đại diện Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KHĐT tỉnh Quảng Ngãi. Theo đại diện của Sở KHĐT tỉnh Quảng Ngãi, việc UBND huyện Trà Bồng ra văn bản không cho phép đặt trạm là đi ngược lại với bản đăng ký kinh doanh của Phòng đăng ký kinh doanh của Sở này cấp. Vị đại diện phòng đăng ký kinh doanh cho biết: “Đây là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp được quyền kinh doanh mà pháp luật không cấm, huyện không có quyền đòi hỏi các thủ tục khác trái với Luật doanh nghiệp” Vị này cho biết thêm: “huyện làm như thế là không đúng, không hiểu tại sao huyện lại làm vậy”.
“Việc UBND huyện Trà Bồng ra văn bản không cho công ty Hào Hưng lập trạm thu mua gỗ keo nguyên liệu, nhưng lại có nội dung nguồn nguyên liệu chỉ đủ đáp ứng 70% nhu cầu và trên địa bàn có 1 nhà máy chế biến gỗ dăm là công ty Nhất Hưng là giống như một số tỉnh khác ra văn bản yêu cầu chỉ được sử dụng một sản phẩm bia của một công ty, đồng nghĩa với việc người dân chỉ được phép bán cho một công ty duy nhất là…công ty Nhất Hưng”, vị đại diện phòng đăng ký kinh doanh Sở KHĐT Quảng Ngãi còn đưa ra dẫn chứng.
Khi được hỏi về việc UBND huyện Trà Bồng yêu cầu doanh nghiệp Hào Hưng phải nộp các phương án kinh doanh, trong đó có vấn đề kê khai thuế, đại diện Sở KHĐT Quảng Ngãi cho biết: Theo Luật, chi nhánh không cần phải kê khai thuế mà kê khai thuế tại trụ sở chính của công ty, đây là quyền của doanh nghiệp do pháp luật quy định, do vậy đây là đòi hỏi vô lý từ phía chính quyền huyện Trà Bồng.
Như vậy, sự việc UBND huyện Trà Bồng ra văn bản ngăn cản doanh nghiệp lập trạm thu mua vì sợ…”cạnh tranh không lành mạnh” cho thấy có “vấn đề” trong việc ban hành văn bản này, việc này không những làm trái chủ trương của tỉnh mà còn ra văn bản trái Luật, dẫn đến dư luận cho rằng UBND huyện này đang “bảo kê” cho một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này mà “ngăn sông, cấm chợ” các doanh nghiệp khác.
Nguyễn Lập
Theo_Kiến Thức
Tòa chưa xử nhưng đã... thắng kiện
Đó là thắng lợi của 13 hộ dân phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) sau nhiều năm trời đi kiện nhờ vào một văn bản của UBND TP.Hà Nội.
Sau nhiều năm ròng rã khiếu nại, 13 hộ dân tại phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã giành "chiến thắng" khi UBND TP.Hà Nội quyết định tách nhà đất của họ ra khỏi phạm vi giải tỏa của một dự án.
Một mét vuông đất được hai tô phở
Cuối năm 2010, các hộ dân tại tổ 1 cụm dân cư Nam Thăng Long 2, phường Nhân Chính nhận được thông tin về việc đất của họ sẽ bị thu hồi để phục vụ dự án xây dựng tòa nhà hỗn hợp văn phòng cho thuê, dịch vụ công cộng và nhà ở. Dự án này do Công ty CP Đào tạo và Xây lắp điện làm chủ đầu tư.
Đến tháng 11.2011, các hộ dân chính thức nhận được quyết định thu hồi đất của UBND quận Thanh Xuân. Điều đáng nói, từ khi có thông tin về dự án cho đến khi nhận quyết định thu hồi đất, các hộ dân không hề được thông báo cũng như tham gia họp bàn về dự án này. "Bị thu hồi đất nhưng lại không nhận được quyết định thu hồi, phải sau rất nhiều lần yêu cầu, quận mới giao cho chúng tôi quyết định đó" - bà Trần Thị Bình, một trong 13 người có đất bị thu hồi, nói.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Hòa khẳng định: "Từ năm 1990, chúng tôi ở ổn định, không tranh chấp với ai và đều hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, đều có giấy tờ biên nhận nhưng vẫn chưa được cấp giấy đỏ. Đến khi nhận thông báo thu hồi với mức bồi thường 50.000 đồng/m2, cả gia đình tôi mới tá hỏa".
"Thắng kiện" khi đang chờ phiên phúc thẩm
Để bảo vệ quyền lợi của mình, 13 hộ dân đã cùng nhau gõ cửa chính quyền. Họ gửi đơn khiếu nại quyết định thu hồi đất của quận Thanh Xuân đến nhiều cơ quan nhưng không nhận được hồi đáp tích cực nào. Bà Trần Thị Bình tâm sự: "Với chúng tôi, khó khăn lớn nhất chính là sự im lặng của nhiều cơ quan. Cho đến giờ, UBND quận vẫn chưa một lần chính thức lên tiếng hoặc phản hồi gì. Chúng tôi đã cùng nhau tới Sở Quy hoạch-Kiến trúc 18 lần, có lần được tiếp, có lần không".
Bà Trần Thị Bình bên cạnh dãy nhà của các hộ dân tại tổ 1, cụm dân cư Nam Thăng Long. Ảnh: T.P
Khiếu nại không có kết quả, cả 13 hộ dân quyết định kiện UBND quận Thanh Xuân ra TAND quận Thanh Xuân. Thế nhưng trong các phiên xử sơ thẩm gần đây, tòa này lần lượt bác yêu cầu của tất cả các hộ. Các hộ dân tiếp tục kháng cáo đến TAND TP.Hà Nội.
Trong khi TAND TP.Hà Nội chưa xử phúc thẩm thì mới đây, các hộ dân nhận được thông tin: UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND quận Thanh Xuân thông báo chủ trương điều chỉnh ranh giới và quy hoạch dự án nói trên. Theo đó, UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Đào tạo và Xây lắp điện nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch kiến trúc của dự án tòa nhà hỗn hợp theo hướng: Tách diện tích đất thuộc tổ 1 cụm Nam Thăng Long, phường Nhân Chính do các hộ dân đang sử dụng ra khỏi ranh giới khu đất thực hiện dự án để các hộ dân sử dụng và thực hiện việc chỉnh trang theo quy hoạch.
Bà Nguyễn Thị Hòa chia sẻ: "Lúc biết TP ra văn bản, chúng tôi không tin đó là sự thật, quá bất ngờ và quá đỗi vui mừng!". Còn bà Trần Thị Bình thì nói: "Người ta vẫn nói "con kiến đi kiện củ khoai", thế nhưng "những con kiến" như chúng tôi đã giành thắng lợi. Chúng tôi đã đòi lại được nhà, đất theo đúng quy định của pháp luật. Từ khi biết TP có văn bản, chúng tôi cảm thấy cuộc đời thay đổi hẳn, hễ ra khỏi cổng là được người dân chúc mừng...".
Vậy là nỗi vất vả, khó nhọc trong hành trình khiếu kiện của 13 hộ dân cuối cùng đã được đền đáp.
Hiện các hộ dân này chỉ còn chờ nhận quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất của UBND quận Thanh Xuân nữa là xem như "thắng lợi hoàn toàn".
Lòng kiên trì của dân được đền đáp Dự án của chủ đầu tư đã có những sai phạm ngay từ đầu, trong đó điểm mấu chốt nhất là sai về quy hoạch. Theo quy hoạch, khu đất thuộc dự án phải phục vụ cộng đồng, nghĩa là chỉ xây dựng các công trình như nhà văn hóa, công viên... chứ không thể xây khu thương mại. Nếu muốn điều chỉnh, họ phải họp bàn với người dân để họ biết và nêu ý kiến. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã bỏ qua quy trình này. Đây là tài sản, quyền lợi chính đáng của các hộ dân, có người làm cả đời mới được mảnh đất. Vì vậy, họ kiên trì theo đuổi vụ kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Trước sự kiên trì đó, Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã thay đổi và có văn bản gửi tới TP, nhờ đó TP có chủ trương có lợi cho các hộ dân. Luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn Luật sư Hà Nội, người trợ giúp pháp lý cho 13 hộ dân)
Theo_Dân việt
Chưa thanh lý dàn xe khủng của Dũng "mặt sắt" Trong báo cáo gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định tỉnh này chưa ban hành một văn bản chỉ đạo, quyết định nào liên quan đến việc thanh lý, bán phát mại các xe ô tô trong vụ án Dũng "mặt sắt" như các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu. Thực hiện văn...