Huyền ảo ‘Nam thiên đệ tam động’ Địch Lộng
Địch Lộng ở xã Gia Thanh (H.Gia Viễn, Ninh Bình) là một hang động đẹp lung linh, huyền ảo với hệ thống nhũ đá tạo nên hình voi quỳ, ngựa phục…
Động Địch Lộng đã được vua Minh Mạng ban tặng danh xưng “Nam thiên đệ tam động” – động đẹp thứ ba ở trời Nam.
Tương truyền, động Địch Lộng được một tiều phu phát hiện năm 1739. Đến năm 1990, động và chùa Địch Lộng được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.
Động Địch Lộng nằm ở lưng chừng núi Địch Lộng, có độ cao khoảng 80 m so với chân núi. Từ chân núi lên đến cửa động phải leo lên hơn 100 bậc đá.
MINH HẢI
Đứng ở cửa động gió thổi vào nghe vi vu như tiếng sáo, nên người dân đặt tên động là Địch Lộng
MINH HẢI
Video đang HOT
Cổng Tam Quan được xây dựng ở cửa vào động
MINH HẢI
Động gồm 3 hang nối liền nhau. Từ cửa chính của động vào là hang ngoài trời, khu vực thờ Phật; tiếp đó là hang tối và hang sáng.
MINH HẢI
Hang Sáng có nhiều nhũ đá tạo thành hình tượng Phật, voi quỳ, ngựa phục…
MINH HẢI
Hang tối dài và rộng hơn. Nhũ đá trong hang này tạo thành nhiều hình tượng sống động được người dân địa phương đặt như: voi uống nước chum, hùm uống nước vại, khỉ cõng con, bà lão bán thuốc, cây tiền, cây vàng, cây bạc, cây thóc…
MINH HẢI
Nhũ đá trong động còn lấp lánh, màu sắc thay đổi theo ánh mặt trời. Khi dùng đá gõ nhẹ vào nhũ đá thì phát ra âm thanh như tiếng chuông.
MINH HẢI
Dưới chân núi là chùa Địch Lộng và đình đá thờ Lý Quốc Sư, dân gian còn gọi Thánh Nguyễn
MINH HẢI
Động Địch Lộng được vua Minh Mạng ban tặng là “Nam thiên đệ tam động” – động đẹp thứ ba ở trời Nam. Đến năm 1990 động và chùa Địch Lộng được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.
Khám phá 'Nam thiên đệ tam động'
Chùa và động Địch Lộng ở Ninh Bình có tuổi đời gần 500 năm, được mệnh danh là 'Nam thiên đệ tam động'.
Chùa và động Địch Lộng được xây dựng vào năm 1740, ban đầu lấy tên Nham Sơn động Cổ Am tự, sau này đổi thành tên chùa Địch Lộng, có nghĩa là 'sáo núi'. Trong ảnh là phủ Đức Ông ở chân núi Địch Lộng. Ảnh: Đình Minh
Năm 1821, trong một chuyến tuần du ra Bắc Hà, vua Minh Mạng ban tặng 5 chữ 'Nam thiên đệ tam động' cho chùa và động Địch Lộng, nghĩa là động đẹp thứ 3 trời Nam. Trước Địch Lộng, có động Hương Tích ở Hà Nội được phong tặng là 'Nam thiên đệ nhất động', Bích Động ở Ninh Bình là 'Nam thiên đệ nhị động'. Ảnh: Đình Minh
Ở ngay cửa Tam quan phía trước động Địch Lộng có hai tượng Hộ pháp ở hai bên, trên mái vòm phía bên trái của cửa động cách mặt đất 8 mét có treo quả chuông nặng gần một tấn được đúc từ thời nhà Nguyễn. Ảnh: Đình Minh
Động Địch Lộng gồm có ba hang nối liền nhau. Mỗi không gian trong động là một không gian nghệ thuật, hội tụ những tác phẩm chạm khắc tuyệt tác của tạo hóa. Hang ngoài trở thành hang thờ Phật, rồi đến hang Tối, hang Sáng. Hang Sáng có nhiều nhũ đá tạo thành hình tượng Phật, voi quỳ, ngựa phục, sư tử... Ảnh: Đình Minh
Hang Sáng có nhiều nhũ đá tạo thành hình tượng Phật, voi quỳ, ngựa phục, sư tử... Ảnh: Đình Minh
Hang Tối dài và rộng hơn, nhũ đá ở đây tạo thành muôn hình muôn vẻ sống động như voi uống nước chum, hùm uống nước vại, khỉ cỗng con, bà lão bán thuốc, cây tiền, cây vàng, cây bạc, cây thóc... Ảnh: Đình Minh
Điều độc đáo ở hai hang này là những dãy nhũ đá lấp lánh bảy sắc cầu vồng, màu sắc thay đổi theo ánh mặt trời và khi bạn lấy đá gõ vào sẽ nghe lanh lảnh như tiếng chuông. Ảnh: Đình Minh
Ngoài ra, động còn có vẻ đẹp đầy huyền bí, bởi nước trong động từ các nhũ đá đều đặn nhỏ xuống tạo thành một bản nhạc du dương không bao giờ dứt. Ảnh: Đình Minh
Những cột trụ bên trong động Địch Lộng. Ảnh: Đình Minh
Bên trong động, có hàng trăm con dơi trú ngụ trên các vòm đá. Ảnh: Đình Minh
Năm 1990, chùa và động Địch Lộng được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Ảnh: Đình Minh
'Đà Lạt đêm say' - Một hành trình đa trải nghiệm Trong khuôn khổ Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024 đang diễn ra, tối 4/6, Vietravel chi nhánh Lâm Đồng đã cho ra mắt sản phẩm du lịch mới mang tên "Đà Lạt đêm say" - Một hành trình đa trải nghiệm. Trên chuyến tàu hỏa cổ du khách có cơ hội ngắm nhìn màn đêm lung linh...