Huyền ảo ‘Nam thiên đệ nhất động’
Danh xưng Nam thiên đệ nhất động được chúa Trịnh Sâm tặng cho Động Hương Tích (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) trong một chuyến tuần du Sơn Nam vào tháng 3 năm Canh Dần 1770.
Đến nay, tuy có nhiều hang động mới được phát hiện ở Việt Nam nhưng động Hương Tích vẫn luôn nằm trong tốp những động kỳ vĩ nhất trời Nam.
Như miệng rồng ngậm ngọc
Động Hương Tích nằm trong quần thể di tích chùa Hương và là địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm chùa Hương. Núi Hương Tích nằm ở độ cao khoảng 900m so với mực nước biển, trước kia người dân phải leo bộ để lên động nhưng hiện nay đã có dịch vụ cáp treo phục vụ du khách.
Du khách nườm nượp trên suối Yến về chùa Hương trẩy hội vào dịp đầu năm. Ảnh: Minh Hiếu
Theo truyền thuyết dân gian, động Hương Tích là miệng của một con rồng lớn và núi Đụn Gạo trước cửa động chính là lưỡi của con rồng. Còn theo một số câu chuyện khác, Đụn Gạo được ví như viên ngọc nằm trong miệng rồng.
Theo một số thư tịch cổ để lại, có viết rằng, núi Hương Tích nằm ở phía tây núi Tuyết Sơn theo khe suối đi ngược lên và leo nhiều tầng núi mới vào đến động. Cảnh đẹp như quỷ thần tạc rất khéo, xứng đáng động đẹp nhất miền Nam Hải.
Bến Đục – nơi bắt đầu của suối Yến để lên thuyền vào chùa Hương
Lối vào sâu trong động có hai ngách cân đối dài khoảng 50m. Ngay lối vào bên trái hiện vẫn còn bút tích “Nam thiên đệ nhất động” của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm như một sự khẳng định về vẻ đẹp huyền ảo của động Hương Tích.
Trong động có nhiều khối thạch nhũ, măng đá sừng sững được người dân hình tượng hóa như núi cô, núi cậu, cây vàng, con trâu, con lợn, bầu sữa mẹ…. Phía bên trần phải còn có chín nhũ đá như chín con rồng chầu vào một khối đá nhô lên từ mặt đất, được dân gian gọi là cửu long tranh châu.
Suối Yến là con đường duy nhất để đi vào chùa Hương từ bến Đục
Còn nhũ đá bầu sữa mẹ từng có một nhà thơ lấy cảm xúc và viết nên những vần thơ ngọt ngào: “Dòng sữa mẹ thước nào đo được/Nuôi bao năm mơ ước con khôn/Nắng mưa dầu dãi sớm hôm/ Bốn mùa ấp ủ cho con bốn mùa”…
Chúa Trịnh Sâm còn làm bài thơ “Chơi động Hương Tích” ca ngợi vẻ đẹp của động đẹp nhất trời Nam : Kìa kìa quy phượng phong kinh bối/Nọ nọ lân long lắng giáo thiền/Cảnh lạ thú mầu khôn xiết kể/Thanh kỳ đệ nhất chốn Nam thiên.
Video đang HOT
Những năm gần đây có rất nhiều du khách nước ngoài ghé thăm chùa Hương
Ngoài những gì mà thiên nhiên ban tặng cho động Hương Tích thì còn có những đồ cung tiến của Phật tử rất tinh tế như chiếc bệ đá hoa sen, bóng góc có hình người đóng khố đang giơ tay lên cao như đỡ lấy bệ. Bệ sen đá này do hai bà phi tần thời Lê Trung hưng cung tiến nhưng không ghi rõ ai.
Các pho tượng đồng trên Tam bảo do gia đình bà Trịnh Thị Ngọc Du công đức năm 1705. Đến năm 1767, gia đình quan Tả đô đốc Vũ Đình Trác cùng phu nhân Nguyễn Thị Tân đã công đức pho tượng Phật Bà Quán Thế Âm hiện đang được đặt ở giữa tam bảo. Có hai câu thơ tả về pho tượng Quan Âm là: Thần thông bỗng nhập vào tay khắc/Tạc vẻ từ bi đẹp lạ thường…”
Chinh phục động Hương Tích
Theo lời kể của những bậc cao niên trong xã Hương Sơn, động Hương Tích xưa không có ai biết đến, mãi đến khi hòa thượng Vân Thủy Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang chân nhân đến trụ tại chùa Thiên Trù, sau đó hòa thượng cùng 2 vị cao tăng đã phát hiện ra vào khoảng thế kỷ XV. Đến năm 1868, động Hương Tích bắt đầu thờ Phật và được dân gian gọi là chùa Trong.
Chỉ mất 10 phút di chuyển bằng cáp treo du khách đã lên đến động Hương Tích
Du khách sẽ đi bộ thêm 120 bậc đá nữa để xuống động Hương Tích
Tuy nhiên trước khi thờ Phật, theo nhiều câu chuyện dân gian khác, động Hương Tích là nơi tu hành của công chúa Diệu Thiện con của vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm. Vua có 3 cô công chúa, hai cô chị đã lấy chồng nhưng các phò mã không quan tâm việc nước. Vua rất buồn và bắt cô công chúa thứ 3 lấy một phò mã tài giỏi để sau này nối ngôi. Nhưng công chúa chỉ muốn xuất gia. Sau đó nhà vua đã dùng nhiều cách để ngăn cản nhưng nàng rất kiên định. Cuối cùng, công chúa được Phật Tổ Như Lai chỉ cho vào động Hương Tích để tu.
Để vào đến động Hương Tích, du khách trước kia phải “trèo đèo, lội suối” tương đối vất vả. Con đường duy nhất dẫn từ bến Đục đi vào đến chùa Thiên Trù là đi thuyền trên suối Yến. Hầu hết du khách đều ghé thăm đền Trình ngay tại đầu suối Yến trước khi được nhẹ nhàng lướt trên mặt suối dài 4km vãng cảnh.
Đụn Gạo được ví như viên ngọc quý nằm trước miệng rồng
Quần thể khu di tích chùa Hương còn rất nhiều ngôi chùa khác như chùa Thanh Sơn, chùa Hinh Bồng, chùa Giải oan… đều là những ngôi cổ tự linh thiêng bên cạnh chùa Thiên Trù. Sau khi lễ Phật tại các chùa dưới chân núi xong, du khách có thể sử dụng dịch vụ cáp treo hoặc leo núi đá để đến với động Hương Tích.
Những nhũ đá đẹp như trong tranh ở động Hương Tích. Anh: Richard Mortel
Ban thờ Phật nằm sâu trong động còn được gọi là chùa Trong. Ảnh: Richard Mortel
Dịch vụ cáp treo hiện này cả chiều đi và chiều về là 220.000 đồng và chỉ phải đi trong 10 phút. Tuy nhiên, leo bộ cũng là một trải nghiệm rất thú vị để đến với động Hương Tích do độ cao cũng ở mức vừa phải. Bên cạnh đó leo bộ còn giúp du khách tham quan các gian hàng đồ lưu niệm, sản vật của vùng núi đá Hương Sơn… đồng thời leo bộ cũng là cách để đo sự dẻo dai và kiên trì của du khách.
Dịp đầu năm có hàng vạn du khách ghé thăm động Hương Tích
Quẩn thể di tích Hương Sơn (chùa Hương) được xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 1962 và đến năm 2017, quần thể di tích Hương Sơn được xếp hạng là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt. Ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm là ngày khai hội chùa Hương và kéo dài trong 3 tháng, đây là lễ hội kéo dài nhất ở nước ta thu hút khoảng 1 triệu lượt khách du lịch ghé thăm mỗi mùa.
Mỗi một nhũ đá lại được hình tượng hóa theo dáng hình như núi cô, núi cậu
Nhũ đá cột trụ trời nối liền từ trần động đến mặt đất
Để di chuyển đến động Hương Tích từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển bằng xe máy theo quốc lộ 21B từ Hà Đông khoảng 40km rồi rẽ phải vào đường DT74 và đi khoảng 10km đến địa phận làng Đục Khê và bắt đầu hành trình vãn cảnh chùa Hương. Một sự lựa chọn khác, du khách có thể men theo dòng sông Đáy, chiêm ngưỡng cảnh núi sông trước khi đến địa điểm làng Đục Khê và lên thuyền xuôi dòng suối Yến mộng mơ. Du khách sẽ đi bộ thêm 120 bậc đá nữa để xuống động Hương Tích
Núi Bà Đen Chốn linh thiêng tìm về
Chỉ cần lên Google, gõ vào thanh tìm kiếm cụm từ 'Núi Bà Đen', có khoảng 13.800.000 kết quả hiển thị trong vòng 0,4 giây.
Theo báo cáo của Google, số lần tìm kiếm về núi Bà Đen trung bình hằng tháng từ đầu năm 2023 đến nay lên đến hàng triệu lượt, tăng 900% so với cùng kỳ năm trước đó, và vượt hơn hẳn so với nhiều điểm đến tâm linh nổi tiếng trên cả nước.
Quần thể tâm linh kỳ vĩ kết nối mạch nguồn linh khí với chùa Bà ở lưng chừng núi.
Sau chuyến hành trình lần đầu đến đỉnh núi Bà Đen, Thượng tọa Thích Thiện Thức - Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tây Ninh xúc động nói: "Quần thể chùa Bà trên núi Bà Đen chính là một thánh tích, trực giác của tôi mách bảo, nơi đây rất linh thiêng và nhiệm màu". Quả đúng vậy, núi Bà Đen có độ cao 986 m, là ngọn núi linh thiêng, cao bậc nhất trong vùng Đông Nam Bộ với một hệ thống chùa, am, động, miếu và các công trình tâm linh độc đáo. Quần thể chùa Bà gồm 6 ngôi chùa trải dài từ chân lên đến lưng chừng núi Bà Đen.
Nằm ngay dưới chân núi là chùa Linh Sơn Phước Trung (còn gọi là chùa Trung); sau đó đến chùa Long Châu Phước Trung; Linh Sơn Tiên Thạch Tự (chùa Bà) cũng là ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống các chùa tại núi Bà Đen, được hình thành từ thế kỷ XVIII nằm ở lưng chừng núi ở độ cao 350 m gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu được tôn là Bồ tát, là biểu tượng tín ngưỡng của người dân Nam Bộ; chùa Linh Sơn Hòa Đồng (chùa Hòa Đồng), ngôi chùa nằm biệt lập ở một góc núi Bà Đen.
Thượng tọa Thích Thiện Thức nói: "Giới đàn được tổ chức trong quần thể chùa Bà, nơi mang nhiều vẻ đẹp về lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Đặc biệt, nơi này cũng là một dữ kiện cho sự phát triển du lịch tâm linh, nét đẹp văn hóa, nét đẹp về Phật giáo Việt Nam".
Trên quảng trường rộng lớn nằm ở đỉnh núi, nơi các Phật tử, sư thầy và khách hành hương nghiêm trang chiêm bái trụ kinh Bát Nhã cao hơn 20 m, khắc 12.000 chữ Tây Tạng dát vàng. Với người tu hành, kinh Bát Nhã là ngọn đuốc soi sáng con đường giác ngộ. Các giới tử tham quan khu trưng bày các phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo, trong đó có nhiều pho tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Các tăng ni, phật tử tìm hiểu và khám phá về sự hình hành vũ trụ trong quan niệm của Phật giáo thông qua công nghệ chiếu phim 3D mapping với các thiết bị trình chiếu, âm thanh hiện đại.
Đây cũng là nơi thường diễn ra lễ dâng hoa đăng nguyện cầu cho sự bình an và quốc thái dân an trong những lễ hội lớn của Phật giáo, như Rằm tháng Giêng, Lễ Phật đản, Lễ Vu Lan... Hoạt động dâng đăng rất ý nghĩa này thu hút đông đảo Phật tử, du khách yêu thích, sẵn sàng nán lại vào buổi tối để thực hành nghi lễ viết lời cầu nguyện của mình dành lên các ngọn hoa đăng.
Hàng ngàn ngọn đèn đăng lung linh thắp sáng khắp đỉnh núi ảo trong mây tạo nên một không gian vô cùng huyền diệu và thiêng liêng dành cho du khách. Sau mỗi đêm dâng đăng, các ngọn đèn đăng với lời nguyện ước sẽ được ban tổ chức làm lễ hóa nguyện, dâng lên Chư Phật, Chư Bồ Tát, ngưỡng mong những ước cầu sẽ thành hiện thực.
Đặc biệt, mọi người sau đó sẽ hành lễ trước xá lợi Đức Phật Thích Ca, an tọa trang trọng trong bảo tháp lưu ly hai tầng, trong trung tâm triển lãm Phật giáo, dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Đây là ngọc xá lợi của Đức Phật do Liên đoàn Phật giáo thế giới tại Bồ Đề đạo tràng Ấn Độ trao tặng Việt Nam vào năm 2014, được chùa Thiên Hưng (tỉnh Bình Định) cúng dường.
Núi Bà Đen càng huyền ảo khi đêm xuống bởi được thắp sáng bằng công trình ánh sáng nghệ thuật hiện đại nhất Việt Nam.
Điểm nhấn được cho là linh thiêng nhất trên đỉnh núi Bà Đen ngày nay là một quần thể tâm linh kỳ vĩ kết nối mạch nguồn linh khí với chùa Bà ở lưng chừng núi. Tượng Phật bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng trên đỉnh núi cao nhất châu Á đến nay được xem là biểu tượng linh thiêng của núi Bà Đen. Tay trái tượng Phật cầm bình cam lộ đang dốc xuống, tượng trưng cho ban phát phước lành, cứu rỗi chúng sinh khỏi khổ đau.
Tay phải Phật Bà nâng lên bắt quyết Giáo hóa ấn Karana Mudr, mang ý nghĩa lìa xa ác nghiệp. Hoa văn, họa tiết của đài sen được phỏng theo cánh sen kép trong tượng Phật thời Lê, với tạo hình đám mây và ba giọt nước, tượng trưng cho lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa.
Ngay dưới chân tượng Phật là khu triển lãm Phật giáo rộng lớn, nhìn từ xa tựa một tòa sen khổng lồ đang bừng nở nâng đỡ tượng Phật Bà ẩn hiện giữa mây trời. Mỗi tầng của tòa sen lại mở ra một hành trình xuyên suốt hàng ngàn năm Phật Pháp theo cách trước nay chưa từng có, với rất nhiều phiên bản mô phỏng các tác phẩm Phật giáo kinh điển của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, tại khu vực Đại sảnh mái vòm tầng 1, du khách lần đầu tiên được "xuyên không" vào thế giới riêng của Phật giáo, từ nơi nhụy sống đầu tiên nảy mầm cho đến khi chúng sinh được phổ độ bởi đức Phật.
Và với rất nhiều người, một nắm đất hay một chút nước từ khe suối trên đỉnh núi đều ẩn chứa khí thiêng của huyệt đạo này. Theo Hòa thượng Thích Niệm Thới (Pháp chủ chùa Bà tại núi Bà Đen), khe suối trên núi Bà Đen được cho là có chứa vàng (vàng non), và rất nhiều người lên núi múc nước suối uống hoặc mang về. "Nhiều người tin rằng mang nước khe suối tại núi Bà Đen về nhà chính là mang về tài lộc, may mắn và sức khỏe", ông nói.
Vì những huyền tích gắn liền với núi Bà Đen, mỗi năm, có hàng triệu người từ khắp các tỉnh thành, đặc biệt là vùng miền Nam về đây hành hương, chiêm bái. Ngay dưới chân núi vào những ngày Tết hoặc Rằm tháng Giêng, rất nhiều người chọn ngủ lại, phần để sáng hôm sau có thể lên đỉnh núi thật sớm, phần để cầu may mắn cho cả năm. Những ngày cuối tuần trong tháng Giêng, những đoàn xe kéo dài suốt từ Trảng Bàng đến chân núi là chuyện thường thấy. Họ đều có chung một hành trình là đến du xuân chiêm bái cầu an ở núi Bà.
Bên cạnh những công trình đưa vào hoạt động từ những năm trước như nhà ga cáp treo, hệ thống cáp treo lên đỉnh núi và chùa Hang, quảng trường ở chân núi... Tết Giáp Thìn năm nay, Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen có thêm nhiều công trình mới trên đỉnh núi. Đồ sộ nhất, đại tượng Phật Di Lặc khổng lồ có chiều cao 36 m, chiều rộng lớn nhất 45 m, diện tích bề mặt tượng 4.651 m2, nặng 5.112 tấn... sẽ được chính thức khai quang và an vị vào ngày 28/01/2024.
Tôn tượng được tạo hình theo một phương thức đặc biệt chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang. So với những bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên thế giới được kiến tạo từ đá, cả về chiều cao và trọng lượng, Đại tượng Phật Di Lặc tại Núi Bà Đen là bức Tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới. Được tạo tác ở tư thế ngồi trên thác nước chảy tràn với khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ, hình tướng mập mạp, cổ đeo tràng hạt, mắt hướng về phía Đông nơi mặt trời mọc như hướng về tương lai, đại tượng Phật Di Lặc trở thành một biểu tượng của niềm vui và hạnh phúc trên đỉnh núi Bà Đen linh thiêng.
Lễ khai quang còn là dịp để Phật tử và du khách được chiêm ngưỡng Cầu Ước - cây cầu tâm linh đặc biệt là nơi để du khách chiêm bái tượng Phật Di Lặc và ngắm bao quát toàn cảnh vùng đồng bằng và hồ Dầu Tiếng mênh mông từ trên cao. Phía sau lưng và bao quanh tượng Di Lặc Bồ Tát là thác nước nhân tạo khổng lồ cao hàng đầu châu Á với chiều cao 35 m, tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ và nhiệm màu trên đỉnh núi Bà Đen.
Đứng dưới thác nước, đi trên Cầu Ước, chiêm bái tượng Di Lặc Bồ Tát - vị Phật tượng trưng cho Hỷ, Xả đang nở nụ cười hoan hỉ - đây sẽ là hành trình kiếm tìm hỷ lạc và chạm tới hạnh phúc đích thực của du khách. Du khách sẽ có dịp chiêm bái tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn trên đường đến ngôi chùa này; chùa Linh Sơn Long Châu (chùa Hang) và chùa Quan Âm. Đặc biệt, quần thể công trình tâm linh độc đáo trên đỉnh núi vừa mang nét hiện đại, vừa mang nét cổ kính khiến những ai đến chiêm bái cũng rất ấn tượng.
Vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của núi Sáng - thác Bay Đỉnh núi Sáng cao 640m so với mặt nước biển, gồm hàng chục ngọn núi to, nhỏ hợp thành một quần thể núi tạo thành một dãy dài gọi là dãy Sáng Sơn, nằm ở địa phận 2 xã Đồng Quế và Lãng Công, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc). Thác Bay. Khu núi Sáng tiếp liền với di chỉ khảo cổ học thời...