Hủy tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với nguyên Tổng giám đốc Vifon.
Sau gần 1 tuần xét xử và nghị án, chiều ngày 19/5, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tuyên án trong vụ sai phạm xảy ra tại công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm (tức công ty Vifon).
Xét thấy còn nhiều vấn đề chưa rõ về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Vifon) và bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó tổng giám đốc công ty Vifon) nên HĐXX đã chấp nhận hủy một phần bản án sơ thẩm giao hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ về tội danh này.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án
HĐXX cũng bác toàn bộ kháng cáo kêu oan đối với bị cáo Nguyễn Thanh Huyền về tội “tham ô tài sản” và tuyên phạt bị cáo 20 năm tù về tội danh này. Tòa tuyên phạt 15 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Bi về tội “ cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đồng thời, HĐXX còn chấp nhận kháng cáo, tuyên giảm hình phạt cho bị cáo Dương Thị Mẫn từ 7 năm tù xuống còn 5 năm tù về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với lý do bị cáo bị bệnh, hoàn cảnh gia đình neo đơn, không ai chăm sóc. Tòa bác toàn bộ các kháng cáo, tuyên y án bị cáo Đàm Tú Liên 8 năm tù, Ka Thị Thu Hồng 7 năm tù.
Video đang HOT
Nguyên Tổng giám đốc công ty Vifon – Nguyễn Bi tại tòa
Tòa còn bác kháng cáo của nguyên đơn dân sự là công ty Vifon về yêu cầu bồi thường 9,8 tỷ đồng cho công ty này. Trước đó, đại diện công ty Vifon cho rằng phần lớn, số tiền bị chiếm đoạt là tài sản của công ty. Việc tòa sơ thẩm cáo buộc bị cáo Huyền trả cho Nhà nước là không đúng, do đó Vifon đòi bị cáo Huyền phải bồi thường cho công ty này. Với yêu cầu kháng cáo phía Vifon, xét thấy khoản 9,8 tỷ đồng là khoản tiền Huyền chiếm đoạt của Nhà nước nên buộc bị cáo Huyền giao nộp lại số tiền trên cho Nhà nước là đúng.
Cũng theo tòa, mặc dù phía Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã từ chối là nguyên đơn dân sự và không yêu cầu bồi thường. Điều này không có nghĩa là Nhà nước không bị thiệt hại. Tòa khẳng định, Nhà nước có bị thiệt hại tức là có tội “tham ô”. Do đó không có cơ sở để chấp nhận đơn kêu oan của bị cáo Huyền nên tòa bác đơn. Ngoài ra Tòa còn kiến nghị giám đốc thẩm xem xét lại khoản tiền 65.000 USD
Riêng các bị cáo Ka Thị Thu Hồng và Đàm Tú Liên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các bị cáo đã giúp sức cho Huyền chiếm đoạt số tiền trên. Hành vi của các bị cáo còn cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tòa sơ thẩm đánh giá đúng tính chất mức độ phạm tội của các bị cáo. Do đó, các bị cáo xin giảm nhẹ là không có căn cứ nên không chấp nhận.
Được biết vào tháng 11/2013, TAND TP Hồ Chí Minh đã xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Huyền 30 năm tù về tội “tham ô tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Nguyễn Bi bị xử phạt 22 năm tù về các tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đàm Tú Liên (nguyên Kế toán trưởng) 8 năm tù, Dương Thị Mẫn (nguyên Kế toán thanh toán) và Ka Thị Thu Hồng (nguyên Thủ quỹ) , mỗi bị cáo bị phạt 7 năm tù cùng về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngoài trách nhiệm hình sự, HĐXX còn tuyên buộc bị cáo Huyền phải bồi thường cho Bộ Công thương 9,8 tỉ đồng và 1,37 tỉ đồng cho công ty Vifon; bị cáo Bi bồi thường cho Vifon gần 2,3 tỉ đồng.
Theo ANTD
Ngày 12.12, xét xử vụ án "tham ô", "cố ý làm trái" tại Vinalines
Theo lịch xét xử của TAND TP.Hà Nội, ngày 12.12 sẽ đưa vụ án hình sự Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, nguyên Chủ tịch HĐTV Vinalines và đồng phạm phạm tội "tham ô", "cố ý làm trái" tại Vinalines ra xét xử sơ thẩm.
Dương Chí Dũng và ụ nổi 83M.
Bị cáo Dương Chí Dũng bị cáo buộc về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng trong việc lập, phê duyệt dự án NM sửa chữa tàu biển phía nam với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng.
Bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm cũng bị cáo buộc đã cố ý làm trái trong việc quyết định đầu tư, tổ chức đấu thầu, khảo sát, ký hợp đồng, thông quan, nhập khẩu, thanh toán hợp đồng mua ụ nổi 83M gây thiệt hại gần 400 tỉ đồng để tham ô, chiếm đoạt 1,6 triệu USD của Nhà nước.
Riêng trong thương vụ mua ụ nổi 83M, ông Dương Chí Dũng được chia 10 tỉ đồng tiền tham ô; ông Mai Văn Phúc - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, nguyên TGĐ Vinalines - được chia 10 tỉ đồng.
Theo Laodong
Nguyên Tổng giám đốc Vifon lãnh 22 năm tù Ngày 27.11, Hội đồng xét xử sơ thẩm của TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Vifon) 22 năm tù về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Các bị cáo tại...