Hủy quyết định xóa bỏ chợ, tiểu thương phấn khởi
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định cho phép tiếp tục duy trì hoạt động, bổ sung quy hoạch, xây dựng chợ Nhà Đỉn, phường Hưng Dũng (TP Vinh) vào mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh. Hằng trăm tiểu thương phấn khởi trước quyết định “hợp lòng dân” này.
Như Dân trí đã phản ánh, ngày 7/2/2013, sau khi xem xét đề nghị của UBND phường Hưng Dũng và UBND TP Vinh, Sở Xây dựng Nghệ An có tờ trình số 202/SXD-QHKT gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng trụ sở làm việc và cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm đồ Da của Công ty Cổ phần Da Vinh tại khu vực chợ Nhà Đỉn, phường Hưng Dũng (TP Vinh).
Tiểu thương phấn khởi vì chợ sẽ không bị xóa bỏ
Tiếp đó, ngày 25/2/2013, UBND tỉnh Nghệ An có công văn số 1087/UBND.CNTM giao cho UBND TP Vinh thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chợ Nhà Đỉn. Ngày 11/3/2013, UBND TP Vinh có công văn số 848/UBND-PTQĐ gửi UBND phường Hưng Dũng và Trung tâm phát triển Quỹ đất thành phố làm việc với các hộ gia đình, cá nhân để thanh lý, chấm dứt hợp đồng đối với các hộ gia đình, cá nhân thuê mặt bằng, ki-ốt kinh doanh.
Ngày 14/3/2013, UBND phường Hưng Dũng thông báo cho các hộ kinh doanh ở chợ Nhà Đỉn chấm dứt hợp đồng kinh doanh đến ngày 31/3/2013, chủ động bố trí địa điểm kinh doanh mới, giải quyết hàng hóa, bàn giao quầy ốt, mặt bằng khu vực chợ Nhà Đỉn, trả lại mặt bằng chợ để UBND TP Vinh giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc và cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm đồ Da.
Trong buổi tiếp dân chiều ngày 22/3/2013 với các tiểu thương, ông Thái Thanh Hà – Chánh văn phòng UBND, HĐND TP Vinh đã cho rằng “chợ Nhà Đỉn không phải là…chợ!” và trong quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng TP Vinh đến năm 2020 sẽ xóa bỏ chợ Nhà Đỉn.
Quyết định thanh lý hợp đồng và xóa bỏ chợ Nhà Đỉn đột ngột trên đã khiến hàng trăm tiểu thương kinh doanh, buôn bán ổn định tại đây hơn 17 năm qua “lao đao” và tìm các cơ quan chức năng, báo chí để “kêu cứu”.
Video đang HOT
Sau khi xem xét những kiến nghị của các tiểu thương và những vấn đề báo Dân trí phản ánh, ngày 24/9/2013, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn số 6679/UVND-CNTM gửi Sở Công thương và UBND TP Vinh trong đó yêu cầu dừng thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 1087/UBND.CNTM ngày 25/2/2013 và cho phép tiếp tục duy trì hoạt động chợ Nhà Đỉn.
UBND tỉnh Nghệ An cũng giao cho Sở Công thương chủ trì phối hợp với UBND TP Vinh và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung chợ Nhà Đỉn vào quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 (làm rõ quy mô cấp và loại chợ).
“Sau khi được bổ sung vào quy hoạch phát triển chợ, giao cho UBND TP Vinh có phương án xã hội hóa để thu hút đầu tư nâng cấp, cải tạo chợ theo đúng cấp và loại chợ được phê duyệt, đảm bảo các điều kiện về PCCC, môi trường, an toàn thực phẩm, giao thông khu vực và quy hoạch, tương xứng với chợ của đô thị loại 1; đồng thời đề xuất mô hình tổ chức quản lý và khai thác chợ theo đúng quy định hiện hành”, công văn do UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ.
Quyết định cho phép tiếp tục duy trì hoạt động, bổ sung quy hoạch, xây dựng chợ Nhà Đỉn của UBND tỉnh Nghệ An
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Phúc Trang, Phó Chủ tịch UBND phường Hưng Dũng cho biết, chợ Nhà Đỉn được xây dựng từ năm 1996 và được cải tạo lại vào năm 2004. Từ trước đến nay phường vẫn xem đây là chợ thứ 2 của phường chứ không phải là “chợ tạm” (?). Hàng tháng phường đều thu phí, thuế kinh doanh của các ki-ốt và các tiểu thương buôn bán trong chợ.
“Sau khi nhận được quyết định của UBND tỉnhcho phép tiếp tục duy trì hoạt động chợ Nhà Đỉn, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát lại và tái ký hợp đồng với các tiểu thương từ tháng 10. Thời gian tới, phường sẽ phối hợp với UBND thành phố và các Sở ngành cải tạo, nâng cấp chợ theo quy hoạch để tạo điều kiện cho các tiểu thương ở đây kinh doanh, buôn bán ổn định lâu dài”, ông Trang nói.
Chúng tôi quay trở lại chợ Nhà Đỉn vào buổi xế trưa, không khí mua bán tại đây vẫn diễn ra tấp nập. Các tiểu thương phấn khởi sau khi biết được chợ Nhà Đỉn sẽ không bị xóa bỏ. “Bây giờ chúng tôi chỉ mong phường, thành phố sớm quy hoạch, cải tạo lại chợ để chúng tôi buôn bán ổn định, không phải sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng nữa”, chị Nguyễn Thị Yến – một tiểu thương tâm sự.
Doãn Hòa – Nguyễn Duy
Theo Dantri
Xài tiền thuế của dân có trách nhiệm mới là thương dân!
Ngân sách bội chi, để giảm chi, cần phải cắt hàng loạt các khoản tiêu xài lãng phí mà nói như TS. Lê Đăng Doanh là với tốc độ chi tiêu thường xuyên lớn như vậy thì không có túi tiền của quốc gia nào chịu đựng nổi.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Bộ Tài chính thấy chuyện túi tiền quốc gia đang bị lâm vào cảnh "miệng ăn núi lở", nên đã khẩn cấp có văn bản gửi các ngành, địa phương, đưa ra một loạt biện pháp cắt giảm chi tiêu.
Cụ thể: Lùi thời gian thực hiện mua xe công, cắt giảm chi phí điện nước, văn phòng phẩm. Công văn của Bộ Tài chính còn "chỉ đạo" những chuyện khai thác công nghệ thông tin để hạn chế in ấn, photo giấy tờ và yêu cầu tận dụng giấy in 2 mặt để tiết kiệm.
Càng nghĩ càng đau đầu. Các cơ quan nhà nước có cả bộ máy cán bộ đạo cao đức trọng, bằng cấp đầy mình. Vậy mà phải chỉ cho cách giảm chi tiêu, phải đề nghị tiết kiệm nước, điện và giấy in tài liệu. Chuyện ra khỏi phòng phải tắt điện là quá bình thường, đứa trẻ con cũng được dạy dỗ như vậy. Ai ngờ, nó lại nằm trong một công văn cấp bộ gửi cho các ngành và địa phương. Đau quá!.
Công văn yêu cầu tăng cường họp trực tuyến, kiên quyết cắt giảm hội họp. Hạn chế lễ tổng kết, khởi công, khánh thành...
Lại đau đầu thêm một chuyện. Thời đại thông tin, cơ quan nào cũng được trang bị máy móc hiện đại, cán bộ nhân viên nào cũng máy tính bàn, laptop, iPad. Nhiều địa phương trang bị iPad cho các ông hội đồng để các vị làm việc hiệu quả, giúp dân giúp nước để "tốc độ" hơn. Các cơ quan cũng toàn trí thức bậc thầy, tiến sĩ, thạc sĩ nhiều như nấm, vậy mà không triển khai họp trực tuyến được, phải máy bay vi vu, xe hơi vù vù, khách sạn sang trọng. Bộ Tài chính nhắc nhở một việc tầm thường như vậy cũng rất khổ tâm. Nhưng không thể không làm.
Một chuyện còn đau đầu hơn, Bộ Tài chính cấm triệt để việc kết hợp công tác nước ngoài để đi du lịch. Đoàn đi phải gọn nhẹ, tiết kiệm, không tổ chức đón tiếp tốn kém. Đọc qua chỉ đạo thấy rất hợp lý, rất đúng. Nhưng suy nghĩ kỹ sẽ thấy rất lạ. Lạ là ở chỗ, những người được cử đi công tác nước ngoài đều là cán bộ lãnh đạo, quan chức nhà nước. Ấy vậy mà phải dặn dò họ những chuyện mà đáng ra họ là những người phải dạy cho cộng đồng những điều đó.
Cán bộ lãnh đạo, quan chức mà không biết rằng cần phải tiết kiệm từng đồng tiền thuế của dân hay sao, lại không biết rằng không nên lấy tiền thuế của dân mà đi du lịch hay sao mà đến hôm nay Bộ Tài chính phải có công văn chỉ vẽ cho. Ngán ngẩm.
Sẽ còn ngán ngẩm và đau đầu hơn, nếu như sau khi công văn của Bộ Tài chính ban hành, mọi chuyện vẫn đâu vào đấy. Xe công vẫn cứ xài thoải mái, du lịch nước ngoài dưới cái mác tham quan học tập, họp hành vẫn liên miên với tàu bay và khách sạn đắt tiền...
Tiến sĩ đầy cơ quan nhưng không biết cách họp trực tuyến, vân vân và vân vân.
Xài tiền thuế của dân có trách nhiệm mới là thương dân thưa quý vị!
Theo Dân trí
Thương lái Trung Quốc lại làm rối loạn ngành tôm! Việc thu gom mua tôm nguyên liệu với giá cao của thương lái Trung Quốc lên đến 100 tấn/tỉnh/ngày đã khiến các doanh nghiệp thủy sản trong nước lao đao. Không những vậy,còn bơm chích tạp chất có mục đích, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh tôm Việt Nam. Trong nỗ lực xây dựng hình ảnh tôm Việt Nam trên thương trường quốc...