“Hủy” dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam
Sẽ không có đường sắt cao tốc Bắc – Nam như kế hoạch trước đây. Thay vào đó, bên cạnh tuyến đường sắt thống nhất hiện hữu sẽ có thêm một tuyến đường sắt tốc độ cao được xây mới hoàn toàn với khổ 1.435mm, điện khí hoá, tốc độ chạy tàu 160 – 200km/h.
Đó là quan điểm của bộ trưởng bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng khi “chốt” lại cuộc họp thông qua “Báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu lập dự án đường sắt tốc độ cao các đoạn Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang” do cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua.
Cải tạo = xây mới?
Sau hơn một năm nghiên cứu, khảo sát thực tế, các chuyên gia tư vấn của JICA đã khẳng định, đến năm 2030, lượng hành khách trên hành lang vận tải Bắc – Nam sẽ tăng khoảng 3 lần và lượng hàng hoá tăng 2,7 lần. Vì thế, nếu cứ “chạy” theo hướng cải tạo đường sắt đơn hiện tại, vận tải đường sắt sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu.
Theo các chuyên gia của JICA, xét về góc độ kỹ thuật, với khổ đường sắt đơn 1m và 1,067m như hiện có, ngay cả khi tiến hành mở rộng bán kính đường cong lên 2.000m ở 1.500 vị trí và bố trí đường ngang khác mức ở hơn 2.000 vị trí, thì phương án đẩy tốc độ chạy tàu lên 200km/h là không khả thi.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia của JICA, xét về góc độ kỹ thuật, với khổ đường sắt đơn 1m và 1,067m như Việt Nam hiện có, việc tăng tốc độ của tàu lên 200km/h là không khả thi. Ảnh: Nguyễn Văn
Tính toán của JICA cho thấy, do phải đổi mới toàn diện hệ thống công trình điện, tín hiệu, đầu máy – toa xe, nên để chạy tàu tốc độ 200km/h trên nền đường sắt cũ thì mức đầu tư sẽ vào khoảng 40 tỉ USD. “Đây là chi phí gần như ngang với chi phí cho việc xây dựng một tuyến đường sắt mới có tốc độ chạy tàu tương đương”, các chuyên gia của JICA ước tính.
Liên quan tới những nghiên cứu của JICA, bộ trưởng Đinh La Thăng đã đồng ý giao tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức nghiệm thu báo cáo, trên cơ sở đó, JICA công bố độc lập về báo cáo này, đồng thời giao các cơ quan tham mưu, tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu dự án và dự kiến phân kỳ đầu tư.
Đối với tuyến đường sắt hiện có, lãnh đạo bộ GTVT đồng ý sẽ giữ nguyên như hiện tại và cải tạo, nâng cấp ở mức đưa tốc độ bình quân chạy tàu lên khoảng 90km/h đối với tàu khách và 60km/h đối với tàu hàng.
Có thể thấy, về cơ bản, quan điểm này của bộ GTVT khá trùng khớp với hai phương án (A1 và A2) – tận dụng khổ đường sắt đơn 1m do tư vấn JICA đề xuất.
Hai đoạn cao tốc
Đối với kịch bản xây dựng hai tuyến đường sắt cao tốc ưu tiên là Hà Nội – Vinh (dài 280km) và TP.HCM – Nha Trang (dài 360km), đoàn nghiên cứu của JICA cho rằng hai tuyến này sẽ khả thi về kinh tế vào khoảng năm 2030, với tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) đạt 12%. Tổng chi phí đầu tư của hai tuyến đường ưu tiên này là 21,4 tỉ USD, bằng 6,3% GDP của Việt Nam vào năm 2030. Trong đó, các chuyên gia từ JICA đề xuất xây dựng trước hai đoạn tuyến chạy thử là Ngọc Hồi – Phủ Lý (khoảng 45km) và Thủ Thiêm – Long Thành (khoảng 36km) với tốc độ chạy tàu 320km/g. Kinh phí để làm hai đoạn chạy thử vào khoảng 3,2 tỉ USD.
Liên quan đến cải tạo đường sắt hiện có, tính toán của JICA cho thấy để nâng cao năng lực vận tải cho đường sắt đơn, đảm bảo chạy tàu khách 90km/h và 60km/h với tàu hàng, để bảo đảm hoạt động của 25 đôi tàu mỗi ngày trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM và rút ngắn thời gian chạy tàu giữa hai thành phố này xuống còn 25,4 giờ (với tàu nhanh nhất) thì tổng nhu cầu kinh phí sẽ vào khoảng 1,8 tỉ USD. Trong đó tập trung cho hệ thống thông tin tín hiệu (608 triệu USD), đầu máy toa xe (341 triệu USD); cải tạo hướng tuyến đèo Khe Nét, đèo Hải Vân (229 triệu USD)…
“Mặc dù tuyến đường sắt Bắc Nam qua hơn 100 năm khai thác đã xuống cấp và lạc hậu nhưng trong điều kiện đất nước còn nghèo, không thể “vứt chiếc áo rách” trong khi nhu cầu mặc là thường nhật”, bộ trưởng Thăng bày tỏ sự đồng thuận với phương án cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện có.
Để triển khai nhanh tuyến đường sắt Bắc – Nam, bộ GTVT sẽ thành lập Ban chỉ đạo do thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng ban để triển khai thực hiện chiến lược phát triển GTVT Việt Nam, trong đó có quy hoạch phát triển đường sắt mới được phê duyệt; bộ GTVT sẽ làm báo cáo trên kết quả nghiên cứu của dự án đường sắt này, để báo cáo Chính phủ về đề xuất xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao khổ 1.453mm, tốc độ chạy tàu 160 – 200km/h và để Chính phủ báo cáo Quốc hội.
Theo 24h
HN sẽ xây đường cao bằng tòa nhà 7 tầng
Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, tại nút giao cầu vượt Ngã Tư Vọng, tầng 3- tuyến đường vành đai 2 - sẽ vượt trên cầu vượt hiện tại và tuyến đường sắt trong tương lai với chiều cao 32,8m, tương đương tòa nhà 7 tầng.
Được biết, trong quý I/2013, Hà Nội sẽ thực hiện dự án đường vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng. Theo Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, tuyến đường có chiều dài 2km, rộng 53,5 - 57,5m. Công trình sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý II/2015.
Ông Phạm Hữu Sơn- Giám đốc Công ty TEDI, đơn vị tư vấn cho biết, tại nút giao thông Ngã Tư Sở sẽ làm cầu vượt và vào ngày 18/8, Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - TEDI (Bộ Giao thông vận tải) có báo cáo UBND thành phố Hà Nội về phương án xây dựng đường vành đai 2 tuyến trên cao từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở. Công ty đề xuất 3 giải pháp xây dựng đường đi qua nút giao Ngã Tư Vọng.
Phương án thiết kế đường vành đai 2 cao bằng tòa nhà 7 tầng
Cụ thể, tại nút giao Ngã Tư Vọng, phương án thứ nhất là làm đường chui xuống dưới. Theo ông Hữu Sơn: "đường sắt và cầu vượt hiện nay đi trên cao thì hoàn toàn có thể làm được đường chui xuống dưới".
Phương án hai mà TEDI đưa ra là "tôn trọng" cầu hiện tại, để đường trên cao vành đai 2 đi chui ở tầng 2 (chui giữa đường sắt và cầu Vọng hiện nay). "Nếu không xem xét đường sắt trên cao thì có thể nói đây là phương án khả thi nhất, giải quyết được tổng thể quy hoạch. Tuy nhiên, nếu làm như vậy thì đường sắt trên cao phải thay đổi toàn bộ hệ thống nhà ga và việc xử lý độ dốc đối với đường sắt tương đối phức tạp", ông Sơn nhận định.
Do vậy, TEDI đưa ra phương 3 để Hà Nội nghiên cứu. Theo đó, đây là phương án xây tầng 3, cao 32,8m (cao hơn 10m so với đường sắt trên cao). Theo ông Sơn chiều cao này tương đương với tòa nhà 7 tầng. "Quan điểm của cá nhân tôi thì việc này không có vấn đề gì vì nhiều nước trên thế giới đã làm", ông Sơn nói. Để phương án này khả thi, phía TEDI sẽ đề nghị giảm độ cao tuyến đường sắt xuống gần 2m từ hơn 24m xuống gần 23m.
Với nút Ngã Tư Sở - điểm cuối của đường vành đai 2 trên cao sẽ xây vượt luôn cầu vượt hiện tại và cả tuyến đường sắt đô thị sẽ đi qua đây trong tương lai, tiếp đất qua nút Ngã Tư Sở.
Theo 24h
Hoàn thành 3,5 km cầu cạn đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây Sau 3 năm thi công (từ tháng 12.2009), gói thầu đầu tiên (1A) của dự ánđường cao tốc Bắc - Nam đoạn TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành. Gói thầu này có giá trị 1.382 tỉ đồng. Đây là gói thầu xây lắp cầu cạn đi qua Q.9, TP.HCM (3,5 km), rộng 4 làn xe và 2 làn dừng...