Huy động nguồn lực, phát triển KT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Tỉnh Quảng Trị huy động nguồn lực để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Trị được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Theo đó, từ năm 2023-2025, tỉnh thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện miền núi Đakrông với tổng kinh phí trên 90 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương 30 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Với nguồn kinh phí này, tỉnh hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số xây mới 589 căn nhà, sửa chữa 322 căn nhà. Nhà ở xây mới hoặc sửa chữa đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2, có tuổi thọ từ 20 năm trở lên và đảm bảo an toàn khi xảy ra bão.
Tại huyện miền núi Hướng Hóa, ngoài vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương, tỉnh Quảng Trị còn huy động hiệu quả nguồn lực từ các doanh nghiệp để làm đường giao thông, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Điển hình là các doanh nghiệp đầu tư vào làm điện gió ở huyện miền núi Hướng Hóa đã mở trên 80km đường giao thông công vụ phục vụ thi công dự án có tổng trị giá 800 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành dự án, 80km đường giao thông công vụ này đã được bàn giao cho các địa phương quản lý, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các dự án điện gió cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 500 lao động địa phương.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, anh Hồ Văn Nguy, ở xã biên giới Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã phát triển chăn nuôi dê, bò và trồng 3ha rừng, thu nhập hàng năm hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Video đang HOT
Giai đoạn từ năm 2021-2025, kế hoạch ngân sách Trung ương bố trí cho tỉnh Quảng Trị là gần 1.479 tỷ đồng để thực hiện các dự án ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư những nơi cần thiết; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất; phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tỉnh đã và đang lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình xây dựng nông thôn, giảm nghèo bền vững, xóa nhà tạm… để đầu tư đường giao thông; hỗ trợ người dân kỹ thuật, giống và vốn để xây dựng các mô hình kinh tế từ rừng; di dời tái định cư cho những hộ dân sinh sống ở vùng nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống. Tỉnh cũng vận động các tổ chức quốc tế tài trợ, thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng miền núi và dân tộc như rà phá bom mìn, xây dựng các mô hình kinh tế từ rừng, xây dựng trường học.
Chị Hồ Thị Hạnh, ở thôn Cơ Tiêng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được vay vốn ưu đãi dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển chăn nuôi lợn. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Trị có hơn 192.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số gần 95.000 người. Đời sống ở vùng này ngày càng được cải thiện khi 100% xã, thôn, bản có điện lưới quốc gia với gần 99% hộ sử dụng điện; 100% xã được phủ sóng truyền hình, đường giao thông đến trung tâm xã, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 77% thôn, bản có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã.
Quảng Ninh hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trong năm nay
Dự kiến đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh có 98/98 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới, 13/13 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Như vậy, toàn tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ngay trong năm 2022.
Các trường học từ cấp mầm non tới THCS ở xã Đại Bình, huyện Đầm Hà được xây dựng khang trang. Ảnh: huyendamha.vn
Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, đây sẽ là tiền đề tốt tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài toàn bộ số xã, huyện trên địa bàn tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới, dự kiến đến hết năm 2022, Quảng Ninh còn có 54/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 26/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 2/7 địa phương cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là huyện Đầm Hà, Tiên Yên.
Chương trình nông thôn mới được các cấp, ngành, địa phương của Quảng Ninh tập trung triển khai gắn với thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 13/1/2021 của HĐND tỉnh. Năm 2022, tỉnh tập trung ưu tiên dành nguồn lực lớn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình phát triển bền vững kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng-an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới, hải đảo (Nghị quyết 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh).
Cụ thể, trong năm 2022, tỉnh phân bổ vốn ngân sách cho chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là 715 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ đầu tư hạ tầng là 565 tỷ đồng; ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay giải quyết việc làm tại các xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn là 150 tỷ đồng. Qua đó, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao được mức sống, có vốn vay để phát triển kinh tế, từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Mới đây, vào đầu tháng 11, HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua Nghị quyết về việc hỗ trợ pháp lý miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và hải đảo của tỉnh từ nay đến hết năm 2025. Theo đó, đồng bào sẽ được trợ giúp pháp lý miễn phí trong các vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh và trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Các hình thức trợ giúp pháp lý gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng.
Năm 2023, Quảng Ninh thực hiện việc gắn kết hài hòa phát triển giữa đô thị và nông thôn, công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ với nông lâm ngư nghiệp, thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng để nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao. Tỉnh tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững gắn với Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy, các nghị quyết của HĐND tỉnh.
Để các chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn, hướng đến mục tiêu người dân có chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, không chỉ thoát nghèo bền vững mà có thể có cuộc sống khá giả hơn, vươn lên làm giàu từ lợi thế tự nhiên của địa phương, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh có chỉ đạo cấp ủy chính quyền các cấp căn cứ thực tiễn địa phương và mục tiêu Đại hội cấp mình đặt ra để xây dựng mục tiêu, giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn.
Cụ thể, trong giai đoạn 2022 - 2023 có giải pháp phát triển sản xuất, hạ tầng phục vụ sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; giai đoạn 2023 - 2024 có giải pháp để các hộ dân không tái nghèo, nâng cao mức thu nhập cho người diện cận nghèo.
Riêng trong năm 2023, Quảng Ninh phấn đấu sẽ không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, xây dựng và triển khai chuẩn nghèo mới của tỉnh; phấu đấu nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số; người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 98%; người dân nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh đạt trên 99,9%...
Chuyện 2 thầy giáo "gà trống nuôi trẻ vùng cao", dành tâm huyết nửa đời người gieo ước mơ nơi khoảng trời heo hút Điểm trường mầm non thôn Háng Gàng có lẽ là điểm trường đặc biệt nhất nơi vùng cao Trạm Tấu. Ở đó có 2 người cha "gà trống" cần mẫn ngày đêm cắm bản, bám trường mang tri thức cho trẻ vùng cao. Một điều rất đặc biệt ở Háng Gàng, mặc dù là cấp mầm non với đặc thù giáo viên không...