Huy động nguồn lực để khắc phục hậu quả bom mìn
Ngày 14-3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tổ chức Hội nghị đối tác phát triển khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Chương trình 504) khẳng định, gần 40 năm qua, Việt Nam đã được sống trong hòa bình nhưng hậu quả chiến tranh vẫn còn dai dẳng, nặng nề. Bình quân mỗi năm ở Việt Nam có trên 1.500 người chết và gần 2.300 người bị thương do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, trong đó có rất nhiều trẻ em. Nhấn mạnh yêu cầu các cơ quan chính phủ cần chủ động huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực của các nhà tài trợ quốc tế,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao, chân thành cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác tích cực, sự hỗ trợ hiệu quả từ Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế để đẩy nhanh tiến độ, thực hiện hiệu quả khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. “Chúng ta hãy cùng nhau kiên quyết ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh, mọi cuộc xung đột vũ trang để các quốc gia, các dân tộc trên thế giới này không còn hậu quả đau thương do bom mìn còn lại sau chiến tranh gây ra”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.
Phát biểu tại hội nghị, các đối tác khẳng định cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực, kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, hỗ trợ nạn nhân bị ảnh hưởng của bom mình sau chiến tranh.
Theo ANTD
Quốc tế chung tay khắc phục hậu quả bom mìn với Việt Nam
Những năm qua, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, tuy nhiên, hiện cả nước vẫn có trên 20% diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn. Tai nạn do bom mìn vẫn xảy ra, gây thương vong cho con người, ảnh hưởng tiêu cực đến khai thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng và nước, gây tâm lý bất an cho nhân dân.
Video đang HOT
Việc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh còn nhiều khó khăn
Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm nhưng hiện số bom mìn, vật nổ chưa nổ vẫn còn nằm rải rác ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước (cả trên cạn và dưới nước). Theo số liệu từ Trung tâm Công nghệ Xử lý Bom mìn Việt Nam (BOMICEN) cuối năm 2011, diện tích bị ô nhiễm bom mìn là khoảng 6,6 triệu ha, chiếm 20,12% tổng diện tích cả nước. Số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam gồm đủ các chủng loại từ bom phát quang, bom bi, các loại đạn pháo, các loại mìn... tới hàng trăm loại dị vật khác nhau.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, những năm qua, mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu, xây dựng hệ thống thể chế quản lý, điều hành và đầu tư ngân sách, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Tuy nhiên, hiện cả nước vẫn có trên 20% diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn. Tai nạn do bom mìn vẫn xảy ra, gây thương vong cho con người, ảnh hưởng tiêu cực đến khai thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng và nước, gây tâm lý bất an cho nhân dân.
Trong Hội nghị Đối tác phát triển khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đã diễn ra tại Hà Nội sáng 14-3 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, nhiều đại biểu đã cho rằng, dù đã nỗ lực nhưng việc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Ban chỉ đạo 504) cho biết, một khó khăn đó là nguồn lực để đảm bảo cho thực hiện chương trình còn hạn chế, chủ yếu vẫn là nguồn vốn do Chính phủ cấp, chưa huy động được nhiều nguồn tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nhà nước, của chính phủ các nước và cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn hiện còn rất lớn, tiến độ thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh chưa đáp ứng yêu cầu; công tác phát triển nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu của chương trình; trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, công tác cấp cứu, hỗ trợ nạn nhân bom mìn còn gặp nhiều bất cập, do các cơ sở ý tế cấp xã và khu vực ô nhiễm bom mìn chưa được đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện.
Hiện số bom mìn, vật nổ chưa nổ vẫn còn nằm rải rác ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước
(Ảnh minh họa)
Quốc tế chung tay hỗ trợ Việt Nam
Tại Hội nghị hôm nay, cộng đồng quốc tế cũng đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc rà phá cũng như có chính sách hỗ trợ các nạn nhân của bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Đại diện nhiều nước, tổ chức quốc tế cũng cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam trong công tác này trong thời gian tới qua Tuyên bố chung của các nhà tài trợ và của các Tổ chức phi chính phủ.
Đại diện Đại sứ quán Đức, ông Hans-Jrg Brunner đưa ra tuyên bố chung thay mặt Đại sứ quán Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, AiLen, và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: "Chúng tôi hoan nghênh kế hoạch của Chính phủ thành lập Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam. Công tác điều phối quốc gia mạnh mẽ, hiệu quả và cam kết là rất cần thiết để huy động tất cả các nguồn lực của Việt Nam và các đối tác quốc tế nhằm khắc phục những thách thức ô nhiễm bom mìn vật nổ còn sót lại của chiến tranh".
Tại Hội nghị, Đại sứ Stefano Toscano, Giám đốc Trung tâm quốc tế Geneva về rà phá bom mìn nhân đạo (GICHD) - một tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực khắc phục bom mìn, cho biết: "Chương trình khắc phục bom mìn Việt Nam là chương trình lớn nhất trên thế giới. Việt Nam là một tấm gương cho các nước sau chiến tranh khác học hỏi, nhưng Việt Nam cũng có những cơ hội thực sự để học hỏi từ những cách làm sáng tạo và thành công của các nước khác trên thế giới. Tôi nhận thấy có sự tham gia của các đồng nghiệp từ Campuchia, Lào và Myanma tại hội nghị này. Đây là một cơ hội để chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau ngay tại đây".
Bà Nguyễn Thu Thảo, Trưởng đại diện Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam IC-VVAF - tổ chức đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực khắc phục bom mìn từ năm 2000, cho biết: "Những tai nạn bom mìn bi thảm trong tháng 12- 2013 và tháng 1 - 2014 tại Vĩnh Long, Đồng Nai và Quảng Bình đã gây ra cái chết thương tâm cho 7 trẻ em và gây thương tật cho 5 trẻ em, tất cả nạn nhân đều sinh ra sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975".
"Điều này nhắc nhở tất cả chúng ta rằng ô nhiễm bom mìn ở Việt Nam diễn ra trên diện rộng và công tác khắc phục bom mìn là một quá trình lâu dài, là nhiệm vụ cấp bách đối với Việt Nam. Khi hợp tác với Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế khác tăng lên, Việt Nam sẽ có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình hành động quốc gia về khắc phục bom mìn. Như thế, số người bị tai nạn bom mìn sẽ được giảm xuống", bà Thảo nói.
Trong Hội nghị, Quỹ Cựu Chiến binh Mỹ tại Việt Nam (IC-VVAF) cũng cho biết, sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Văn phòng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 504 tổ chức Hội nghị Đối tác Phát triển Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam. Trong năm 2014, IC-VVAF cũng đồng chủ tịch Nhóm tác công tác khắc phục bom mìn của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tại Việt Nam.
Quan hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn các các nhà tài trợ, các vị Đại sứ, bạn bè quốc tế quan tâm tham gia vào Nhóm đối tác để tham vấn cho Chính phủ Việt Nam và tích cực kết nối với các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ thực hiện Chương trình, sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia không còn tác động của bom mìn.
Hội nghị hôm nay cũng ra mắt Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam, Ban Vận động Hội và Quỹ khắc phục hậu quả bom mìn.
Theo ANTD
Thêm tàu cá bị đâm chìm, 12 ngư dân thoát chết Ngày 6-3, Đồn Biên phòng huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết rạng sáng ngày 5-3, trong luc neo đâu cach đao Ly Sơn gần 10 hai ly, tau ca số hiệu BĐ 94398 TS trên tàu có 12 lao động do ông Lê Đức Hoàng, ở Phu Thư, My Đưc, huyện Phu My, tỉnh Binh Đinh làm chủ đột nhiên bị môt...