Huy động mọi nguồn lực để cứu bệnh nhân COVID-19 ở Đà Nẵng
Thứ trưởng Bộ Y tế – Nguyễn Trường Sơn yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng tập trung tối đa mọi nguồn lực để điều trị ca bệnh nhiễm COVID-19.
PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tới Đà Nẵng để kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống dịch.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã có buổi làm việc với Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa thành phố Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.
Tại cuộc họp, sau khi nghe các đơn vị báo cáo về tình hình dịch bệnh, tình trạng và kết quả hội chẩn sức khoẻ của ca bệnh nghi ngờ, các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai tại 2 Bệnh viện, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động điều trị cho người bệnh, đặc biệt đối với các cán bộ lão thành theo quy định. Không tiếp nhận người bệnh mới nhập viện điều trị, tạm thời chưa cho xuất viện trong vòng 14 ngày đối với toàn bộ người bệnh đang điều trị bệnh viện, kể cả các ca bệnh nặng có nguy cơ tử vong xin về. Trường hợp người bệnh nặng tử vong tại Bệnh viện sẽ được xử lý theo quy định trong điều kiện có dịch.
Lực lượng chức năng phun thuốc khử trùng quanh khu vực nhà bệnh nhân sinh sống. (Ảnh: TB).
Thứ trưởng yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Thành phố Đà Nẵng tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực cần thiết để cứu chữa người bệnh COVID-19. Đồng thời, triển khai nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên và các người bệnh khác trong Bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo.
Video đang HOT
Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên và các người bệnh khác trong Bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ đối với bác sỹ điều trị trực tiếp cho ca bệnh. Khuyến cáo cán bộ y tế đã điều trị cho người bệnh không rời khỏi Bệnh viện và bố trí khu nghỉ, làm việc phù hợp tại bệnh viện.
Đối với Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu chỉ đạo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của thành phố xác định và xét nghiệm toàn bộ các trường hợp có tiếp xúc gần với ca dương tính và toàn bộ nhân viên, người bệnh tại Bệnh viện C Đà Nẵng.
Đồng thời thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và đề nghị những người đã đến Bệnh viện C Đà Nẵng trong thời gian ca bệnh nghi ngờ có mặt tại Bệnh viện, chủ động khai báo với cơ quan y tế để được theo dõi sức khỏe và xét nghiệm kịp thời.
Thứ trưởng đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quan tâm, tạo điều kiện và nghiên cứu hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch của Sở Y tế Đà Nẵng; Thực hiện cách ly khu dân cư theo quy định, tương tự như các khu dân cư đã có ca nhiễm trước đây (Hạ Lôi, Sơn Lôi…).
Tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Thành phố trong việc chỉ đạo phòng chống dịch trên địa bàn, khuyến cáo người dân đến du lịch phải tuân thủ các quy định về phòng chống dịch (đeo khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn …).
Đồng thời, chỉ đạo ngành y tế, lực lượng công an, biên phòng, cửa khẩu, cảnh sát khu vực… rà soát các đối tượng tạm trú trên địa bàn để kịp thời phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch.
Thứ trưởng cũng yêu cầu bệnh viện Chợ Rẫy cử đoàn chuyên gia, bác sỹ đã có kinh nghiệm điều trị người bệnh COVID-19 hỗ trợ Bệnh viện Thành phố Đà Nẵng cứu chữa ca bệnh, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.
Kết nối trái tim yêu thương
Làm từ thiện phải hiểu rõ giá trị, ý nghĩa phần việc mình làm; biết đặt mình vào vị trí của bệnh nhân, các hoàn cảnh khó khăn để cho đi bằng niềm thương yêu, như với chính người thân của mình vậy
Đó là anh Trần Phước Hùng (39 tuổi; ngụ phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). "Tôi từng nhiều lần đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thăm bệnh, cũng có đợt lưu trú nuôi, chăm sóc người thân nằm điều trị tại đây nhiều tháng liền. Chứng kiến những bệnh nhân bị tai nạn, mắc bệnh hiểm nghèo không được truyền máu kịp thời mà không qua khỏi, tôi thật sự rất thương cảm. Từ đó, tôi quyết định đứng ra thành lập "Ngân hàng máu sống di động" để trợ giúp bất cứ trường hợp nào cần" - anh Hùng nói lý do thành lập CLB Máu nóng - Hiểu và Thương (trực thuộc Hội Chữ thập đỏ quận Ngũ Hành Sơn) vào đầu tháng 6-2015.
Lan tỏa trái tim hồng
Từ khi thành lập đến nay, hàng ngàn bệnh nhân nguy kịch đã được anh Hùng và các thành viên CLB tiếp thêm sức mạnh để vượt qua hoạn nạn. Riêng từ năm 2019 đến nay, CLB đã vận động hơn 700 đơn vị máu toàn phần và tiểu cầu máu, giúp bệnh nhân tại các bệnh viện ở TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Để hoạt động của CLB bài bản, nền nếp, anh Hùng đã thành lập phần mềm, trang web và một trang Facebook quản lý các thành viên: clbhieuvathuong.com. Bất cứ trường hợp nào cần máu, anh đều thông báo lên đó. Những dòng trạng thái kiểu như: "Khẩn cấp! Khẩn cấp! Có một trường hợp bệnh nhân cấp cứu...; cần gấp nhóm máu..., mọi người ai cho máu được liên hệ gấp nhé!", đã trở nên quen thuộc với các thành viên CLB. Bất kể trời nắng hay mưa, ngày hay đêm, hễ có thông báo là các thành viên lại sẵn sàng.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Phạm Thị Ngọc Ánh, Trưởng Khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, cho biết: "CLB Máu nóng - Hiểu và Thương là một trong các CLB hoạt động tích cực, hiệu quả, đã kêu gọi hàng trăm đơn vị máu, các nhóm máu hiếm, các nhóm máu đang trong tình trạng báo động. Các thành viên cũng đã giúp được nhiều trường hợp vượt qua ranh giới tử - sinh".
Trường hợp gần đây nhất là sản phụ Nguyễn Thùy T. phải sinh mổ khẩn cấp tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, anh Hùng đã vận động các thành viên hỗ trợ 2 đơn vị máu nóng thuộc nhóm máu O. Hay trường hợp bệnh nhi Hồ Nguyễn Ánh T. (6 tuổi, người dân tộc thiểu số, cũng đang điều trị tại bệnh viện này), anh Hùng đã trực tiếp kêu gọi hỗ trợ 4 đơn vị máu nhóm máu O.
Qua sự giúp đỡ vô tư của CLB, nhiều người nhà bệnh nhân hiểu được ý nghĩa và thông điệp nhân văn của CLB đã tự nguyện trở thành thành viên hiến máu tích cực. Những nụ cười, những cái ôm ấm áp từ bệnh nhân sau khi thoát khỏi "cửa tử" là động lực để các thành viên tiếp tục hành trình hiến máu cứu người.
Anh Trần Phước Hùng (bên trái) đi khảo sát để xây dựng bể nước và đường ống dẫn tại làng Tu Gia, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam Ảnh: HOÀNG THƯƠNG
Thiện nguyện từ tấm lòng
Không những cho đi những giọt máu quý giá, anh Trần Phước Hùng và các thành viên CLB còn tham gia những hoạt động nhân đạo, từ thiện hướng đến các vùng quê xa xôi, hẻo lánh còn lắm khó khăn ở miền núi cao tỉnh Quảng Nam.
Tháng 10-2019, CLB Máu nóng - Hiểu và Thương đã tổ chức thành công chương trình "Nẻo về của ý", trao quà cho các hộ dân và trẻ em ở nóc Răng Chuỗi, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam với tổng trị giá hơn 55 triệu đồng. Đồng thời, vận động các nhà hảo tâm để hoàn thành dự án "Nguồn nước sạch - Hiểu và Thương" cho các hộ dân ở làng Tu Gia, xã Trà Tập với kinh phí hơn 130 triệu đồng. Dự án có 2 hạng mục gồm xây 2 bể nước, mỗi bể có dung tích 5,61 m3, bên cạnh đó còn đúc 1 đập tràn đầu nguồn, dẫn hơn 2 km đường ống nước về 2 bể chứa này để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho 45 hộ dân, các em học sinh tại điểm Trường Tu Gia của làng Tu Gia.
"Có đi đến, có ở lại, có trải nghiệm mới thấy bà con ở miền núi còn muôn vàn khó khăn, vất vả trong cuộc mưu sinh. Bởi thế, những phần việc mà CLB đã làm cũng chỉ giúp bà con phần nào vơi bớt nhọc nhằn, để bà con biết rằng xung quanh vẫn có những người luôn dõi theo, luôn bên cạnh đồng hành với họ trên bước đường hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Hy vọng, qua những phần việc nhỏ bé mà CLB đã làm, sẽ "đánh thức" trong tất cả chúng ta lòng hướng thiện, để rồi cùng chung tay hành động vì những mảnh đời khốn khó, những hoàn cảnh hoạn nạn..." - anh Trần Phước Hùng tâm sự.
Trong các dịp lễ, Tết, CLB còn kết nối những tấm lòng thiện nguyện, thực hiện thành công các chương trình ý nghĩa hướng đến người nghèo, những bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.
Xóm chạy thận những ngày chạy dịch: Con Covid tới, nó chiếm "nhà" tụi tui. Hai mẹ con dắt nhau đi bụi ngay trong viện! "Con cô vit tới, nó chiếm "nhà" tụi tui. Hai mẹ con dắt nhau đi bụi ngay trong bệnh viện. Tuần trước, chị hộ lý cho 1 triệu mới có tiền vô đây ở", chị Alăng Thị Nga rầu rĩ nói. Hoà nằm thở thều thào trên chiếc chiếu đặt giữa nền đất. Phía dưới chiếu là lớp bìa carton, phía dưới bìa...