Huy động lương thực cho 5.000 người cách ly ở làng Chăm
Chính quyền huy động mọi nguồn lực để đảm bảo lương thực cho hơn 5.000 người dân Văn Lâm 3 trong 28 ngày cách ly do Covid-19.
“Tỉnh đang đối mặt với hai khó khăn, đó là chống dịch Covid-19 vừa chống hạn đang xảy ra”, ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND Ninh Thuận nói tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch tại trụ sở tỉnh, chiều 19/3, sau khi tỉnh xuất hiện hai ca dương tính nCoV.
“Chúng tôi đang gồng mình vừa đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế cũng đồng thời với chống dịch, đảm bảo lương thực người dân đang bị cách ly”, ông Vĩnh nói thêm.
Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận phát biểu trong cuộc họp báo chiều 19/3. Ảnh: Việt Quốc
“Bệnh nhân 61″ và “bệnh nhân 67″ nhiễm nCoV sau khi dự sự kiện Hồi giáo có 16.000 người tham gia tại Kuala Lumpur. Hai người đàn ông 36 tuổi và 42 tuổi này ở cùng thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam. Thôn này có 950 hộ với 5.000 nhân khẩu, trong đó có 121 hộ (584 người) theo Hồi giáo, chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi bò, cừu, dê…
Sau ba ngày bị phong tỏa, mọi sinh hoạt ở thôn này chùng xuống. Khu chợ Văn Lâm và các con đường vào thôn vắng người qua lại. 20 chốt kiểm soát trên đường dẫn vào thôn, mỗi chốt cách nhau khoảng 100 m. Trên 240 cán bộ lực lượng vũ trang, nhân viên y tế chia ca trực. Huyện đã cho sử dụng các phòng học của Trường tiểu học Văn Lâm làm nơi nghỉ lại cho các cán bộ này.
Video đang HOT
Chiều 19/3, bốn xe chở lương thực đã chuyển hàng về thôn Văn Lâm 3, cung cấp cho người dân. Một doanh nghiệp năng lượng tái tạo hỗ trợ một tỷ đồng. Hội doanh nhân trong tỉnh cấp hơn 5.000 khẩu trang, mỗi nhà một chai cồn rửa tay. Nhiều đơn vị khác hỗ trợ mì và thực phẩm cần thiết cho bà con.
“Ngoài chính sách nhà nước, chúng tôi còn huy động các nguồn lực bên ngoài hỗ trợ cho bà con”, ông Lê Huyền, Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam nói.
Về sức khỏe của hai người nhiễm, bác sĩ Thái Phương Phiên, Giám đốc Bệnh viện Ninh Thuận cho biết, hai bệnh nhân không còn khó thở, nhưng vẫn còn ho khan, khạc đờm. Riêng “bệnh nhân 61″ có tiền sử tiểu đường, đường huyết cao đến 320, nên phải lập Hội đồng chuyên môn hội chẩn để điều trị phù hợp.
Theo Bác sĩ Nguyễn Nhị Linh, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận, “bệnh nhân 61″ khai, sau khi đi Malaysia trở về, ông ta có tham dự các buổi lễ cầu nguyện tại thánh đường 101. Mỗi buổi lễ có từ vài chục đến hơn 200 người dự. Những người tiếp xúc gần đã được cách ly.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt cho người Chăm ở thôn xã Phước Nam, chiều 19/3. Ảnh: Việt Quốc.
Đến nay, ngành y tế xác định 120 ca F1 đối với hai bệnh nhân này. Trong đó, 77 ca đang được cách ly tại Trường Quân sự Địa phương và 43 trường hợp ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 72 trường hợp đã âm tính, 30 mẫu xét nghiệm khác sẽ có kết quả vào sáng mai. “Nếu F1 âm tính thì những người F2 sẽ được giải tỏa, không buộc phải cách ly”, ông Lê Văn Bình, Phó chủ tịch UBND Ninh Thuận nói.
Cơ quan y tế xác định Phòng khám tư nhân Thái Hòa và Phòng khám 16/4 ở Phan Rang có một số người tiếp xúc gần với “bệnh nhân 67″. Hiện nay, tất cả nhân viên hai phòng khám đã được cách ly tại nhà.
Hai ca bệnh ở Ninh Thuận đi trong đoàn dự lễ Hồi giáo tại Malaysia từ ngày 27/2, trở lại Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VJ826 hôm 4/3. Họ tham dự lễ tại thánh đường ở quận Phú Nhuận trước khi về Ninh Thuận. Một người đàn ông dân tộc Chăm ở quận 8 (TP HCM) đi cùng chuyến cũng có kết quả dương tính.
Nuôi đàn bò "siêu to khổng lồ" giống 3B thành nông dân giỏi cấp tỉnh
Đến xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) trong một dịp đi công tác, sau khi kết thúc công việc, tôi ngỏ ý với anh Chủ tịch Hội Nông dân xã là muốn đi thăm một gương điển hình chăn nuôi giỏi của địa phương. Rất nhiệt tình, anh Lê Vĩnh Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã đã giới thiệu và dẫn tôi đến nhà của anh Nguyễn Hoàng Duy tại thôn Vĩnh Giang, một nông dân chăn nuôi bò 3B, bò Zebu rất giỏi của xã.
Bước đến cổng nhà anh Duy, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh anh đang "quần ống thấp ống cao" để dọn vệ sinh chuồng bò và cho bò ăn. Nhìn dáng anh nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn và khỏe mạnh đang chăm sóc những chú bò to lớn, mũm mĩm, tôi thấy anh thật chăm chỉ, những chú bò trông thật vừa mắt.
Thấy chúng tôi, anh cười tươi vui vẻ chào khách, thả dụng cụ xuống anh đi nhanh ra giếng nước rửa chân và mời chúng tôi vào nhà. Qua ly nước trà, anh cho biết, hiện tại anh đang nuôi 10 con bò thịt thâm canh, giống bò Zebu và giống bò 3B là chủ yếu, anh không thích nuôi bò vàng địa phương vì tăng trọng kém và tầm vóc nhỏ.
Nhờ nắm chắc kỹ thuật nuôi bò, anh Nguyễn Hoàng Duy, xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) luôn chăm sóc đàn bò phát triển khỏe mạnh, tăng trọng tốt, đẹp mã...
Trước thời điểm giữa năm 2018 anh Duy cũng nuôi bò nhưng theo phương pháp quảng canh, để bò tự tận dụng và tự tìm kiếm thức ăn.
Sau 2 năm chăn nuôi theo phương pháp quảng canh này anh Duy thấy tốn công mà không có lợi nhuận. Anh lên mạng internet tìm kiếm các cách làm ăn và thấy có rất nhiều bài viết về mô hình chăn nuôi bò thịt thâm canh cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Anh Duy quyết định bàn với vợ bán hết số bò cỏ và bò lai tạp đang nuôi, vay thêm vốn qua kênh Hội Nông dân, gia đình anh mua 4 con bê đực Brahman hết 72 triệu đồng. Lần đầu nuôi bò thịt theo phương pháp thâm canh, anh vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm nuôi bò, cộng với tính chịu thương chịu khó, sau 3 tháng nuôi anh xuất bán hết 4 con bò thịt cho thương lái, thu về 117 triệu đồng, sau khi trừ giống, thức ăn, anh lãi ròng 30 triệu đồng.
Thừa thắng xông lên, tháng 4 năm 2019 anh Duy mở rộng chuồng nuôi và trồng thêm cỏ, anh nâng quy mô nuôi lên mỗi lứa là 10 con bò thịt, giống bò "siêu to khổng lồ" là bò Zebu và bò 3B. Ngoài cỏ tươi, cám viên và cám gạo, bột sắn, anh học cách ủ chua cỏ và ủ rơm với urê để bổ sung thêm trong khẩu phần ăn của bò.
Chẳng phụ công anh, những chú bò to bự cứ ăn ngồn ngộn và tăng trọng thịt đều đặn, tháng 7 vừa qua anh xuất bán cả 10 con bò thịt, thu lãi ròng 83 triệu đồng.
Tháng 9/2019, Anh Nguyễn Hoàng Duy đã được Hội Nông dân xã khen thưởng, được Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Phú Yên trao giấy chứng nhận danh hiệu: Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Anh Lê Vĩnh Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Giang cho biết: "Anh Duy rất chịu khó, mọi người thường làm việc một ngày 8 tiếng, nhưng thời gian làm việc của anh ấy từ tờ mờ sáng cho đến khi trời sẩm tối có khi vẫn còn làm. Ngoài chăn nuôi 10 con bò thịt giống Zebu và bò 3B, anh còn làm thêm 1ha ruộng lúa nước, 3ha sắn và mía...".Vợ anh Duy là giáo viên lại chăm có 2 con nhỏ nên công việc chăn nuôi bò Zebu và bò 3B và đồng áng là 1 tay anh Duy gánh vác hết, nhưng chẳng bao giờ thấy anh cau có hay gắt gỏng với ai".
Quả thật anh Nguyễn Hoàng Duy làm cho tôi, một viên chức còm phải ngưỡng mộ anh về nghị lực, tính chịu khó và sự chân chất của một người nông dân.
Theo Danviet
Nuôi 100 con bò 3B to bự, bà Vân xóm Voi lời 2 tỷ đồng mỗi năm Bà Đinh Thị Vân, xóm Voi (xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) nuôi 100 con bò 3B to bự theo phương thức vỗ béo. Nhờ mạnh dạn, quyết đoán đầu tư làm ăn lớn đã giúp bà Vân có nguồn thu nhập mỗi năm gần 2 tỷ đồng. Nhắc đến bà Đinh Thị Vân, người dân xã Hưng Thi không...