Huy động hơn 10 thợ lặn tìm kiếm nạn nhân vụ sập giàn giáo
Hơn 10 thợ lặn được huy động từ Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, đang khẩn trương tìm kiếm kỹ sư Nguyễn Khắc Hải (SN 1979), nạn nhân cuối cùng vụ sập giàn giáo xây cầu Chanh bắc qua sông Luộc (Hải Dương), đang mất tích.
Đến chiều tối ngày 13/1, nạn nhân cuối cùng trong vụ sập giàn giáo xây cầu Chanh bắc qua sông Luộc nối thị trấn Ninh Giang (Ninh Giang – Hải Dương) với xã Thắng Thủy (Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng) vẫn mất tích. Nạn nhân được xác định là kỹ sư Nguyễn Khắc Hải (SN 1979), thường trú tại phường Bắc Hà – TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh). Anh Hải là một kỹ sư rất có năng lực, là cán bộ nguồn dự kiến bổ sung vị trí lãnh đạo Công ty CP đầu tư xây dựng 492. Thương tâm hơn, anh Hải gặp nạn khi vừa lấy vợ được 20 ngày.
Với quyết tâm tìm thấy nạn nhân nhanh nhất có thể, cơ quan chức năng đã huy động hơn 10 thợ lặn từ nhiều tỉnh thành xuống sông tìm kiếm.
Video đang HOT
Huy động hơn 10 thợ lặn tìm kiếm nạn nhân mất tích
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 23 giờ ngày 11/1 khi một tổ công nhân của liên doanh Công ty Cổ phần đầu tư – xây dựng 492, gồm 9 người, trong đó có 3 cán bộ kỹ thuật, đang đứng trên giáo treo để thực hiện việc bít các lỗ ở thanh neo thuộc bề mặt phía dưới ở giữa cầu trụ T7-T8. Bất ngờ, 1 đầu xích neo giàn giáo treo bị đứt làm 6 cán bộ kỹ thuật và công nhân rơi xuống sông Luộc, 3 người còn lại bám được vào thành giáo treo.
Trong số 6 người bị rơi xuống dòng sông có 3 người mất tích, 3 người khác may mắn được cứu lên bờ.
Sau đó, lực lượng cứu hộ đã tìm kiếm và đưa xác 2 nạn nhân là anh Nguyễn Tiến Dũng (SN 1970, quê Thanh Hóa) và anh Nguyễn Phương Dũng (SN 1973, quê Nghệ An) lên bờ. Nạn nhân còn lại là anh Nguyễn Khắc Hải hiện vẫn mất tích.
Công trình cầu Chanh có mức đầu tư trên 300 tỉ đồng. Chủ đầu tư là Ban quản lý Các dự án giao thông Hải Dương. Cầu Chanh được khởi công từ tháng 6/2010, hợp long ngày 31/12/2012. Theo dự kiến, cầu Chanh sẽ được khánh thành vào tháng 6/2013.
Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được Công an tỉnh Hải Dương vào cuộc điều tra làm rõ.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Theo Dantri
"Sa tặc" hoành hành trên sông Luộc, tỉnh Hưng Yên Kỳ1: Tiếp cận những "vòi rồng" hút cát
Trước khi tiến sát với đội quân "sa tặc", anh "thổ công" dặn: "Các anh phải hết sức cẩn thận, đừng để bọn chúng phát hiện ra các anh đang chụp ảnh và ghi hình, nếu để bọn chúng phát hiện, thì chúng ta sẽ có nguy cơ gặp nạn".
Một thực trạng đang nhức nhối diễn ra tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là hiện tượng hàng chục chiếc tàu hút cát cứ thi nhau " hì hục" vươn các " vòi rồng" xuống dòng sông Luộc để hút cát, và hậu quả để lại sau những lần " oanh tạc" đó là tình trạng sụt lún hai bên bờ sông ngày một nghiêm trọng.
Dòng sông " oằn mình" vì " sa tặc"
Hơn 4h sáng, chúng tôi quyết định thuê một " thổ công" trên sông Luộc làm " hướng dẫn viên" chịu trách nhiệm chuyên chở và hướng dẫn cho chúng tôi xâm nhập đội quân " sa tặc". Nhóm PV chúng tôi "cưỡi" trên con thuyền chỉ có sức chứa dưới chục người, trước khi lên thuyền, anh " thổ công" nhắc nhở: "Các anh chưa có kinh nghiệm trên sông nước; vì vậy, để đảm bảo an toàn, cần phải nắm thật chắc hai bên thành của chiếc thuyền. Bởi lẽ, thời điểm này sóng to gió lớn, nếu không cẩn thận có thể làm mồi cho "hà bá" như chơi.
Hơn nữa, để có thể xâm nhập và áp sát được những chiếc tàu hút cát trái phép để ghi hình, các anh phải hết sức cẩn thận, nếu để bọn "sa tặc" phát hiện thì tính mạng của những người trên thuyền sẽ không bảo đảm, bởi đội quận "sa tặc" rất manh động và liều lĩnh, sẵn sàng hành hung những ai làm ảnh hưởng đến việc hút cát của bọn chúng".
Chúng tôi lênh đênh trước những con sóng ngày một lớn, bởi đúng vào thời điểm thủy triều lên, những đợt sóng cứ xô ầm ầm vào thân con thuyền nhỏ bé, khiến nó chao đảo, nước bắn tung tóe, làm chúng tôi ướt đẫm. Để có thể ghi lại hình ảnh "sa tặc" tàn phá dòng sông Luộc bắt buộc chúng tôi phải mạo hiểm; từ việc đối mặt với sóng to gió lớn đến việc phải thận trọng với những "sa tặc".
Lênh đênh trên sông Luộc hơn một tiếng đồng hồ, hình ảnh chúng tôi ghi nhận được là tình trạng hai bên bờ sông Luộc đang bị sạt lở trầm trọng, hàng tảng đất khối cứ ào ào sụp xuống trước những đợt sóng xô bờ, trông giống như một tòa lâu đài sụp đổ, và càng ngày nó càng ăn sâu vào đất liền. Anh "thổ công" than thở với chúng tôi: "Chính việc hút cát trái phép của các đối tượng mới xảy ra hiện tượng hai bên bờ sông bị sụt lún như vậy, mặc dù ngày nào bọn chúng cũng khai thác, nhưng không hiểu sao các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên không ra quân xử lý"?
Đội quân "sa tặc" vẫn ung dung nhả "vòi rồng" xuống dòng sông Luộc để hút cát. Ảnh: Lê Hoàng
Giáp mặt đội quân "sa tặc"Lúc này đã là 6h sáng, thời điểm mà " sa tặc" bắt đầu "ra quân" hoành hành trên sông Luộc. Theo như " thổ công" cho chúng tôi biết: " Bọn " sa tặc" thường tiến hành hút cát vào khoảng thời gian từ 6-7h sáng, chỉ cần một tiếng đồng hồ là có thể hút với số lượng lên đến hàng trăm khối cát. Khi con thuyền của chúng tôi đến ngã ba sông, điểm tiếp giáp với sông Hồng, thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, Hà Nam, ngay ngã ba sông (thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên) đã có tới hàng chục con tàu đang thi nhau nhả các "vòi rồng" xuống lòng sông và hỳ hục hút. Để có thể tiếp cận gần với bọn "sa tặc" và không làm cho chúng nghi ngờ, chúng tôi đành phải cởi bỏ quần áo chỉ mặc trên mình một chiếc quần đùi và áo phông. Trước khi tiến sát với đội quân "sa tặc", anh "thổ công" dặn: "Các anh phải hết sức cẩn thận, đừng để bọn chúng phát hiện ra các anh đang chụp ảnh và ghi hình, nếu để bọn chúng phát hiện, thì chúng ta sẽ có nguy cơ gặp nạn".
Ý thức được điều mình đang làm, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp để qua mặt bọn "sa tặc", khi tiếp cận gần với chúng, hàng chục con mắt của bọn "sa tặc" cứ "ném" về phía chúng tôi với những ánh mắt sắc lẹm, và bọn chúng bỗng dưng dừng công việc lại và quan sát mọi cử chỉ hành động của chúng tôi. Khi thấy chúng tôi không có cử chỉ gì và trên người lại mặc quần đùi ao phông nên "sa tặc" không có vẻ nghi ngờ.
Trên những chiếc tàu hút cát không chỉ có "phái mạnh" mà có cả "phái yếu" cũng gia nhập đội quân "sa tặc". Lượn lờ qua ba con tàu hút cát mang số hiệu HY 0564; ND 1222; HY 05. Trong đó, con tàu HY 05 vẫn đang thả các "vòi rồng" xuống hút cát ngay sát với bờ sông, hai tàu còn lại vẫn hoạt động ngay giữa lòng sông. Ngoài ba chiếc tàu chúng tôi tiệp cận sát để ghi hình thì vẫn còn hàng chục chiếc tàu nữa vẫn đang "oanh tạc" trên sông.
Theo như "thổ công" cho chúng tôi biết: "Trung bình mỗi chiếc tàu hút cát có thể chứa lên tới hàng trăm khối, chỉ cần khoảng hơn một tiếng đồng hồ là tàu đã đầy cát". Sau khi ghi lại toàn bộ việc "sa tặc" hoành hành trên sông Luộc, lúc này đã hơn 7h sáng, một số con tàu hút cát đã "no bụng" và đang tiến hành nhổ neo, chúng tôi cũng quyết định "rút quân" nhằm đảm bảo cho việc ghi hình được trọn vẹn, và không dám đánh cược với số phận một lần nữa.
Kết thúc gần 3 tiếng đồng hồ lênh đênh trên sông, chúng tôi tìm đến UBND huyện Tiên Lữ để có những thông tin về tình trạng " sa tặc" tàn phá sông Luộc. Nhưng những gì mà chúng tôi nhận được từ các cấp chính quyền huyện Tiên Lữ thật sự bất ngờ và phần nào hiểu được vì sao nạn " sa tặc" không được ngăn chặn...?
Theo PLXH