Huy động chuyên gia Hàn Quốc khắc phục sự cố trên cầu Vàm Cống
Sẽ huy động các chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam cùng phối hợp nghiên cứu đánh giá nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục sự cố nứt dầm ngang trên cầu Vàm Cống.
Sáng nay (17.11), Bộ GTVT đã có thông cáo báo chí thông tin chính thức về việc nứt dầm ngang trên cầu Vàm Cống. Theo Bộ GTVT, cầu Vàm Cống thuộc Dự án thành phần 3 của Dự án kết nối Khu vực trung tâm đồng bằng Mekong. Dự án sử dụng nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc, được thực hiện bởi các nhà thầu chuyên nghiệp, hàng đầu của Hàn Quốc.
Cầu Vàm Cống gặp sự cố nứt dầm ngang trên đỉnh trụ P29 (Ảnh: internet).
Cầu chính Vàm Cống đã được hợp long ngày 29.9 vừa qua, hiện đang thi công hoàn thiện các hạng mục như thảm mặt cầu, lắp khe co giãn, sơn kẻ đường, lắp biển báo an toàn giao thông, chiếu sáng…
Đến chiều 14.11.2017, trong quá trình thi công khe co giãn tại trụ P29, các đơn vị tư vấn, nhà thầu đã phát hiện dầm ngang trên đỉnh trụ P29 bị nứt nên báo cho các đơn vị có liên quan và Bộ GTVT .
Vết nứt dầm ngang trên đỉnh trụ P29 của cầu Vàm Cống.
Video đang HOT
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ GTVT đã chỉ đạo dừng ngay các hoạt động thi công trên cầu chính Vàm Cống, thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế, ngăn ngừa các nguy hiểm đối với công trình và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công. Đồng thời, cử tổ công tác gồm Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Vụ Khoa học công nghệ, các chuyên gia đầu ngành tiến hành kiểm tra hiện trường để chỉ đạo xử lý khắc phục.
Đoàn công tác Bộ GTVT kiểm tra sự cố trên cầu Vàm Cống sáng nay (17.11).
Để kiểm tra sự ổn định của công trình sau khi xảy ra nứt, tổ công tác đã yêu cầu nhà thầu, tư vấn giám sát kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cầu (kích thước hình học của kết cấu dầm, trụ tháp và ứng suất dây văng). Kết quả kiểm tra, đo đạc cho thấy: không xuất hiện nứt và các biến dạng bất thường tại các vị trí dầm được kiểm tra; kích thước hình học của công trình phù hợp với hồ sơ thiết kế. Qua đó cho thấy kết cấu công trình vẫn đảm bảo ổn định.
Sáng nay (17.11), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã tổ chức họp với tổ công tác và các đơn vị có liên quan, để chỉ đạo giải quyết. Bộ GTVT có quan điểm chỉ đạo rõ cần đánh giá cẩn trọng toàn bộ quá trình từ khâu thiết kế đến chế tạo, thi công lắp đặt để xác định chính xác nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục triệt để đảm bảo chất lượng, tuổi thọ công trình. Đồng thời, huy động các chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam cùng phối hợp nghiên cứu đánh giá nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục.
Theo Danviet
Hà Nội: 2018 sẽ đục thông vòm cầu đường sắt trăm tuổi phố Phùng Hưng
UBND TP. Hà Nội cho biết, năm 2018 sẽ thí điểm đục thông một số vòm cầu đường sắt (124 vòng) từ Phùng Hưng đến ga Long Biên. Dự án được xã hội hóa, có vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời ý kiến cử tri trước kỳ họp HĐND thành phố về nội dung làm rõ lộ trình mở thông 124 vòm cầu tại tuyến phố Phùng Hưng.
Các vòm cầu này nằm ở chân đế của bờ trụ bê tông đỡ ray đường sắt cho tàu di chuyển từ ga Hà Nội - ga Long Biên, được xây dựng từ thời Pháp. Trước đây các vòm cầu này rỗng, nhưng sau đó, do tình trạng mất vệ sinh, an ninh trật tự tại khu vực nên thành phố Hà Nội đã cho xây bịt kín.
Về tiến độ thực hiện dự án, UBND TP.Hà Nội chia làm 2 giai đoạn.
Cụ thể, từ nay đến hết năm 2017, chương trình Định cư con người Liên hợp quốc tổ chức vẽ tranh bích họa trên 26 vòm đá dưới cầu dẫn từ phố Lê Văn Linh đến phố Hàng Cót (không trùng vào vị trí ga dự kiến). Các bức bích họa thực hiện trên bề mặt ngoài các vòm đá, đảm bảo không ảnh hưởng đến kết cấu đường, cầu.
Trong năm 2018, TP Hà Nội sẽ thí điểm đục thông các vòm cầu đường sắt trăm tuổi (Ảnh: Toàn Vũ)
Trong năm 2018, TP.Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tháo dỡ thí điểm một số vòm đá để phục vụ cho việc đánh giá chính xác hiện trạng kết cấu. Khai thác sử dụng không gian bên trong các vòm đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên vào các hoạt động nghệ thuật phục vụ cộng đồng.
Trong các giai đoạn thực hiện dự án, TP.Hà Nội sẽ cho cải tạo hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, cảnh quan, chiếu sáng hai bên tuyến vòm cầu dẫn.
Để nâng cao hiệu quả của dự án, Hà Nội đã làm việc với các bộ ngành làm rõ những vấn đề liên quan trong công tác nghiên cứu cải tạo, bảo tồn các vòm đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên. Hà Nội cũng sẽ tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tham khảo tư liệu và ý kiến của các chuyên gia và các nhà khoa học.
UBND TP Hà Nội cho biết, mục tiêu của việc đục thông 124 vòm cầu nhằm phát huy giá trị di sản đô thị, khai thác không gian trống khu vực nội đô lịch sử theo đúng mục tiêu Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã phê duyệt.
Dự án của thành phố còn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị của một số vòm đá dưới cầu dẫn lên cầu Long Biên trở thành không gian công cộng, phục vụ cho cộng đồng về văn hóa, du lịch của Thủ đô.
Đề xuất trên dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại và kinh nghiệm thực tế đã triển khai tại các nước trên thế giới (Pháp, Mỹ, Nhật Bản...) đã thành công trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của những cây cầu tương tự như cầu Long Biên.
Ngoài ra, TP.Hà Nội còn sử dụng không gian trong các vòm cầu còn để quảng bá giá trị di sản phi vật thể, nghề thủ công truyền thống, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại, du lịch văn hóa theo hướng văn minh hiện đại và điển hình.
Trước đó, trong buổi làm việc với Bộ GTVT, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, việc đục thông các vòm cầu trăm tuổi kể trên tạo ra diện tích 3.600 m2. Toàn bộ kinh phí cải tạo các vòm cầu này hết chưa đến 100 tỷ đồng và do đơn vị tư nhân đầu tư, quản lý và thu hồi vốn.
Quang Phong
Theo Dantri
Khoảng 10.000 người tham gia cầu siêu cho nạn nhân tử vong do TNGT Hàng ngàn tăng ni, phật tử đã đến tham dự đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) tại chùa Hội An, thành phố mới, tỉnh Bình Dương. Ngày 11.11, Trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp tổ chức đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong...