Huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông
Do tỷ lệ điều tiết ngân sách giảm, tiếp cận vốn ODA cũng khó khăn hơn trước, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đang rất cao, TPHCM đang lên đề án huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để bổ sung nguồn vốn phát triển giao thông.
Chiều 3/8, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến chủ trì cuộc họp về tình hình giải ngân kế hoạch vốn 7 tháng đầu năm 2017.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư TP, tính từ đầu năm đến nay, tổng kế hoạch vốn ngân sách giao cho TP năm 2017 là 26.183 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 7, tổng số vốn TP đã giải ngân là 13.214 tỷ đồng, đạt 50,5%. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương đạt 22%, vốn ODA do Trung ương cấp phát đạt 72% và vốn ngân sách TP đạt 51%.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến chủ trì cuộc họp
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch – Đầu tư cho biết hiện nay, nhu cầu vốn ODA cho các dự án trên địa bàn năm 2017 là khoảng 7.700 tỷ đồng nhưng Trung ương cấp phát cho thành phố chỉ đạt 50%.
Với số vốn nêu trên TP rất khó triển khai và đưa các dự án vào sử dụng đúng thời gian để phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đến các hợp đồng quốc tế đã ký kết, dễ gây phát sinh khiếu nại và các khoản tiền phạt, lãi do chậm thanh toán.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA cho các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Kế hoạch – Đầu tư đã tham mưu UBND TP kiến nghị Trung ương tiếp tục xem xét, bổ sung vốn ODA cho TP là 3.648 tỷ đồng.
Trong đó, dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) là 3.303 tỷ đồng, dự án cải thiện môi trường nước TP giai đoạn 2 là 345 tỷ đồng và cam kết sử dụng hết vốn được Trung ương giao.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch – Đầu tư báo cáo hiện nay do dự án tuyến metro số 1 đang trong quá trình điều chỉnh dự án (tăng tổng mức đầu tư từ 17.400 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng), chưa được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư nên chưa có cơ sở xem xét, bổ sung vốn ODA trung hạn và hàng năm theo quy định.
Video đang HOT
Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên tăng tổng mức đầu tư từ 17.400 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng
Ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TPHCM – cho biết dự án tuyến metro 1 vượt dự toán do khâu tư vấn có nhiều vấn đề phát sinh. TP giao cho chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo lên Trung ương để trình Quốc hội phê duyệt.
Theo ông Tuyến, hiện nay TP ứng vốn là để kịp thời thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ thi công. Do đó, ông đề nghị các đơn vị phối hợp hoàn chỉnh thủ tục pháp lý đồng thời tham mưu làm việc với các bộ, ngành để có vốn thanh toán cho nhà thầu.
Tại cuộc họp, nhiều quận cũng báo cáo tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm dưới 50%. Trong đó, nhiều quận đang chậm giải ngân vốn bồi thường giải phóng mặt bằng cho tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) vì chưa phê duyệt đơn giá.
Về vấn đề này, ông Trần Vĩnh Tuyến đề nghị các đơn vị liên quan sớm rà soát, phối hợp thông qua đơn giá bồi thường cho người dân. Ông cho rằng trong việc thẩm định giá bồi thường giải phóng mặt bằng có điểm nào hở thì phải điều chỉnh. Metro là dự án lớn của thành phố nên phải nỗ lực lớn để hoàn thành sớm.
“Việc phê duyệt đơn giá lại không biết trách nhiệm của ai, cứ sàn qua sàn lại. Quyết định lại không quyết nhưng trình lên trên thì cũng không trình. Phải xem lại vướng vấn đề gì thì báo cáo để sớm giải quyết”, ông Tuyến nhắc nhở.
Ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết TP đang lên đề án huy động 20.000 tỷ trong dân để phát triển giao thông
Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Tài Chính với tư cách là đơn vị đứng đầu Hội đồng thẩm định giá, phải rà soát lại nhân sự, nếu thiếu thì bổ sung còn yếu thì phải thay đổi nhân sự để đáp ứng nhiệm vụ của TP.
Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Sở Nội vụ sớm có ý kiến về phân cấp, ủy quyền cho địa phương liên quan đến thẩm định giá để giảm áp lực cho TP. “Quận, huyện nào phân cấp rồi mà không dám làm thì xem lại cách làm của địa phương. Phân quyền thì đi kèm với trách nhiệm nhưng địa phương phải mạnh dạn”, ông Tuyến nói.
Ông Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu các địa phương có giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, phát huy hiệu quả vốn đầu tư công, phải giải ngân 100% vào cuối năm. Trách nhiệm thuộc về thủ trưởng sở, ngành, chủ tịch quận huyện.
“Vốn ngân sách là tiền thuế của dân, sử dụng có hiệu quả là có trách nhiệm với người dân. Đề nghị HĐND TP giám sát, làm rõ trách nhiệm. Vốn xài không hết thì TP cũng giải trình trước Quốc hội. Vốn ai cũng muốn ôm nhưng xài không hết rồi cuối năm trả lại thì không có hiệu quả và làm tăng nợ công”, ông Tuyến nói.
Ngoài ra, ông Tuyến cũng cho biết do hiện nay nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Do đó, TP đang lên đề án huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông.
Quốc Anh
Theo Dantri
TP.HCM sẽ không còn xe công
Toàn bộ số xe công và tài xế hiện có sẽ được bàn giao cho một đơn vị quản lý và cho thành phố thuê lại. Trong tương lai, TP.HCM không mua xe công, kể cả xe chuyên dùng.
Ngày 13.6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã làm việc với lãnh đạo các sở ban ngành, địa phương về xã hội hoá đầu tư giai đoạn 2016 -2020.
Tại buổi làm việc, ông Tuyến cho biết UBND TP.HCM đang xem xét đề án xử lý xe công. Sắp tới, toàn bộ số xe công hiện có và lực lượng lái xe sẽ được bàn giao cho một đơn vị quản lý và cho thành phố thuê lại.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
"TP.HCM sẽ không mua xe công, kể cả xe chuyên dùng sau này không mua nữa mà đi thuê. Hiện nhiều xe công đã quá cũ, tiền bảo dưỡng còn đắt hơn mua mới", ông Tuyến cho biết.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã thống nhất chủ trương giao cho Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP.HCM xây dựng đề án thành lập Trung tâm quản lý xe công của TP.HCM
Theo đề án trên, trừ một số chức danh lãnh đạo thường trực, thường vụ phải bố trí xe để đảm bảo đi lại công tác, các sở ban ngành, UBND quận, huyện, đơn vị sự nghiệp của TP.HCM sẽ đưa toàn bộ xe công về công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong quản lý, sau đó các đơn vị sẽ thuê lại theo nhu cầu sử dụng. Tiền cho thuê xe sẽ nộp vào ngân sách.
Sau khi tiếp nhận toàn bộ số xe công này, công ty sẽ phân bổ hợp lý về các cơ quan, đơn vị thuê xe. Tất cả tài xế ở các sở, ngành; quận, huyện dự kiến sẽ được công ty tiếp nhận, bố trí làm việc và quản lý, trả lương.
Theo ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM, hiện nay, TP.HCM có khoảng 700 xe công nhưng phần lớn là xe cũ, tiền bảo trì, bảo dưỡng, duy tu sửa chữa hàng năm rất lớn.
Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến cho biết mô hình này nhằm tạo sự kiểm soát chặt chẽ hơn, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước về tiền mua sắm xe hàng năm, giảm chi phí phát sinh bộ máy quản lý riêng, chẳng hạn có những ngày lãnh đạo không đi họp hoặc chỉ đi họp một buổi thì xảy ra tình trạng vừa lãng phí xe vừa lãng phí lái xe.
Liên quan đến việc quản lý và sử dụng hiệu quả xe công, mới đây Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định 32/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng ôtô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, thực hiện hình thức khoán kinh phí bắt buộc từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên gồm: thứ trưởng và tương đương ở Trung ương; phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chủ tịch HĐQT, chủ tịch HĐTV, tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập.
Theo Huy Thịnh (Tiền Phong)
TP HCM tiếp tục ứng 500 tỷ trả nợ nhà thầu tuyến metro số 1 Chờ ngân sách trung ương quá lâu, TP HCM lại phải tạm ứng 500 tỷ đồng để thanh toán gấp cho nhà thầu. Sáng 28/7, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM Lê Nguyễn Minh Quang cho biết, tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã hoàn thành hơn 67%, dài 17,2 km. Tuy nhiên, dự án đang bị...