Hủy đăng ký chứng khoán trong trường hợp nào?
Thông tư số 119/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, quy định rõ các trường hợp hủy đăng ký chứng khoán.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo Điều 7, Thông tư số 119/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từ ngày 15/02/2021, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy đăng ký chứng khoán trong các trường hợp sau:
- Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm đến thời gian đáo hạn.
- Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp được tổ chức phát hành mua lại trước thời gian đáo hạn.
- Tổ chức phát hành thực hiện giảm vốn, giải thể, phá sản hoặc bị chấm dứt tồn tại do tổ chức lại doanh nghiệp.
- Tổ chức phát hành hoán đổi cổ phiếu, công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp.
Video đang HOT
- Cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa không phải là công ty đại chúng bị hủy niêm yết, hủy đăng ký giao dịch và doanh nghiệp có yêu cầu hủy đăng ký chứng khoán.
- Chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng quyền có bảo đảm hủy niêm yết.
- Quỹ hoán đổi danh mục giải thể.
- Chứng khoán của các công ty đại chúng đã đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nhưng không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng và công ty có yêu cầu hủy đăng ký.
- Tổ chức phát hành, công ty đại chúng đăng ký chứng khoán theo thỏa thuận với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tự nguyện hủy đăng ký chứng khoán.
- Hủy đăng ký số công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương do nhà tạo lập thị trường, nhà đầu tư không thanh toán tiền mua; hủy công cụ nợ của Chính phủ do đáo hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản giữa Kho bạc Nhà nước và nhà tạo lập thị trường, nhà đầu tư.
Trái phiếu doanh nghiệp hút dòng tiền trong 2021?
Nghị định 153/2020/NQ-CP có hiệu lực đã gỡ bỏ những vướng mắc kịp thời cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Còn những yếu tố nào sẽ nâng đỡ thị trường này sôi động trở lại trong năm 2021?
Thị trường TPDN dự báo sẽ đắt hàng nhờ Chính phủ kịp thời sửa đổi ban hành Nghị định 181/2020/NQ-CP
Sôi động phát hành TPDN
Năm 2020, thị trường TPDN tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với khoảng 446 nghìn tỷ đồng được huy động qua kênh riêng lẻ, công chúng và quốc tế, tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2019. Kỳ hạn bình quân là 4,27 năm, lãi suất bình quân là 9,3%/năm. Nhóm bất động sản chiếm 42% lượng trái phiếu phát hành, đạt 184,6 nghìn tỷ đồng, tiếp sau đó là nhóm ngân hàng với134,6 nghìn tỷ đồng huy động được, tỷ lệ 31%.
Trong Quý 4, sau khi nghị định 81/2020/NĐ-CP đi vào hiệu lực từ tháng 9/2020, hoạt động phát hành TPDN đã giảm đáng kể trước khi hồi phục trở lại trong tháng 12. Tổng cộng trong quý có 94,6 nghìn tỷ đồng TPDN được phát hành qua các kênh riêng lẻ, công chúng và quốc tế, giảm khoảng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 270 triệu USD TPDN được phát hành ra thị trường quốc tế.
Tổng cộng trong cả năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành thành công 445,9 nghìn tỷ đồng TPDN ra thị trường, tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2019. Riêng quý 4 nhóm Ngân hàng với lượng trái phiếu huy động lên tới 184,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 42% tổng lượng trái phiếu phát hành. Nhóm đứng thứ 2 về mặt khối lượng trái phiếu phát hành là các ngân hàng. Tính trong năm 2020, có 19 ngân hàng khác nhau huy động được 134,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu, tỷ lệ 31%.
Năm 2020, các doanh nghiệp thuộc ngành điện nước cũng tích cực huy động vốn qua kênh trái phiếu với 26,2 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng. Các công ty chứng khoán trong năm 2020 cũng tận dụng việc thị trường chứng khoán bùng nổ, tích cực huy động trái phiếu nhằm bổ sung vốn kinh doanh cho vay margin.
Cả năm 2020, các công ty chứng khoán đã phát hành 8 nghìn tỷ đồng TPDN. Các doanh nghiệp khác phát hành 71 nghìn tỷ đồng trái phiếu từ đầu năm, chủ yếu thuộc ngành xây dựng, sản xuất, bán lẻ. Bình quân các trái phiếu có kỳ hạn 3 năm và lãi suất 10,5%/năm, trong đó nhóm xây dựng/hạ tầng và tài chính khác tuy có kỳ hạn ngắn hơn nhưng lãi suất lại cao hơn phần còn lại.
Kênh TPDN vẫn đắt hàng
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, sau khi nhận thấy quy định của Nghị định 81 được ban hành nhưng vẫn còn một số vướng mắc, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2020/NĐ-CP điều chỉnh quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế. Theo đó, một số nội dung giới hạn phát hành được gỡ bỏ như quy định dư nợ TPDN của tổ chức phát hành không vượt quá 5 lần, các đợt phát hành của trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền phải cách nhau ít nhất 6 tháng, mỗi đợt hoàn thành trong 90 ngày.
Nhóm Ngân hàng vẫn đứng đầu về khối lượng phát hành TPDN trong năm 2020 (nguồn: MBS)
Đồng thời, một quy định đáng chú ý được bổ sung là đối tượng tham gia đợt chào bán TPDN phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (tổ chức tài chính; công ty vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng; công ty niêm yết; người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; cá nhân có danh mục chứng khoán trên 2 tỷ đồng hoặc thu nhập chịu thuế năm gần nhất trên 1 tỷ đồng...
Ông Nguyễn Đức Anh-Chuyên viên phân tích Công ty Chứng khoán MBS cho biết, Nghị định 153/2020/NĐCP ra đời nhằm "cởi trói" cho thị trường TPDN, quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ và rủi ro của nhà đầu tư cũng như tổ chức phát hành. Cụ thể, trách nhiệm của nhà đầu tư bao gồm tiếp cận và hiểu rõ đầy đủ nội dung, điều khoản trước khi quyết định mua hoặc giao dịch trái phiếu: Tự đánh giá và chịu trách nhiệm về các rủi ro phát sinh, và tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan về đối tượng nhà đầu tư TPDN phát hành riêng lẻ.
Theo số liệu của Fiin Ratings từ 29 ngân hàng, hiện các tổ chức tín dụng đang đẩy mạnh cho vay dài hạn thì cũng đã gia tăng danh mục đầu tư TPDN. Tuy nhiên các quy định mới gần đây của NHNN cũng đã làm hạn chế hoạt động này. Thực tế, tỷ trọng danh mục đầu tư TPDN chỉ chiếm 7,12% dư nợ cho vay tín dụng của ngân hàng và đang có xu hướng giảm.
Đồng thời, lãi suất cho vay hiện đang ở mặt bằng thấp và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm 2021, đặc biệt là với lãi suất huy động hiện ở mức 5,0-5,5% cho kỳ hạn dài trên 12 tháng thì kênh đầu tư trái phiếu với lãi suất 8-12% sẽ vẫn thu hút vốn của công chúng nói chung và người gửi tiền nói riêng.
Như vậy, với nhu cầu vốn trung và dài hạn lớn trong khi nguồn tín dụng truyền thống từ ngân hàng khó đáp ứng, Fiin Ratings cho rằng hoạt động của thị trường TPDN năm 2021 sẽ vẫn sôi động trở lại từ lực đẩy chính sách và nhu cầu của ngân hàng và doanh nghiệp...
Những nghị định nào đang có tác động đến thị trường bất động sản? Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản (BĐS) nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt thông qua nhiều nghị quyết, chỉ thị; đồng thời các bộ, ngành, địa phương đã chủ động có nhiều giải pháp hợp lý, sử dụng hiệu quả các công cụ...