Hủy chuyến đi đến Moscow: Kim Jong-un ‘noi gương’ cha mình
Việc nhà lãnh đạo cấp cao Bắc Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ hủy bỏ buổi tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít được coi là một chuyến thuật mà ông học được từ người cha quá cố Kim Jong-il.
Vào ngày 30-4, Moscow xác nhận nhà lãnh đạo trẻ tuổi Triều Tiên sẽ không tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát xít Đức, với lí do giải quyết một số công việc nội bộ. Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin, đã khẳng định thông tin này với các phóng viên.
Khi phía đại diện Bình Nhưỡng xác nhận ông Kim Jung-un sẽ tham dự, trợ lý Tổng thống Nga, Yuri Ushakov cho biết: “Chúng tôi rất hoan nghênh điều này, kể cả các cuộc đàm phán song phương đơn lẻ với nhà lãnh đạo Hàn Quốc”. Nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã từ chối chỉ sau hơn một tuần.
Động thái này đã gây sự chú ý của thế giới với Triều Tiên. Theo học giả Niu Baiyu chuyên nghiên cứu chính trị Mỹ-Trung, đây có lẽ là những gì ông Kim Jong-un đã lên kế hoạch từ lâu, cố ý “làm giá” với Nga rồi rút lời vào phút cuối.
Cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il cũng thường xuyên sử dụng chiến thuật này để thu hút quan tâm của dư luận quốc tế và lợi dụng phương tiện truyền thông toàn cầu.
Video đang HOT
Chủ tịch Kim Jong-un phát biểu trong một cuộc họp ở Bình Nhưỡng hôm 26-4
Những yếu tố như Nga là nơi công du đầu tiên của Kim Jong-un, hay cách thức Nga đón tiếp ông Kim đều thành chủ đề nóng của dư luận chính trị quốc tế. Bài viết bình luận, ông Kim Jong-un đã “đùa giỡn” với truyền thông và những nhà nghiên cứu chính trị cứ như như một “siêu sao ca nhạc” hủy bỏ buổi diễn vào phút chót.
Kế sách này được ông Kim Jong-un sử dụng để vừa nhắc nhở với thế giới về Triều Tiên, vừa không gây thêm bất kì căng thẳng nào như các vụ thử hạt nhân. Không những thế, Triều Tiên vừa được tiếng, lại vừa được “giải thoát” khỏi thế khó về ngoại giao. Với cái “tôi” của Bình Nhưỡng, việc xếp ông Kim ngồi cùng “những nước nhỏ” sẽ không ổn, nhưng xếp Triều Tiên cùng Trung Quốc và Nga lại không phù hợp với quy định của Moscow, cũng như làm mất lòng Trung Quốc. Những kịch bản khó đoán khi Chủ tịch Tập Cận Bình và Chủ tịch Kim Jong-un đối mặt có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng, vốn hiện không mấy “cơm lành canh ngọt”. Trong khi đó, cái cớ “giải quyết công việc nội bộ” lại có phần khó thuyết phục. Vị lãnh đạo trẻ đã nắm được rất quyền lực trong tay mình sau khi thanh trừng tàn nhẫn một số đối thủ cạnh tranh, trong đó có cả dượng ruột của ông. Hiện có tin đồn rằng ông Kim Jong-un hủy bỏ chuyến đi đến Moscow để thuyết phục chủ tịch Trung Quốc đồng ý đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng Tám. Trước đó, ông Kim dự định thăm Bắc Kinh vào tháng Chín, dự lễ kỷ niệm lần thứ 70 Nhật đầu hàng Trung Quốc. Nhưng bù lại, ông đã mời Chủ tịch Tập Cận Bình ghé thăm Bình Nhưỡng để tham dự dự buổi lễ riêng của Triều Tiên. Thế nhưng, những động thái ngoại giao của ông Kim Jong-un trong thời gian sắp đến vẫn sẽ vô cùng khó đoán.
Trà My
Theo_PLO
Ông Kim Yong-nam sẽ tới Moscow thay lãnh đạo Kim Jong-un
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao (Quốc hội) Triều Tiên, đại diện cho lãnh đạo nước này sẽ đến Moscow tham dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ hủy chuyến thăm Nga vào ngày 9/5 tới
Sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có quyết định "gây sốc" hủy chuyến thăm Nga vào phút chót, theo Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin ngày 4/5, ông Kim Yong-nam sẽ đảm nhiệm vai trò dẫn đoàn CHDCND Triều Tiên đến Nga.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên điện Kremlin cho biết: "Ông Kim Jong-un đã quyết định ở lại Bình Nhưỡng. Quyết định này liên quan tới vấn đề nội bộ của Triều Tiên". Ông Peskov cũng phủ nhận tất cả tin đồn rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên hủy bỏ chuyến thăm Nga do áp lực của các nước khác lên Bình Nhưỡng. "Điều này chắc chắn không phải là nguyên nhân".
Theo tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc, ông Kim Jong-un hủy chuyến thăm Nga vì Moscow đã "từ chối thực hiện yêu cầu đối xử đặc biệt với phái đoàn Triều Tiên tham dự sự kiện này".
Trước đó, ông Kim Jong-un có kế hoạch thăm Nga nhân dịp kỷ niệm kết thúc Thế chiến II cùng với nhiều lãnh đạo các nước khác. Đây được cho là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi ông nắm quyền năm 2011.
Theo KCNA, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam hoàn toàn có tư cách nguyên thủ, ông cũng thường xuyên có các chuyến công du nước ngoài để củng cố quan hệ giữa Triều Tiên với thế giới./.
Ngân Giang
Theo VOV
Ai sẽ thay Kim Jong-un sang Nga? Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong -nam sẽ thay mặt nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Nga để tham dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II. Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam (đeo kính, giữa) (Ảnh: EPA) "Ông Kim Yong-nam,...