Huy chương Nobel được bán với giá kỷ lục 4,8 triệu USD
4,8 triệu USD là giá của huy chương Nobel đầu tiên được đem ra bán đấu giá khi chủ nhân của nó còn sống. Nhà sinh vật học James Watson, đồng khám phá cấu trúc chuỗi ADN là chủ nhân của chiếc huy chương Nobel này, theo NBC News.
Nhà sinh vật học phân tử người Mỹ James Watson là người đầu tiên được nhận dữ liệu về trình tự bộ gen cá nhân của mình hồi tháng 5.2007 – Ảnh: Reuters
Một người giấu tên gọi điện thoại đến nhà đấu giá Christie, New York và ngã giá 4.757.000 USD cho chiếc huy chương Nobel năm 1962 được trao cho James Watson, người đồng khám phá cấu trúc của chuỗi xoắn đôi ADN vào năm 1953.
Đây là huy chương Nobel đầu tiên được đem ra đấu giá khi chủ nhân của nó còn sống và mức giá 4.8 triệu USD cũng là kỉ lục. Hai bản thảo viết tay bài phát biểu của James Watson trong ngày nhận giải thưởng danh giá này cũng bán được với giá 160.000 USD.
Trước đó, huy chương Nobel của Francis Crick chỉ được bán với giá 2.27 triệu USD vào năm ngoái.
Bức thư mà đồng chủ nhân của giải Sinh học và Y học năm 1962 gửi cho con ông trình bày những nét chính của cấu trúc ADN trước khi công trình nghiên cứu được công bố được bán với giá 6 triệu USD. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay được đưa ra cho một bức thư.
Video đang HOT
Watson (phải) trong ngày nhận giải năm 1962 – Ảnh chụp màn hình
Ngoài các huy chương Nobel kể trên, huy chương Nobel hoà bình năm 1936 của Carlos Saavedra Lamas – Bộ trưởng Ngoại giao Argentina cũng đã được bán với giá 1,1 triệu USD.
Theo The Telegraph, lý do James Watson quyết định đấu giá huy chương Nobel của mình là vì cần tiền và hi vọng được hoà nhập cuộc sống sau một thời gian dài bị tẩy chay.
Vào năm 2007, Watson đã khơi mào cho một cuộc tranh cãi trên thế giới khi đưa ra quan điểm rằng người có nguồn gốc châu Phi kém thông minh so với người da trắng trong cuộc phỏng vấn với một tờ báo Anh.
Nhà khoa học tiên phong trong nghiên cứu cấu trúc ADN sau đó đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc và giới khoa học.
Watson đã phải rời phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor ở New York, chấp nhận việc thu nhập bị sụt giảm mạnh và không được tham gia bất kỳ buổi diễn thuyết nào trước công chúng kể từ đó. Sau sự việc này, Watson đã thừa nhận những bình luận của mình là “ngu ngốc”.
James Watson quyết định đấu giá giải Nobel của mình là vì cần tiền và hi vọng được hoà nhập cuộc sống sau một thời gian dài bị tẩy chay – Ảnh: The Telegraph
Theo Reuters, Watson sẽ dành số tiền thu được để trang trải cuộc sống, ủng hộ các tổ chức từng giúp đỡ ông trước đây và mua một bức tranh yêu thích.
James Dewey Watson sinh năm 1928, là một nhà sinh vật học phân tử. Ông nổi tiếng với công trình khám phá ra cấu trúc ADN với hai người đồng sự Francis Crick và Maurice Wilkins vào năm 1953.
Watson đã nhận giải Nobel trong Sinh học và Y học năm 1962 cho khám phá liên quan đến cấu trúc phân tử của acids nucleic và tầm quan trọng của nó đối với việc trao chuyển thông tin trong vật chất sống. Nhà đấu giá Christie cho biết mức giá khởi điểm của giải thưởng này là 2,5 triệu USD và chỉ được kì vọng sẽ bán với giá 3,5 triệu USD.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Giải Nobel Kinh tế về tay người Pháp
Nhà kinh tế người Pháp Jean Tirole ngày 13/10 đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Kinh tế, giải thưởng cuối cùng được công bố trong mùa Nobel.
Nhà kinh tế người Pháp Jean Tirole.
Viện khoa học hoàng gia Thụy Điển cho hay, ông Tirole, 61 tuổi, giành giải Nobel Kinh tế nhờ những đóng góp của ông về sức mạnh và và quy luật của thị trường.
Ông Tirole, người Pháp thứ 2 giành giải Nobel trong năm nay, là "một trong những nhà kinh tế nhiều ảnh hưởng nhất trong thời đại của chúng ta", Viện khoa học hoàng gia Thụy Điển nói thêm.
Giải Nobel Kinh tế là giải thưởng không nằm trong di chúc năm 1895 của nhà khoa học Alfred Nobe nên luôn được công bố cuối cùng trong mùa giải Nobel hàng năm.
Giải Nobel Kinh tế, có tên chính thức là Giải thưởng Sveriges Riksbank về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel, được lập ra năm 1968 và được trao lần đầu tiên năm 1969.
Trong khi đó, các giải Nobel khác nằm trong di chúc của Alfred Nobel - Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình - được trao từ năm 1901.
Buổi lễ trao giải dành cho những người chiến thắng dự kiến kiến ra vào ngày 10/12 tới, đúng ngày mất của người sáng lập giải thưởng Nobel, ông Alfred Nobel, năm 1896.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Vợ chồng nhà khoa học Na Uy chia giải Nobel Y học với người Mỹ Ngày 6.10, Ủy ban giải thưởng Nobel 2014 đã công bố giải Nobel Y học năm nay cùng phần thưởng 1,1 triệu USD được chia đôi: Một nửa thuộc về nhà khoa học người Mỹ gốc Anh John O'Keefe, nửa kia thuộc về cặp vợ chồng nhà khoa học Na Uy May-Britt Moser và Edvard I.Moser. Cả 3 người được nhận giải vì...