Huy chương Fields được trao cho các nhà toán học Anh, Pháp, Mỹ và Ukraine
Ngày 5/7, Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU) xác nhận 4 nhà toán học đã được trao Huy chương Fields danh giá.
Nhà toán học Ukraine Maryna Viazovska trở thành người phụ nữ thứ 2 trong lịch sử giải thưởng nhận được Huy chương Fields. Ảnh: theguardian.com
Theo đó, các nhà toán học đến từ Pháp, Mỹ, Anh và Ukraine lần lượt là Hugo Duminil-Copin, June Huh, James Maynard và Maryna Viazovska đã được trao huy chương trong buổi lễ tổ chức tại Helsinki ( Phần Lan) nhờ những thành tựu toán học nổi bật.
Đáng chú ý, nhà toán học Viazovska, sinh năm 1984, là người phụ nữ thứ 2 trong lịch sử giải thưởng nhận được huy chương danh giá này. Người phụ nữ đầu tiên giành được Huy chương Fields là Maryam Mirzakhani, nhà toán học gốc Iran, giành giải thưởng danh giá vào năm 2014 trước khi qua đời vào năm 2017 vì bệnh ung thư. Các chủ nhân còn lại của Huy chương Fields năm nay là Duminil-Copin, 37 tuổi, giáo sư tại Viện Institut des Hautes Etudes Scientifiques (Pháp), nhà toán học Anh Maynard, 35 tuổi, giáo sư tại Đại học Oxford và nhà toán học June Huh, 39 tuổi, giáo sư tại Đại học Princeton (Mỹ).
Video đang HOT
Huy chương Fields là giải thưởng được trao cho tối đa 4 nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội quốc tế (ICM) của IMU, được tổ chức 4 năm/lần. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà toán học Canada John Charles Fields, lần đầu được trao vào năm 1936. Lịch sử trao giải từng bị gián đoạn trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai trước khi được tổ chức lại đều đặn từ năm 1950. Mục đích của giải thưởng là nhằm công nhận và hỗ trợ các nhà toán học trẻ tuổi đã có những đóng góp quan trọng có tính đột phá cho ngành toán học.
Số ca tử vong do COVID-19 có thể cao hơn gấp 3 lần số liệu thống kê chính thức
Trong hai năm đầu tiên đại dịch COVID-19 hoành hành, trên thế giới có thể có đến 18,2 triệu người đã tử vong do căn bệnh này, cao gấp 3 lần so với số liệu thống kê chính thức.
Đây là ước tính do các nhà khoa học thuộc Viện Đo lường và đánh giá y tế tại Đại học Washington (Mỹ) đưa ra trong nghiên cứu đầu tiên về số ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Bloomberg, Giám đốc viện trên, ông Christopher J.L. Murray, cho biết: "Ở cấp độ toàn cầu, đây là số ca tử vong cao nhất kể từ đại dịch cúm Tây Ban Nha". Dịch COVID-19 đã làm số ca tử vong trên thế giới tăng 17%. Đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát năm 1918 khiến ít nhất 50 triệu người tử vong.
Để đưa ra số liệu ước tính trên, các nhà khoa học so sánh số ca tử vong trong thời gian từ ngày 1/1/2020 - 31/12/2021 với số liệu của những năm trước. Đến nay, chỉ có 36 quốc gia công bố dữ liệu về nguyên nhân tử vong trong năm 2020. Thông qua kết quả tìm kiếm trên các trang mạng chính phủ, số liệu tử vong và Văn phòng Thống kê châu Âu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu cập nhật hằng tuần hoặc hằng tháng về số ca tử vong do tất cả các nguyên nhân trong hai năm qua và 11 năm trước đó tại 74 quốc gia cùng 266 bang và tỉnh.
Các tác giả áp dụng mô hình thống kê để dự báo con số tử vong chênh lệch ở những nước không báo cáo dữ liệu hằng tuần hoặc hằng tháng. Ước tính số ca tử vong thực tế cao gấp 9,5 lần so với con số được báo cáo tại Nam Á và 14,2 lần tại khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi.
Với dân số đông, riêng Ấn Độ chiếm khoảng 22%, tức 4,1 triệu, tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Tiếp theo là Mỹ và Nga với mỗi nước ghi nhận 1,1 triệu ca tử vong, sau đó là Mexico, Brazil và Indonesia. Theo nghiên cứu, những nơi ước tính có số ca tử vong chưa được thống kê thấp nhất là Iceland, Australia, Singapore và New Zealand. Các nhà khoa học ước tính cứ 100.000 dân thì có 120 ca tử vong chưa được thống kê trên thế giới. Nghiên cứu cũng nhận thấy 21 quốc gia ước tính tỷ lệ tử vong cao hơn 300 ca/100.000 dân, đứng đầu là Bolivia và Bulgaria.
Bằng chứng cho thấy COVID-19 là nguyên nhân trực tiếp khiến tỷ lệ tử vong tăng cao. Nhưng một số trường hợp tử vong cũng có thể xảy ra gián tiếp do không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ thiết yếu khác trong đại dịch, hoặc do thay đổi hành vi dẫn đến tự tử hoặc lạm dụng ma túy.
Các nhà nghiên cứu cho rằng số liệu không đáng tin cậy và xét nghiệm là nguyên nhân khiến số liệu chênh lệch ước tính khoảng 5,9 triệu ca không qua khỏi. Chuyên gia về khoa học đo lường sức khỏe thuộc Viện Đo lường và đánh giá y tế, ông Haidong Wang, cho biết các nghiên cứu của một số quốc gia, bao gồm cả Thụy Điển và Hà Lan, cho thấy COVID-19 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đa số ca tử vong chưa được thống kê nói trên.
Cũng theo nghiên cứu, béo phì và tuổi cao được xác định là hai trong số những yếu tố hàng đầu dẫn đến số ca tử vong thực tế cao hơn thống kê.
Nghiên cứu tập trung vào số ca tử vong thực tế với mục đích tránh thống kê sai lệch và để đánh giá đúng hậu quả của đại dịch COVID-19. Kết quả nghiên cứu trên đã được thẩm định và được công bố trên tạp chí y khoa Lancet.
Tổng thống Pháp và Ngoại trưởng Mỹ thảo luận về tình hình Ukraine Trong cuộc gặp ngày 8/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhất trí duy trì sức ép đối với Nga nhằm nhanh chóng chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết giới chức hai nước đã gặp...