Hủy bản án 12 năm tù vì chưa làm rõ chứng cứ đã kết tội
Nhận định cấp sơ thẩm đã thiếu sót nghiêm trọng. Từ đó, tòa chấp nhận một phần đơn kháng cáo của bị cáo, tuyên hủy toàn bộ bản án 12 năm tù mà cấp sơ thẩm để điều tra lại từ đầu.
Theo tin tức trên báo Công an Nhân dân, ngày 16/3, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo, đề nghị của VKS, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án Phạm Minh Hùng (49 tuổi, ngụ Long An) phạm tội “ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản“.
Trước đó, Hùng đã bị TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt 12 năm tù về tội danh trên.
Bị cáo Hùng sau phiên xử.
Theo bản án sơ thẩm, tháng 10/2011, Phạm Minh Cường thuê kho tại xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp thành lập công ty TNHH một thành viên đầu tư Gia Thành kinh doanh lương thực. Đến tháng 2/2012, công ty bổ sung ông Nguyễn Văn Gan (38 tuổi, ngụ Đồng Tháp) làm giám đốc, chịu trách nhiệm lo vốn kinh doan lúa gạo.
Quá trình làm ăn, Phạm Minh Hùng (cha ruột của Cường) tham gia làm cò môi giới, mua bán gạo tại kho. Do thường xuyên qua lại tại kho, Hùng nhờ ông Gan tìm người vay tiền để làm vốn kinh doanh nên ông Gan thới thiệu vợ chồng Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thị Yến (hàng xóm của ông Gan) cho Hùng vay tiền.
Video đang HOT
Thông qua sự giới thiệu của Gan, từ tháng 1/2012 đến 6/2012, vợ chồng Bình và Yến đã nhiều lần cho Hùng vay với tổng số tiền 1,181 tỷ đồng. Do tất cả những lần vay tiền không có giấy biên nhận nên cuối tháng 7/2012, tại quán cà phê Như Ý, phường An Hòa, thị xã Sa Đéc (nay là TP Sa Đéc) với sự chứng kiến của ông Gan, Bình viết rồi yêu cầu Hùng ký biên nhận vay số tiền trên. Hùng đồng ý ký biên nhận và cam kết sau 60 ngày sẽ trả hết số tiền này cho vợ chồng Bình- Yến (giấy biên nhận ông Gan có ký với tư cách là người làm chứng).
Quá thời hạn cam kết, Hùng chỉ trả cho vợ chồng Bình- Yến được 151 triệu đồng. Đến tháng 12/2012, Cường trả kho, nghỉ kinh doanh gạo nên Hùng chuyển sang làm cò mua bán gạo tại các tỉnh Tiền Giang, Long An và cũng không liên hệ trả nợ cho vợ chồng Bình – Yến. Vì vậy, vợ chồng Bình- Yến đã làm đơn tố cáo Hùng với số tiền chiếm đoạt là 981 triệu đồng ra Công an, đến tháng 10/2013 Hùng bị bắt.
Theo báo Vietnamnet, quá trình điều tra, ban đầu Hùng thừa nhận có vay của ông Bình số tiền trên để kinh doanh gạo và nuôi tôm nhưng bị lỗ nên không trả được. Sau đó, Hùng thay đổi lời khai và cho rằng số tiền 981 triệu đồng nói trên là tiền nợ mua số đề của Yến thông qua hình thức nhắn tin qua điện thoại. Về giấy nhận nợ, do chưa trả tiền nên Hùng bị vợ chồng ông Bình thuê xã hội đen đến ép ký biên nhận nợ tiền vay, một số giấy tờ liên quan khác không phải chữ viết và chữ ký của bị cáo.
Cho rằng lời khai của Hùng không có cơ sở bởi bị không xuất trình được chứng cứ là tiền mua số đề, không cung cấp được tin nhắn, số điện thoại thể hiện bị cáo mua số đề của Yến. Trong khi đó, lời khai của bị hại, người làm chứng Nguyễn Văn Gan thì thể hiện có việc bị cáo vay mượn Bình- Yến như đã nói trên…Từ đó, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt Hùng mức án 12 năm tù.
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, Hùng vẫn giữ nguyên lời khai và kêu oan. Bào chữa cho bị cáo, luật sư đã đưa ra nhiều tình tiết mâu thuẫn trong vụ án chưa được làm rõ. Đại diện VKSND Tối cao đã chỉ ra hàng loạt vấn đề chưa được làm rõ như: tại nhiều bút lục bị cáo không nhận tội, trong khi đó giấy nhận nợ ngày 31/7/2012 – chứng cứ duy nhất để kết tội bị cáo lại được viết trên giấy học sinh trên cả 4 mặt giấy, một số trang chữ viết hoàn toàn khác nhau.
Ngoài ra, bị cáo có giao nộp một biên bản thể hiện anh Bình đã ký tên xác nhận đã nhận đủ 1,181 tỷ đồng. Thế nhưng, tòa án cấp sơ thẩm và các cơ quan tiến hành tố tụng không xem xét biên bản trên, việc chỉ căn cứ vào lời khai của bị hại là chưa thỏa đáng.
Mặt khác, toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án như giấy nhận nợ, giấy xác nhận đã trả nợ đều là giấy viết tay, thế nhưng quá trình điều tra cấp sơ thẩm chưa tiến hành giám định chuyên môn về chữ viết, lời khai của bị hại cũng có nhiều mâu thuẫn. Đại diện VKSND Tối cao đã đề nghị HĐXX hủy toàn bộ hồ sơ vụ án. Sau khi xem xét, HĐXX chấp nhận đề nghị trên, tuyên hủy toàn bộ bản án, trả hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại từ đầu.
Gia Huy (tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Ông lão đồi bại dụ dỗ trẻ bán vé số làm trò "người lớn".
Mỗi lần thực hiện hành vi giao cấu với cháu bé bán vé số xong, "yêu râu xanh" này đều mua vé số "ủng hộ", đôi lúc còn cho tiền để cháu bé giữ kín chuyện.
Ngày 2/2, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Tăng Long (SN 1952, ngụ TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) về tội "hiếp dâm trẻ em".
Bị cáo Tăng Long tại tòa phúc thẩm
Trước đó, Tăng Long đã từng bị TAND tỉnh Đồng Tháp xử phạt 12 năm tù về tội danh trên. Cho rằng mức án nặng, Long kháng cáo xin được giảm án. Tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo đã tự nguyện rút đơn kháng cáo chấp nhận y án sơ thẩm.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, cháu N.M.T (SN 2002) cùng cha mẹ ruột từ quê ở thị trấn Hộ Phòng (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) lên TP. Sa Đéc tạm trú để sinh sống. Hàng ngày, cháu T. thường đi bán vé số kiến thiết ở khu vực TP. Sa Đéc. Thỉnh thoảng, Tăng Long gọi T vào nhà để mua vé số.
Khoảng 13h30 ngày 27/5/2014, Tăng Long thấy T đi bán vé số ngang qua nhà Long (ở phường 2, TP.Sa Đéc) nên vẫy tay gọi T vào nhà. Long kêu T vào phòng ngủ nhưng T không chịu. Long nắm tay kéo T. vào phòng ngủ dụ dỗ... Xong, để kín chuyện Long còn cho T. 50 ngàn đồng và đưa cho T. thêm 60 ngàn đồng để mua 6 tờ vé số.
Đến khoảng 14h30 cùng ngày, có một người phụ nữ bên cạnh thấy T vào nhà Long lâu lắm mới thấy ra, nghi ngờ nên người này đã điện thoại báo cho mẹ của T biết. Khi về nhà, bị mẹ ruột gặng hỏi thì T kể lại sự việc bị Long dụ dỗ. Sau đó, gia đình T đã đến cơ quan công an tố cáo hành vi đồi bại của Long.
Quá trình điều tra, cháu T khai bị Long dụ dỗ tổng cộng 8 lần, mỗi lần cách nhau 3 đến 4 ngày, đều trong tháng 5/2014. Mỗi lần như thế, Long không cho tiền mà chỉ mua vé số "ủng hộ". Riêng lần cuối vào ngày 27/5/2014 trên, Long ngoài mua vé số còn cho tiền T thêm 50 ngàn đồng.
Bản án sơ thẩm còn thể hiện, Long chỉ thừa nhận dụ dỗ cháu T có 2 lần. Riêng đối với những lần khác T vào mời Long mua vé số và chỉ đấm bóp cho Long. HĐXX cấp sơ thẩm trước đó cũng nhận định, mặc dù việc dụ dỗ với bị hại 2 lần hay 8 lần thì cũng là trường hợp phạm tội nhiều lần nên đã tuyên phạt bị cáo Tăng Long 12 năm tù về tội danh trên.
Theo_An ninh thủ đô
Giăng điện diệt chuột chẳng may bẫy chết người Do ruộng lúa bị chuột cắn phá, xót ruột nên Trung đã rủ bạn đi giăng bẫy điện bắt chuột nhưng không may một người đàn ông trong xóm đi ngang qua dính phải bẫy điện, bị giật tử vong. Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM vừa chấp nhận kháng cáo, tuyên giảm án phạt cho bị cáo Nguyễn Thế Trung...