Hủy án sơ thẩm vụ giết người từ va chạm giao thông
Ngày 28.5, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm vụ án Lê Văn Thành (35 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) giết người để điều tra, xét xử lại từ đầu.
Các bị cáo tại tòa – Ảnh: Ngọc Lê
Trước đó, ngày 21.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lê Văn Thành 16 năm tù về tội “giết người”; các bị cáo Trương Hoàng Nam, Vắn Nhật Bậu, Nguyễn Anh Tùng và Phạm Văn Công bị phạt từ 1 năm tù (cho hưởng án treo) đến gần 2 năm tù về tội “gây rối trật tự công cộng”.
Hội đồng xét xử nhận định, cấp sơ thẩm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Thành là có căn cứ. Tuy nhiên, các chứng cứ để chứng minh bị cáo Thành có thực sự là thủ phạm giết người hay không thì chưa đủ cơ sở. Cấp sơ thẩm có sai sót trong việc đánh giá chứng cứ, vi phạm tố tụng nghiêm trọng nên tòa chấp nhận kháng cáo của bị cáo, hủy một phần bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Tại tòa, Thành không thừa nhận hành vi dùng cây sắt gắp than đánh vào đầu Đinh Công Thế Huynh (nạn nhân) và liên tục kêu oan.
Theo bản án sơ thẩm, khoảng 22 giờ ngày 3.6.2013, khi Phạm Văn Công điều khiển xe máy chở Nguyễn Anh Tùng; Văn Nhật Bậu chở Đinh Công Thế Huynh lưu thông trên đường Nguyễn Văn Nghi (quận Gò Vấp, TP.HCM). Đến trước số nhà 108 Nguyễn Văn Nghi thì va quẹt với Lê Minh Nhựt đang đi bộ qua đường, làm Công và Tùng té ngã.
Video đang HOT
Lúc này, hai bên cự cãi. Thấy vậy, chủ quán cơm nơi Nhựt làm việc ra xin lỗi và xin bồi thường nhưng nhóm của Công không chịu và lao vào đánh Nhựt.
Khi Lê Văn Thành, bảo vệ chợ Gò Vấp ra can ngăn và nói đã báo công an thì nhóm của Công lao vào đánh Thành. Thành chạy vào quán cơm gần đó lấy cây gắp than ra đánh trả.
Cùng lúc, Trương Hoàng Nam (con ông Thành) lấy vỉ nướng thịt chạy đến đánh trên đầu Huynh khiến Huynh bị ngã. Khi Huynh bỏ chạy thì bị Thành chạy đến đâm vào đầu, Huynh gục tại chỗ. Dù đã được đưa cấp cứu ở bệnh viện nhưng nạn nhân đã tử vong.
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Hủy án vụ hiếp dâm trẻ em gây tranh cãi: Vi phạm tố tụng nghiêm trọng
Chiều 25.5, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND H.Châu Thành về vụ án hiếp dâm trẻ em gây tranh cãi để điều tra, xét xử lại.
Phiên tòa phúc thẩm - Ảnh: Giang Phương
Trước đó, ngày 18.3, TAND H.Châu Thành xử sơ thẩm, tuyên 2 bị cáo Trần Quốc Khánh và Từ Minh Thuận (cùng 17 tuổi, cùng ngụ xã An Cơ, H.Châu Thành) không phạm tội hiếp dâm trẻ em. Còn cáo trạng của Viện KSND H.Châu Thành truy tố Khánh và Thuận với tội danh trên.
Theo đó, đầu năm 2014, Khánh quen với N.T.N.T (lúc này T. vừa tròn 15 tuổi, ngụ H.Hòa Thành, Tây Ninh). Cả 2 từng nhiều lần hẹn hò nên có tình cảm yêu thương nhau. Ngày 23.3.2014, Khánh điện thoại rủ T. đến ấp An Lộc, xã An Cơ dự đám tang cha của người bạn.
Tối 24.3 Thuận đưa T. về nhà Thuận ngủ (đối diện nhà có tang). Sau đó, Khánh và Thuận dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu với T. Giao cấu xong, tất cả cùng qua chỗ đám tang.
Gần 1 tháng sau (ngày 22.4.2014) gia đình biết chuyện nên làm đơn tố cáo cả 2 lên cơ quan chức năng. Giám định pháp y kết luận T. bị xâm hại vùng kín. Viện KSND H.Châu Thành truy tố Khánh và Thuận tội hiếp dâm trẻ em.
Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo cho rằng khi lấy lời khai, cán bộ điều tra ép cung, hăm dọa các bị cáo; bản tường trình các bị cáo viết trong tình trạng bị ép buộc. Sau khi lấy lời khai xong, cha mẹ các bị cáo mới vào ký tên.
Trước khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, gia đình các bị cáo đã có đơn khiếu nại hành vi tố tụng của điều tra viên nhưng thủ trưởng cơ quan điều tra không xem xét, giải quyết khiếu nại là vi phạm tố tụng hình sự. Trong biên bản lấy lời khai không có người chứng kiến, chỉ có cán bộ huyện đoàn ký tên trong khi người này khai do cán bộ điều tra đem biên bản đến trụ sở làm việc để ký (?!).
Sau khi tuyên án, gia đình bị hại đã có kháng cáo lên cấp phúc thẩm, đồng thời, Viện KSND H.Châu Thành cũng có kháng nghị, đề nghị cấp phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại theo thủ tục chung.
HĐXX cấp phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ bản án để điều tra, xét xử lại vì quá trình điều tra, xét xử của cấp sơ thẩm có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Trong đó, tư cách tham gia tố tụng của 2 bị cáo là người chưa thành niên nhưng trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử cấp sơ thẩm lại không có mặt của cha và mẹ của 2 bị cáo tham gia tố tụng. Không tuân thủ theo trình tự thủ tục tố tụng khi HĐXX và kiểm sát viên hỏi đan xen; việc công bố lời khai bị cáo thuộc thẩm quyền của HĐXX và kiểm sát viên nhưng tại phiên tòa, thư ký phiên tòa đã 4 lần công bố lời khai; bị cáo không đồng ý về bản cáo trạng nhưng HĐXX không cho bị cáo trình bày lý do; kiểm sát viên yêu cầu HĐXX công bố toàn bộ lời khai người bị hại nhưng HĐXX không thực hiện, không trả lời vẫn tiếp tục phiên tòa; HĐXX xét hỏi chưa toàn diện, khách quan...
Ngoài ra, HĐXX cấp phúc thẩm đề nghị cơ quan điều tra làm rõ lý do vì sao cơ quan này lấy cung các bị cáo vào lúc 23 giờ.
Giang Phương
Theo Thanhnien
Vi phạm tố tụng, một phiên tòa phải xét xử lại Ngày 23.4, TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2 và tuyên Lâm Quang Trung (ảnh, 18 tuổi, trú KP.5, P.2, TX.Quảng Trị, Quảng Trị) 24 tháng tù giam về tội "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Lâm Quang Trung tại phiên tòa sơ thẩm lần 2 - Ảnh: Nguyễn Phúc...