Hút và nạo thai khác nhau thế nào?
Hai thủ thuật này có sự khác biệt nhất định nhưng chúng đều mang lại những nguy cơ với cơ thể phụ nữ.
Do thiếu kiến thức giới tính cùng quyết định sai lầm, nhiều cặp đôi buộc phải giải quyết “tai nạn” khi có thai ngoài ý muốn. Trong trường hợp này, họ phải chấp nhận rủi ro và lưu ý những gì?
Phân biệt và xác định rủi ro
Hút thai là phương pháp sử dụng ống hút và bơm chân không nhằm lấy thai, nhau thai ra khỏi buồng tử cung. Thông thường, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này cho thai nhỏ, khoảng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Với nạo thai, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ kim loại, mảnh nhỏ (thìa nạo) để lấy các tổ chức thai và nhau thai ra ngoài. Phương pháp này được áp dụng với thai lớn trên 12 tuần, thai lưu hoặc thai lưu vôi hóa. Nạo thai thường kết hợp với nong thai bằng dụng cụ, thuốc hoặc đồ gắp thai trong một số trường hợp.
Hút hay nạo thai đều có những nguy cơ và biến chứng ảnh hưởng tới cơ thể phụ nữ. Ảnh: Washington Post.
BSCKI Nguyễn Trọng Hùng, khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), cho biết: “Do cùng là thủ thuật, cả hai phương pháp này đều có nguy cơ biến chứng”.
Hút và nạo thai đều có tỷ lệ khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân là trong quá trình thực hiện, các bác sĩ buộc phải đưa dụng cụ từ bên ngoài vào cơ thể người bệnh.
Phụ nữ chấp nhận hút hoặc nạo thai cũng có nguy cơ băng huyết trong quá trình thực hiện. “Việc sót thai, nhau thai do làm thủ thuật không hết có thể gây ra hiện tượng này. Ngoài ra, động tác của người làm thủ thuật quá mạnh, tử cung yếu cũng gây băng huyết, chảy máu nhiều, nguy hiểm tới tính mạng”, bác sĩ Trọng Hùng giải thích.
Video đang HOT
Với những phụ nữ từng sinh bằng phương pháp mổ, việc hút, nạo thai còn mang tới nguy cơ thủng, rách vết mổ cũ khi đưa dụng cụ vào cơ thể.
Theo bác sĩ khoa Phụ sản, phương pháp nạo thai còn có một số biến chứng nguy hiểm khác. “Các dụng cụ nạo thai khi đưa vào cơ thể có nguy cơ gây thủng tử cung. Ngoài ra, với phụ nữ có cổ tử cung chưa mở hết, việc làm thủ thuật này gây rách cổ tử cung, chảy máu nhiều”, bác sĩ này nói.
Nạo thai còn khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng Asherman. Bác sĩ Trọng Hùng cho biết hội chứng này thường gặp ở những người nạo thai nhiều lần. Asherman gây dính buồng tử cung, tạo sẹo và gây khó khăn cho lần thụ thai tiếp theo. Nguy hiểm hơn, nếu thụ thai thành công trong tương lai, biến chứng này mang đến nguy cơ sẩy thai và thai lưu lớn.
Cần chú ý gì trước khi thực hiện thủ thuật?
Bác sĩ Trọng Hùng khuyến cáo mọi người chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng trước khi quyết định xử lý thai ngoài ý muốn. Nếu còn băn khoăn hoặc nghi ngại, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ và những người có kinh nghiệm trong gia đình về quyết định của mình.
Phụ nữ khi mang thai ngoài ý muốn cần suy nghĩ và đánh giá thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Ảnh: Scribd.
Sau khi quyết định, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế. “Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nong cổ tử cung bằng thuốc trước khi thực hiện thủ thuật. Thời gian này có thể kéo dài 3-6 tiếng. Chúng ta không nên sốt ruột mà cần ưu tiên sự an toàn”, bác sĩ này chia sẻ.
Ngoài ra, trong quá trình làm thủ thuật, bệnh nhân nhận thấy triệu chứng bất thường hoặc khó chịu cần thông báo ngay với nhân viên y tế. Đó có thể là dấu hiệu của dị ứng thuốc hoặc ngộ độc thuốc tê.
Sau khi thực hiện thủ thuật, mọi người cần uống thuốc đúng theo đơn của bác sĩ, giữ vệ sinh âm đạo và tránh làm việc quá sức. Phụ nữ vừa làm thủ thuật cũng chưa nên quan hệ tình dục khi còn sản dịch.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần theo dõi kỹ các dấu hiệu sức khỏe tại nhà. Một số biến chứng có thể xảy ra như sốt, khí hư có mùi hôi, âm đạo ra máu nhiều hoặc kéo dài. Người bệnh cũng phải đảm bảo tái khám đúng hẹn nhằm xử lý kịp thời các biến chứng.
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau lưng sau khi sinh
Sau sinh, nhiều phụ nữ bị đau lưng kéo dài, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Họ phải chấp nhận "sống chung với lũ" và không điều trị. Việc nắm rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể giúp chị em thoát khỏi cảm giác khó chịu.
Nguyên nhân từ thói quen xấu
BSCKI Nguyễn Trọng Hùng, khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), nhận định: "Tình trạng đau lưng khá phổ biến ở phụ nữ sau thai kỳ. Nguyên nhân từ một số thói quen xấu và sự thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai".
Sự thay đổi trục cột sống: Cho con bú sai tư thế là yếu tố đầu tiên dẫn tới thay đổi trục cột sống và cảm giác đau lưng. Thông thường, tâm lý của các bà mẹ là tạo tư thế thuận lợi nhất cho con bú. Tuy nhiên, việc làm này vô tình ảnh hưởng tới tư thế của họ khi ngồi cong, vẹo gây gù cột sống.
Việc thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai cũng là tác nhân ảnh hưởng tới cột sống. "Hormone relaxin làm các khớp lỏng lẻo, giúp cơ thể phù hợp hơn với giai đoạn mang thai. Hormone này tiết ra khiến các khớp ngấm nước, mềm dẻo, hỗ trợ việc chuyển dạ. Tuy nhiên, chúng làm mất ổn định các khớp và khiến tư thế dễ sai lệch", bác sĩ Trọng Hùng giải thích.
Tư thế sai, tăng cân hay thay đổi hormone đều là những nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Ảnh: Pregnancy Lovetoknow.
Tăng cân quá mức: Khung xương của người trưởng thành không thay đổi khi đến độ tuổi nhất định. Việc chúng phải nâng đỡ trọng lượng cơ thể quá lớn làm các khớp, xương bị quá tải, dẫn tới cảm giác đau kéo tại khớp xương.
Loãng xương do thiếu hụt canxi: Đây là vấn đề thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú. Theo bác sĩ khoa Phụ sản, đối tượng này cần lượng canxi lớn hơn bình thường để đảm bảo nhu cầu của bản thân và bổ sung chất này trong sữa.
Sinh mổ: Tỷ lệ người đau lưng sau khi sinh mổ cao hơn nếu áp dụng phương pháp vô cảm gây tê ngoài màng cứng. Một số trường hợp bị tổn thương dây chằng ở cột sống cũng gây đau phần thắt lưng sau khi mổ.
Làm việc quá sức hoặc kiêng cữ thiếu hợp lý: Nhiều phụ nữ mới sinh, cơ thể yếu nhưng phải đảm đương các công việc gia đình khiến họ có cảm giác đau mỏi. Ngược lại, một số bà mẹ kiêng quá mức do sợ ảnh hưởng tới cơ thể và nằm trên giường thời gian dài. Thói quen này cũng trực tiếp gây nhức, mỏi cơ.
Thay đổi trọng tâm cơ thể: Sự phát triển của thai nhi và tử cung khiến phần cơ bụng bị giãn, qua đó cột sống bị cong nhiều hơn về phía trước. Để giữ thăng bằng khi di chuyển, các bà bầu phải hơi ngả người về sau, khiến vùng cơ lưng dưới bị căng. Sự mất cân bằng này tiếp diễn trong thời gian dài (4-6 tháng) có thể ảnh hưởng tới dáng đi của phụ nữ sau sinh.
Tập luyện và thay đổi thói quen
Huấn luyện viên Phương Thủy (Hà Nội) khuyên các bà mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ngay khi mang bầu. Sau sinh, chúng ta có thể kiểm soát lượng ăn nhưng đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng nhằm kết hợp giảm cân với tạo điều kiện phát triển cho trẻ.
Phụ nữ sau sinh cần điều chỉnh lại tư thế, qua đó hạn chế sự thay đổi trục cột sống. "Khi ngồi, các bà mẹ nên đặt một chiếc gối, đệm dưới lưng nhằm nâng đỡ cột sống. Mọi người cũng không nên nằm đệm quá mềm và ưu tiên dùng gối chuyên dụng cho bà bầu", huấn luyện viên này cho biết.
Bird dog là bài tập đơn giản nhưng rất hiệu quả để giải quyết tình trạng đau lưng. Ảnh: Verywell Fit.
Phụ nữ sau sinh cần tránh nâng vật quá nặng do sự thiếu hụt canxi khiến xương khớp không ổn định. Ngoài ra, việc thường xuyên massage, chườm nóng vùng lưng dưới sẽ hạn chế cảm giác đau, nhức do căng cơ.
Duy trì tập luyện thể dục nhẹ nhàng với các môn như yoga, pilates, gym cường độ trung bình... là những biện pháp tốt, có thể giải quyết triệt để tình trạng đau lưng.
Huấn luyện viên Phương Thủy gợi ý: "Một số bài tập giúp cải thiện tình trạng đau lưng các bà mẹ nên tìm hiểu và thực hành là Supine lower trunk rotation, Glute bridge, Cat and cow, Wall sit, Bird dog, Standard plank, Pigeon pose...".
Chiều theo sở thích lạ của bạn trai khi quan hệ, nữ sinh 19 tuổi suýt mất mạng Chính sở thích lập dị của bạn trai khi "yêu" là nguyên nhân khiến cố gái trẻ mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai làm tổ sai vị trí. Vị trí làm tổ chính xác của thai là tại buồng tử cung. Tuy nhiên, có một số trường hợp khối thai không di chuyển xuống buồng...