Hút thuốc lá và thuốc lá điện tử – tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ ở người trẻ
Theo một nghiên cứu mới đăng trên chuyên san American Journal of Preventive Medicine, thuốc lá điện tử không phải là giải pháp thay thế an toàn hơn thuốc lá truyền thống.
Những người trẻ hút thuốc lá và thuốc lá điện tử có nguy cơ bị đột quỵ cao gần gấp 3 lần so với những người không hút thuốc lá.
Hút thuốc lá từ lâu bị xem là một trong những yếu tố làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu này đã chứng minh hút thuốc lá điện tử thậm chí làm tăng nguy cơ này cao hơn. Đây là một thông điệp quan trọng đối với giới trẻ, vốn cho rằng thuốc lá điện tử ít gây hại hơn và coi thuốc lá điện tử là một lựa chọn an toàn.
Càng hút thuốc, bạn càng dễ bị đột quỵ
Thu thập dữ liệu của gần 162.000 người từ 18 – 44 tuổi, các nhà khoa học thuộc Đại học George Mason (Mỹ) thấy rằng: Những người trẻ hút thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử có nguy cơ bị đột quỵ cao gần gấp đôi so với những người chỉ hút thuốc lá truyền thống. Nguy cơ này tăng gần gấp 3 lần so với những người không hút thuốc lá.
Những người hút thuốc lá ít hơn 11 điếu/ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với người không hút. Những người hút 2 bao/ngày có khả năng bị đột quỵ cao gấp 5 lần.
Hút thuốc là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nước ta. Các cơn đau tim, bệnh mạch máu ngoại biên và đột quỵ là do tác hại của việc hút thuốc đối với các động mạch.
Video đang HOT
Hai hóa chất trong thuốc lá gây hại nhất là nicotine và carbon monoxide. Nicotine, ngoài việc gây nghiện, gây tác động rất lớn đối với các động mạch trên khắp cơ thể. Nicotine là một chất kích thích, tăng nhịp tim khoảng 20 nhịp mỗi phút với mỗi điếu thuốc.
Nó làm tăng huyết áp và là liều thuốc làm co mạch, nghĩa là làm cho các động mạch trên khắp cơ thể trở nên nhỏ hơn. Điều đó khiến tim khó bơm máu qua các động mạch bị tắc nghẽn và khiến cơ thể giải phóng chất béo dự trữ và cholesterol vào máu.
Hút thuốc làm tăng nhanh quá trình xơ cứng và thu hẹp trong động mạch. Quá trình này bắt đầu sớm hơn và tăng khả năng máu đông cục (cục máu đông hay máu đông cục?) lên cao gấp hai đến bốn lần. Hút thuốc làm giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ cao và làm tăng mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp. Nghĩa là giảm sự di chuyển của cholesterol qua cơ thể và góp phần tích lũy của nó trong các động mạch của bạn. Điều này khiến bạn có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và mất chân tay.
Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ bằng cách thu hẹp các động mạch trong não và các động mạch cảnh ở cổ dẫn đến não. Ngoài ra, các mạch đến não có thể bị tắc nghẽn do tắc nghẽn hoặc máu đông, có thể dẫn đến đột quỵ và tê liệt. Nếu các mạch máu bị chặn hoàn toàn đến một phần của não, phần đó sẽ chết. Người bệnh có thể mất khả năng nói, đi lại hoặc di chuyển bình thường hoặc tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng, đột quỵ có thể gây tử vong.
“Nattokinase” – Cách “nói không” với đột quỵ
Đã từng có thời điểm trong thế kỷ XX: đột quỵ được mệnh danh là kẻ giết người số một ở Nhật Bản. Song nhiều nỗ lực phòng chống đột quỵ của người dân xứ hoa anh đào được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận. Kể từ năm 1960, số cơn đột quỵ đã giảm hơn 85% nhờ thường xuyên kết hợp sử dụng món ăn natto hàng ngày.
Theo Tạp chí NBI Health (Mỹ), có ít nhất 17 nghiên cứu trên thế giới về công dụng tan cục máu đông của món natto. Nattokinase có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu và hạ huyết áp. Hoạt chất tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ. Enzym này làm sạch máu, nên còn cải thiện tuần hoàn não, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Năm 1986, tiến sĩ Sumi Hiroyuki công bố nattokinase là một loại enzym sở hữu có khả năng phân hủy huyết khối mạnh nhất trong các dòng enzym, gấp 4 lần plasmin – enzym nội sinh làm tan máu đông và tuyệt đối an toàn cho cơ thể khi hấp thụ qua con đường ăn uống.
Theo Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), có hơn 20 nghiên cứu trong nước kiểm chứng công dụng của enzym nattokinase. Nattokinase trực tiếp làm tiêu sợi fibrin nên giải phóng tiểu cầu và giải tỏa những khu vực dòng máu lưu thông bị cản trở không cần thiết. Hàng nghìn năm qua, người dân xứ mặt trời mọc vẫn chế biến natto mỗi ngày để phòng bệnh huyết khối.
Nhiều sản phẩm chứa nattokinase từ Nhật được tin dùng trên thế giới. Để bảo vệ người bệnh, Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) ra đời để cấp chứng nhận cho các sản phẩm dự phòng đột quỵ chứa nattokinase đảm bảo chất lượng. Bao bì đóng dấu JNKA phải thoả mãn 4 tiêu chí: lên men natto bằng vi khuẩn bacillus subtilis; hàm lượng nattokinase hơn 2.000FU; dùng đơn vị đo lường FU; chứng minh an toàn.
Mỗi năm, JNKA sẽ kiểm tra lại sản phẩm để tiếp tục cấp dấu, nếu không đạt yêu cầu sẽ thu hồi. Các sản phẩm chứa nattokinase có dấu logo của JNKA là sản phẩm được chứng nhận về chất lượng. Đây cũng là cách mà JNKA giúp người tiêu dùng phân biệt dễ dàng các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu nattokinase đảm bảo chất lượng.
Tác hại khôn lường của thuốc lá nung nóng
Cùng với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng là một loại thuốc lá thế hệ mới. Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hiện được các công ty thuốc lá giới thiệu là sản phẩm ít hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường. Nhưng liệu sự thật có như vậy?
Sản phẩm thuốc lá nung nóng (Ảnh minh họa)
Thuốc lá nung nóng là thiết bị dùng pin đốt nóng điếu thuốc lá ngắn 1/3 so với điếu thuốc lá thông thường. Loại thuốc thế hệ mới này vẫn dùng sợi thuốc lá tẩm ướp và chứa nicotine không khác gì thuốc lá điếu thông thường.
Điểm khác biệt duy nhất là không đốt lửa trực tiếp tại đầu điếu thuốc, mà chỉ nung nóng tạo khói. Ở Việt Nam, thấy ai đó ngậm thiết bị giống hệt cây bút nhưng có đầu lọc màu trắng, rít và nhả rất ít khói, chính là đang dùng thuốc lá nung nóng.
Khác lạ hoàn toàn so với thuốc lá điếu đầu lọc nên thuốc lá nung nóng được gọi chung là "thuốc lá thế hệ mới". Hiện nay, một số tập đoàn thuốc lá trên thế giới đang giới thiệu loại sản phẩm thuốc lá mới này, được giới thiệu với đặc tính là chỉ làm nóng ở nhiệt độ khoảng 3000C để sinh ra các hạt khói/ làn khói cho người hút thuốc hít vào thông qua một thiết bị điện tử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong vấn đề gây nghiện, gây hại, thì "mèo vẫn hoàn mèo", thậm chí còn nguy hại hơn cho cả người dùng lẫn cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo thuốc lá nung nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường.
Dù thuốc lá nung nóng được nung ở nhiệt độ thấp hơn nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá (Acrolein, Volatile Organic Chemicals, Acetaldehyde, Carbon monoxide, Polycyclic Aromatic Hydrocarbons, Heavy metals, Formaldehyde... - một số hóa chất được xếp vào nhóm gây ung thư).
Nồng độ một số hóa chất thấp hơn trong thuốc lá điếu thông thường nhưng nồng độ một số hóa chất khác lại cao hơn và nồng độ hóa chấp thấp không đồng nghĩa với giảm nguy cơ sức khỏe.
Khói thuốc lá nung nóng ngoài gây hại cho người hút thì còn gây tác hại cho người xung quanh do hút thuốc thụ động. Thuốc lá nung nóng chứa nicotine là chất gây nghiện mạnh, có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, vị thành niên và phụ nữ có thai. Phơi nhiễm chất nitrosamines liên quan tới ung thư phổi, mũi, thực quản, gan, tuyến tụy và cổ tử cung.
Phơi nhiễm chất aldehydes như formaldehyde có thể gây ung thư phổi và mũi, ngoài việc khiến cho phổi dễ bị nhạy cảm trước các nhiễm khuẩn. Phơi nhiễm carbon monoxide làm giảm việc cung cấp oxy tới tim làm tăng nguy cơ gây huyết khối, bệnh tim và đột quỵ.
Phơi nhiễm acrolein góp phần làm tăng mảng bám trong mạch máu cũng như tạo huyết khối, tăng nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Phơi nhiễm cũng gây tổn hại khả năng chống viêm của phổi.
Thuốc lá điện tử 'tấn công' người trẻ Ngày 26/5 là ngày mở đầu của "Tuần lễ quốc gia không khói thuốc". Theo ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, có 13 triệu người Việt hút thuốc lá và bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, có khoảng 20 triệu người nữa bị ảnh hưởng bởi hút thuốc lá thụ động. Tại Việt...