Hút thuốc lá thủ phạm làm giảm chức năng sinh sản
Hút thuốc lá đã và đang trở thành thói quen nguy hiểm, gây ảnh hưởng sức khỏe bản thân người sử dụng cũng như người xung quanh. Hút thuốc lá chính là một trong những sở thích nguy hại, là thủ phạm gây yếu sinh lý, giảm chức năng sinh sản ở người.
Tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ về những nguyên nhân gây nên tình trạng “hiếm muộn” ở nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay, song có một thực tế không thể phủ nhận đó chính là, cùng với thói quen hút thuốc lá của một bộ phận không nhỏ người dân là sự gia tăng tình trạng hiếm muộn. Nhiều cặp vợ chồng lấy nhau sau nhiều năm vẫn chưa tìm được… bến hạnh phúc – sinh nở.
Một nghiên cứu tổng quan kết quả 20 nghiên cứu của Vine và cs cho thấy, so với người không hút thuốc, mật độ tinh trùng của người hút thuốc giảm 13 %. Hút thuốc giảm lượng tinh trùng ở nam giới. Bên cạnh đó hút thuốc còn làm biến đổi hình dạng tinh trùng.
Theo cơ quan Bộ Y tế, hiện có một số bằng chứng đáng tin cậy đã kết luận những người hút thuốc có phần trăm tinh trùng dị dạng cao hơn. Điều này có thể dẫn tới sẩy thai, thai nhi dị tật bẩm sinh, hoặc biến chứng khi sinh.
Hút thuốc lá – thủ phạm gây giảm chức năng sinh sản.
Bên cạnh đó, khảo sát tại một số khoa, phòng khám chuyên khoa Nam học hiện nay, chúng tôi được các y, bác sĩ đưa ra khuyến cáo, nghiện thuốc lâu năm có thể còn dẫn tới chứng liệt dương.
Video đang HOT
Nói vậy cũng bởi, giống như cơ chế gây tắc nghẽn mạch máu ở tim do quán trình xơ vữa động mạch, hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân cốt lõi của bệnh xơ vữa động mạch trong mạch máu của dương vật, làm giảm khả năng cương cứng. Tất nhiên, lúc này người đàn ông – và chính là người sử dụng thuốc lá rơi vào tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Nguy cơ hiện hữu là vậy, thế nhưng dạo quanh một lượt các tuyến phố, nơi công cộng: bệnh viện, công viên, nhà ga, bến xe… trên địa bàn thành phố Hà Nội, PV Báo CAND vẫn ghi nhận tình trạng hút thuốc lá tràn lan, bất chấp các quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng.
Đáng bàn hơn, khi được hỏi: “Không sợ hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có sức khỏe sinh sản sao?”, chúng tôi nhận được nhiều câu trả lời rất thiếu trách nhiệm, đại loại như: “Hút lâu rồi có sao đâu!”, “nghiện thuốc rồi, khó bỏ lắm!” v.v.
Theo đánh giá của cơ quan y tế cho thấy, không riêng gì nam giới, hút thuốc lá còn là thủ phảm gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Các nghiên cứu khoa học hiện nay đã chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc với khả năng sinh sản ở nữ giới. Hút thuốc làm giảm khả năng sinh sản của nữ, làm chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ hút thuốc, khả năng mang thai chỉ bằng từ 50% đến 89% so với phụ nữ không hút thuốc. Mặt khác, hút thuốc lá còn là yếu tố nguy cơ của việc thai ngoài tử cung. Lẽ vì, phụ nữ hút thuốc làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung từ 1,3 đến 2,5 lần, gây đẻ non hoặc thai chết lưu từ 1,4 đến 2,4 lần so với người hút thuốc lá. Ngoài ra hút thuốc còn làm giảm 20-30% cân nặng của trẻ sơ sinh.
Dự báo đến năm 2020, số người hút thuốc lá trên thế giới sẽ lên tới 1,6 tỷ người. Tại các nước có thu nhập cao, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi, ngược lại sử dụng thuốc lá đang có xu hướng gia tăng tại các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Theo Tổ chức y tế thế giới, 80% số người sử dụng thuốc lá sống tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Thuốc lá là sản phẩm tiêu dùng hợp pháp duy nhất gây tử vong cho một nửa số người sử dụng nó cùng hàng trăm nghìn người không hút thuốc lá khác.
Trần Huy
Theo CAND
Tổn thương phổi không hồi phục do khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa trên 7.000 hóa chất, là tác nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Phổi tắc nghẽn sau nhiều năm hút thuốc lá
Ông Nguyễn Đạt T., 63 tuổi, trú tại TP.Tuyên Quang, vừa vào điều trị tại khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Tuyên Quang. Bệnh nhân cho biết, đã hút thuốc lá nhiều năm. Gần đây, thấy ho có đờm, kèm theo khó thở nên đi khám. Tại BVĐK tỉnh Tuyên Quang, sau khám và qua kết quả cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán mắc COPD.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia hô hấp, nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là khói thuốc lá, thuốc lào. Một người nếu hút thuốc lá một gói/ngày sẽ phải hít khói thuốc lá hơn 70.000 lần/năm, vì vậy niêm mạc miệng, mũi, họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúc trường diễn với khói thuốc lá.
Thực thi cấm hút thuốc lá tại các nơi quy định để phòng tránh các bệnh do hút thuốc lá - Ảnh: Thúy Anh
Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc nơi nó đi qua, phần còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine nhiều hơn hai lần; chứa gấp 3 lần chất gây ung thư; gấp 5 lần lượng khí CO và khí amnonia nhiều hơn 50 lần. Ước có đến 2/3 số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy (luồng khói phụ) lan tỏa ra môi trường gây ra bệnh cho người xung quanh (hút thuốc lá thụ động).
Nhiều hóa chất độc cho phổi và cơ thể
Thuốc lá chứa cả ngàn hóa chất tồn tại tự nhiên hoặc do phản ứng giữa các hóa chất với nhau khi điếu thuốc được đốt cháy. Khi cháy, các hóa chất này kết tụ với nhau và tạo ra nhựa thuốc (tar), một hợp chất dính như keo, màu vàng sậm. Khi hít vào, nhựa thuốc kích thích cuống họng và phế nang. Các hóa chất có trong nhựa là acetone, ammonia, benzene, cyanide, formaldehyde, phenol, toluene, cadmium, arsenic, thủy ngân, chì... gây hại cho hệ hô hấp và cơ thể.
Các nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan rõ rệt giữa nghiện thuốc lá và một số bệnh, trong đó nổi bật là bệnh tim mạch, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
Nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là khói thuốc lá, thuốc lào. Ngay cả khi được điều trị, phổi của bệnh nhân COPD vẫn bị hư hại và không thể hoàn toàn trở lại bình thường. Do đó, COPD là bệnh suốt đời, khó thở và mệt mỏi có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn. Để phòng ngừa COPD, cách tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào, tạo môi trường sống và làm việc trong lành.
Theo Thanh niên
Nhan sắc tàn phai do thuốc lá Nhiều nghiên cứu phát hiện khói thuốc lá có chứa khoảng 4.800 hợp chất, trong đó có 100 hợp chất là chất gây bệnh ung thư. Hít khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn tác động tiêu cực đến mỗi hệ thống cơ quan của cơ thể. Hút thuốc lá liên quan đến nhiều vấn đề về da -...