Hút thuốc lá gây nhiều bệnh về phổi

Theo dõi VGT trên

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi và nhiều bệnh về phổi khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp.

Hút thuốc lá gây nhiều bệnh về phổi - Hình 1

Một bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Ảnh: H.Dung

Những bệnh lý này nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, dẫn đến tử vong.

* Hàng ngàn loại chất độc trong khói thuốc lá

Theo báo cáo của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, khói thuốc lá chứa 7 ngàn hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Nicotine là chất độc hại điển hình trong khói thuốc lá, là một chất gây nghiện được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào.

Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, khi khói thuốc lá đi vào miệng, người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Bệnh viện Nhi đồng UCSF Benioff (Hoa Kỳ) cho thấy, số người trẻ tuổi nhiễm Covid-19 đang gia tăng và cứ 3 người trẻ tuổi thì có 1 người có thể bị nhiễm Covid-19 nghiêm trọng do hút thuốc lá. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu của 8,4 ngàn nam giới và nữ giới từ 18-25 tuổi. Bằng chứng gần đây cho thấy hút thuốc lá có liên quan đến khả năng tiến triển của Covid-19, bao gồm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhập viện trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong.

Khói thuốc lá cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy; có khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại và bị giữ lại nhiều trong phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí. Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở, gây co thắt đường thở. Nhiều thông số chức năng thông khí ở người hút thuốc lá thay đổi, trong đó thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên giảm rất nhiều.

Khói thuốc lá làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Ở lứa tuổi từ 20-30, các bệnh lý gây ra do hút thuốc xuất hiện sớm. Ở lứa tuổi trên 30, nếu hút thuốc thì tốc độ giảm lưu lượng toàn phần trong giây thứ nhất của thể tích thở ra tối đa sẽ tăng gấp đôi so với người không hút thuốc. Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, 90% trong số hơn 600 ngàn người mắc bệnh ung thư phổi hằng năm trên thế giới là người hút thuốc lá.

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%. Ngoài các bệnh lý về phổi, hút thuốc lá cũng gây ra các bệnh lý về thần kinh, tim mạch với các biến chứng như: đột quỵ, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, mạch vành, thậm chí là các bệnh lý liên quan đến chức năng sinh sản… Bên cạnh đó, cũng gây ra một số loại ung thư khác như: ung thư vòm họng, ung thư đường tiêu hóa, ung thư bàng quang.

* Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải điều trị lâu dài

BS Phan Thanh Thủy, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, hầu hết những bệnh nhân đang điều trị nội trú tại khoa đều liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đa phần các bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính đều có liên quan đến thuốc lá, độ tuổi trung bình từ 50 trở lên. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải điều trị bệnh thường xuyên, liên tục trong thời gian dài. Bất kỳ khi nào chức năng hô hấp có vấn đề đều phải nhanh chóng nhập viện để được điều trị.

Tại Việt Nam, có khoảng 6,7% dân số mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh này ở những người từ 40 tuổi trở lên là 4,2%.

Cũng theo BS Thủy, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 4 trên thế giới sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Có 2 dạng chính của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính là: viêm phế quản mạn tính (tình trạng viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản. Các lớp lót trong các ống phế quản phổi bị đỏ, sưng và chứa đầy các chất nhầy. Chất nhầy này làm hẹp đường thở của bệnh nhân) và khí phế thũng (gây tổn hại các túi khí trong phổi và làm cho bệnh nhân dần khó thở hơn. Khi mất phế nang trong phổi, quá trình thải CO2 và hấp thu O2 sẽ trở nên khó khăn hơn, đồng thời bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở hơn).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất. Người hút thuốc lá có tỷ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc lá. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: khói hóa chất, bụi, ô nhiễm không khí trong nhà (đốt các nhiên liệu trong quá trình sưởi hoặc nấu ăn), ô nhiễm không khí ngoài trời, bụi nghề nghiệp và hóa chất, nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên…

Những triệu chứng thường gặp của bệnh là: ho kéo dài, ho có đàm, bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại, khó thở, đau thắt ngực, thở khò khè, mệt mỏi, sốt nhẹ và ớn lạnh. Khi bệnh ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở nhiều, môi hoặc móng tay chuyển sang màu xanh, xám, nhịp tim nhanh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa và điều trị các biến chứng có thể xảy ra đối với bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ các phương pháp điều trị, có chế độ sinh hoạt phù hợp, bỏ thuốc lá và các chất kích thích, ăn uống lành mạnh, khám sức khỏe và tập thể dục thường xuyên.

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn "rình rập", hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh

Sức khỏe của phổi càng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 vẫn "rình rập" như hiện nay.

Phổi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống hô hấp của con người. Vai trò chủ yếu của phổi là trao đổi các khí - đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và đưa dioxit cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.

Video đang HOT

Sức khỏe của phổi càng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 vẫn "rình rập" như hiện nay. Dưới đây là những việc bạn nên hoặc không nên làm để giữ cho phổi ở trạng thái khỏe mạnh tốt nhất:

3 việc cần tránh xa

1. Tránh xa thuốc lá và thuốc lá điện tử

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 1

Bạn hẳn đã nghe nhiều lần rồi nhưng dường như các bác sĩ chuyên về phổi nói bao nhiêu cũng chưa đủ: Hãy ngừng hút thuốc. Đây là nguyên nhân số 1 gây tử vong do ung thư phổi và là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng phổi cũng như các bệnh về phổi, bao gồm cả tắc nghẽn mạn tính phổi (COPD). Thực tế, COPD, trong đó có bệnh khí thủng phổi và viêm phế quản mãn tính, là nguyên nhân hàng đầu thứ 3 gây tử vong ở Mỹ.

Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá gây tác hại cho hệ thống tự làm sạch của phổi. Các độc tố và hạt gây ung thư tồn tại trong đường thở và trong các túi khí nhỏ (gọi là phế nang) có chức năng cung cấp oxy cho máu và loại bỏ carbon dioxide.

Tương tự, khói cần sa cũng chứa nhiều hóa chất và chất gây ung thư giống như khói thuốc lá.

2. Tránh các nguy cơ làm lây lan vi trùng

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 2

Che miệng khi ho và hắt hơi là thói quen lịch sự, đồng thời còn là thói quen vệ sinh tốt. Ho/hắt hơi vào khuỷu tay có thể ngăn chặn sự lây lan của virus cúm, cảm lạnh thông thường và các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn.

Viêm phổi thường phát triển dưới dạng biến chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là cúm. Những người mắc COVID-19 có thể bị biến chứng phổi nghiêm trọng. Các chiến lược khác để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng gây nhiễm trùng phổi bao gồm rửa tay; ở nhà khi bạn bị bệnh hoặc tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi nhưng người lớn tuổi, trẻ em và những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn và COPD đặc biệt dễ bị tổn thương. Tương tự với COVID-19, nó có thể tấn công bất cứ ai, và nhóm nguy cơ cao nhất là người lớn tuổi, người có sẵn bệnh nền.

3. Tránh chất ô nhiễm và khí thải độc hại

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 3

Các chất ô nhiễm trong không khí ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau nhưng chúng hầu như luôn có hại cho phổi. Các hạt lạ tí hon (ví dụ: khí thải ô tô và các chất ô nhiễm khác) có thể bị kẹt trong hệ hô hấp và gây ra phản ứng viêm. Trong khi đó, hít phải độc tố có thể phá hủy mô phổi.

Tất nhiên, bạn không thể kiểm soát hoàn toàn mọi thứ bạn hít vào phổi mặc dù đeo khẩu trang có thể giúp ích.

Hãy giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm càng nhiều càng tốt khi làm việc với các chất gây kích ứng và độc tố đã biết, như sơn gốc dầu, sợi thủy tinh, thuốc trừ sâu hoặc hóa chất gia dụng. Bếp gas, nến thơm và lò sưởi cũng có thể là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà.

9 việc nên làm thường xuyên

1. Kiểm soát các bệnh mãn tính

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 4

Nhiễm trùng phổi thường phát triển dưới dạng biến chứng của một bệnh mãn tính khác - Michael Niederman MD, chuyên gia về phổi ở New York cho biết. Những người bị suy tim sung huyết - một tình trạng mãn tính khiến tim phù nề và phải vật lộn để bơm đủ máu - có thể xuất hiện chất lỏng tích tụ trong phổi, làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn.

Hoặc, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi. Vì vậy, hãy kiểm soát kỹ bất kỳ bệnh mãn tính nào sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

2. Tiêm vắc-xin ngừa cúm

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 5

Biện pháp này có thể ngăn ngừa bệnh cúm và nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi do cúm. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) kêu gọi tất cả người trưởng thành nên tiêm vắc-xin ngừa cúm hàng năm. CDC khuyến nghị hai loại vắc-xin có thể bảo vệ bạn chống lại một số vi khuẩn có thể gây viêm phổi:

- Người lớn từ 65 tuổi trở lên và bất kỳ ai (2 tuổi trở lên) mắc bệnh tiềm ẩn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn nên tiêm vắc-xin polysacaride phế cầu khuẩn (PPSV23 hoặc Pneumovax).

- Vắc-xin kết hợp phế cầu khuẩn (PCV13 hoặc Prevnar 13) được khuyên dùng cho người lớn từ 19 đến 64 với các tình trạng suy giảm miễn dịch. Người lớn từ 65 tuổi trở lên không bị suy giảm miễn dịch và chưa từng tiêm vắc-xin PCV13 nên nói chuyện với bác sĩ về việc có nên tiêm vắc-xin không.

3. Ăn nhiều rau và trái cây

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 6

Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau tốt cho đường ruột, tim và giúp ngăn ngừa bệnh phổi mãn tính. Theo nghiên cứu quy mô lớn của Thụy Điển với những người hiện và từng hút thuốc lá, người ăn nhiều trái cây, rau quả có nguy cơ mắc COPD thấp hơn. Táo, lê, rau lá màu xanh và ớt cung cấp sự bảo vệ lớn nhất. Càng ăn nhiều, lợi ích càng lớn. Các loại rau họ cải như bông cải xanh; cải Brussels; cải kale còn có tác dụng ngừa ung thư, mặc dù chưa rõ ràng với ung thư phổi.

Gần đây, một nghiên cứu lớn của Nhật Bản chỉ ra rằng, rau họ cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi ở những người không hút thuốc. (Nhưng nếu bạn là người hút thuốc hoặc từng hút thuốc trước đây, hãy cẩn trọng. Bởi các nghiên cứu cho thấy, bổ sung beta-carotene làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc).

4. Hít thở không khí bên ngoài

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 7

Vì sức khỏe toàn diện, hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh nên có 150 phút hoạt động thể chất vừa phải hoặc 75 phút hoạt động cường độ mạnh mỗi tuần. Bất kỳ bài tập nào làm nhịp tim của bạn tăng lên đều có lợi, bao gồm bơi lội, đạp xe, làm vườn hoặc đi bộ nhanh.

Khi tập thể dục, phổi của bạn cũng hoạt động. Chúng tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể để lấy năng lượng và loại bỏ carbon dioxide. Nhờ đó, tim lưu thông nhiều oxy hơn đến cơ bắp. Bạn có thể cảm thấy hụt hơi sau khi tập thể dục nhưng không phiari khó thở.

Tập thể dục thường xuyên làm cho quá trình đó hiệu quả hơn, do đó bạn sử dụng ít oxy hơn và ít bị gió hơn theo thời gian. Ngay cả đối với những người mắc bệnh phổi tiềm ẩn, hoạt động thể chất của cơ thể vẫn sẽ tốt hơn nếu duy trì lượng vận động thích hợp.

5. Tập yoga

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 8

Theo một số nghiên cứu, các bài tập yoga đơn giản như giãn cơ và hít thở thực sự có thể làm tăng chức năng phổi cũng như khả năng tập thể dục của bạn. Một nghiên cứu đăng trên Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ đã chọn lựa ngẫu nhiên 43 bệnh nhân mắc COPD từ trung bình đến nặng để thực hiện một trong số 2 lần can thiệp.

Một nhóm đã tham gia 12 tuần tập "pranayama" hay thở yoga và được đào tạo về COPD trong khi nhóm kiểm soát chỉ được học về COPD. Khi các nhà nghiên cứu so sánh hiệu suất của 2 nhóm trong bài kiểm tra đi bộ 6 phút, nhóm pranayama cho thấy sự cải thiện đáng kể về sức bền.

6. Hít thở sâu

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 9

Thực hiện các bài tập thở sâu có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của phổi, duy trì sức khỏe của phổi và giúp những người mắc bệnh hô hấp học cách thở tốt hơn.

Bạn có thể thử thở bằng môi: Thở vào mũi và thở ra từ từ qua đôi môi mím như thể chuẩn bị thổi tắt một ngọn nến. Hơi thở ra của bạn nên dài hơn 2 đến 3 lần so với hít vào.

Hoặc thử thở bụng: Nằm xuống, đặt một tay lên ngực và tay kia bên dưới lồng ngực. Hãy chú ý đến bụng khi bạn hít vào bằng mũi. Siết chặt cơ bụng và để chúng rút vào bên trong khi thở ra qua đôi môi mím lại. Động tác này làm săn chắc cơ hoành (một tấm cơ giữa ngực và bụng) để nó đảm nhận tốt nhiệm vụ hít thở.

7. Tăng cường ăn nghệ

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 10

Mặc dù không có bằng chứng nhanh chóng và rõ rệt về tác dụng của gia vị với các vấn đề về hô hấp, nhưng không có hại gì khi tăng cường gia vị cho bữa ăn của bạn.

Hầu hết các nghiên cứu về lợi ích của gia vị được thực hiện trên đĩa thí nghiệm và những phát hiện đó không phải lúc nào cũng cho thấy lợi ích với con người. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gợi ý rằng, tinh chất curcumin, sắc tố vàng có trong nghệ và ớt có thể ức chế sự phát triển khối u trong ung thư phổi.

Trong các nghiên cứu khác, curcumin đã được chứng minh là có thể có lợi cho những người mắc bệnh hen suyễn.

8. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 11

Mạt bụi, vẩy da thú cưng và nấm mốc ẩn nấp trong nhà bạn và có thể gây ra dị ứng hay làm trầm trọng thêm các triệu chứng hô hấp hiện có. Thảm chùi chân là một kho chứa nhiều chất gây dị ứng trong nhà. May mắn thay, có rất nhiều cách để giảm tiếp xúc với các chất gây kích ứng này.

- Giặt ga giường trong nước nóng mỗi tuần một lần.

- Không để thú cưng lên giường ngủ và các đồ nội thất

- Loại bỏ màn và rèm che để giảm số lượng bề mặt mà mạt bụi có thể cư trú.

- Hút bụi và lau ẩm thường xuyên.

- Sửa các chỗ rò rỉ và chạy quạt hút.

- Kiên quyết bỏ đi các vật liệu bị mốc và không thể được làm sạch được.

9. Lựa chọn ăn các loại hạt

Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn rình rập, hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh - Hình 12

Ăn một số ít các loại hạt mỗi ngày, bao gồm các loại hạt cây và đậu phộng, có thể giảm 1/2 nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp. Đây là kết quả một phân tích quy mô về các nghiên cứu liên quan tới công dụng của hạt. (Nó cũng cho thấy khả năng giảm đáng kể bệnh tim và nguy cơ ung thư tổng thể).

Các loại hạt rất giàu vitamin E, giúp giảm tình trạng oxy hóa tế bào và viêm nhiễm trong cơ thể. Tất nhiên, những người bị dị ứng đậu phộng và hạt cây nên lựa chọn các biện pháp chống viêm khác như dầu ô liu và cá béo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruộtPhát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột
08:53:16 17/12/2024
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổiUng thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi
05:43:27 18/12/2024
Chớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào ngườiChớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào người
10:02:29 18/12/2024
Cách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể ngườiCách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể người
05:51:35 17/12/2024
Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
05:29:23 18/12/2024
Vì sao nên thêm nghệ vào món ăn khi trời rét?Vì sao nên thêm nghệ vào món ăn khi trời rét?
21:56:35 17/12/2024

Tin đang nóng

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa
20:16:04 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy ghi nội dung đầy xót xaBé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy ghi nội dung đầy xót xa
19:59:10 18/12/2024
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVFChae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF
18:06:11 18/12/2024
Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!
20:47:36 18/12/2024
Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024
17:01:02 18/12/2024
Diễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tưDiễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tư
20:43:12 18/12/2024
Bí ẩn lớn nhất showbiz: Vợ chồng diễn viên mất tích giữa hàng loạt camera, 8 năm ròng rã không 1 dấu vếtBí ẩn lớn nhất showbiz: Vợ chồng diễn viên mất tích giữa hàng loạt camera, 8 năm ròng rã không 1 dấu vết
20:34:12 18/12/2024

Tin mới nhất

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp

11:42:35 18/12/2024
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông và dự phòng những bệnh lý xương khớp, chúng ta nên tránh một số thói quen.
4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường

11:12:35 18/12/2024
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi...
Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?

10:00:59 18/12/2024
Hiện 19/54 quốc gia châu Phi ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Trung Phi, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, chiếm 85,7% số ca bệnh và 99,5% số ca tử vong toàn châu lục.
Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động

09:25:11 18/12/2024
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực, đây cũng là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại nước ta.
7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần

09:22:39 18/12/2024
Để khiến bản thân muốn uống nước, hãy mua một chai nước đẹp và thêm vài miếng chanh. Vào những ngày lạnh, hãy bổ sung nước bằng cách nhấm nháp nước hầm xương và trà thảo mộc.
Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

09:20:12 18/12/2024
Do đó, khi thai phụ có những triệu chứng nghi ngờ mắc cúm cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?

09:08:11 18/12/2024
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.
Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

09:06:11 18/12/2024
Tùy theo người bệnh bị mắc loại polyp nào mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tùy thuộc vào loại polyp.
7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

09:00:16 18/12/2024
Quả bơ chứa chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và E và các hợp chất như phytosterol và polyphenol, giúp giảm viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm viêm khớp, bệnh tim và rối loạn chuyển hóa.
Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

Rối loạn đông máu do bị rắn cắn

08:53:33 18/12/2024
Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục. Hiện tại, sức khỏe người bệnh ổn định, kết quả xét nghiệm máu trở về chỉ số bình thường.
Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

Súp lơ - thuốc bổ rẻ tiền giúp khỏe thận mạnh gân cốt

08:45:47 18/12/2024
Súp lơ không chỉ là loại rau ăn ngon nhiều dinh dưỡng mà còn được sử dụng chữa một số chứng bệnh như cơ thể suy nhược, người mắc các bệnh tiêu hóa về ăn kém, chán ăn.

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bùng nổ chemistry

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bùng nổ chemistry

Phim châu á

23:02:34 18/12/2024
Joo Ji Hoon lẫn Jung Yoo Mi chỉ chênh nhau 1 tuổi và cả hai đều đã bước vào hàng ngũ U50. Song, tuổi tác cũng không làm khó được bộ đôi diễn viên tạo nên những màn chemistry bùng nổ màn ảnh.
Camera ghi lại cảnh Triệu Lộ Tư bị bạn diễn đụng chạm phản cảm khiến 150 triệu người tranh cãi kịch liệt

Camera ghi lại cảnh Triệu Lộ Tư bị bạn diễn đụng chạm phản cảm khiến 150 triệu người tranh cãi kịch liệt

Hậu trường phim

22:59:27 18/12/2024
Lý Hoành Nghị có hành vi đụng chạm, sờ soạng Triệu Lộ Tư một cách phản cảm. Triệu Lộ Tư khi đó thể hiện thái độ khó chịu.
Bức ảnh "coi thường khán giả" của phim Việt drama nhất hiện nay

Bức ảnh "coi thường khán giả" của phim Việt drama nhất hiện nay

Phim việt

22:55:54 18/12/2024
Bộ phim Tiểu Tam Không Có Lỗi đích thị là tựa phim Việt nhiều drama nhất khi ngay từ tên phim đã gây ra không ít tranh cãi.
NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?

NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?

Sao châu á

22:52:43 18/12/2024
Mới đây, thông tin Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn đã leo lên Top 1 từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo.
BTV Thụy Vân ngày càng xinh, Thiều Bảo Trâm sexy táo bạo

BTV Thụy Vân ngày càng xinh, Thiều Bảo Trâm sexy táo bạo

Sao việt

22:49:06 18/12/2024
BTV Thụy Vân chia sẻ hình ảnh nghiêm túc, xinh đẹp khi làm giám khảo chấm thi MC. Thiều Bảo Trâm khoe vẻ đẹp sexy táo bạo
Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Sao âu mỹ

22:27:52 18/12/2024
Sau nhiều năm vào vai anh hùng quân đội trên màn bạc, Tom Cruise giờ đây đã trở thành một anh hùng quân đội ngoài đời thực.
Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Nhạc quốc tế

22:22:52 18/12/2024
Beyoncé là nữ nghệ sĩ đoạt nhiều danh hiệu nhất mọi thời - thông tin vừa được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) công bố hôm 17.12.
Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát

Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát

Thế giới

22:08:31 18/12/2024
Giáo hoàng Francis tiết lộ rằng ông là mục tiêu của một vụ đánh bom liều chết trong chuyến thăm Iraq cách đây 3 năm, theo Reuters hôm nay 18.12.
Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Nhạc việt

22:02:58 18/12/2024
Khi phát hành ca khúc Her , Mỹ Mỹ mong muốn mình được khán giả quan tâm nhiều hơn về hành trình cô nỗ lực từ một vũ công trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Pháp luật

21:58:19 18/12/2024
Nguyên thừa nhận hành vi lừa đảo bà O chiếm đoạt số tiền 400 triệu đồng bằng hình thức mua bán lướt cọc đất (đặt cọc xong, bán lại kiếm lời - PV) để trả nợ, tiêu xài cá nhân và chơi tiền ảo.
Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Netizen

21:16:11 18/12/2024
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, tại thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một cô gái đã trèo lên sân thượng ở tòa nhà cao tầng với ý định tiêu cực.