Hút thuốc lá điện tử trong phòng kín dễ gây tổn thương phổi cấp
Chiều 31-1, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) tổ chức họp trực tuyến chia sẻ báo cáo về các ca tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử.
Trường hợp thứ nhất là một nam bệnh nhân 32 tuổi nhập viện do đột ngột bị khó thở và cảm giác tức ngực. Bệnh nhân cấp cứu đến Bệnh viện Bà Rịa – Vũng Tàu và được chẩn đoán, theo dõi choáng tim, viêm cơ tim cấp, tổn thương thận cấp…
Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng nhịp tim nhanh, suy hô hấp nặng hơn. Tại đây, bệnh nhân được đặt nội khí quản và thở máy.
Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh mãn tính. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh nhân mua và sử dụng thuốc lá điện tử nhiều hơn trước.
Trước khi nhập viện, bệnh nhân có đi chơi đêm trong một quán bar. Tại đây, bệnh nhân hút thuốc lá điện tử suốt cả đêm. Đến gần sáng, bệnh nhân bị nôn mửa, mệt mỏi và phải nhập viện.
Trường hợp thứ hai là nam bệnh nhân 17 tuổi nhập viện do khó thở đột ngột, đau nặng ngực, choáng váng. Bệnh nhân được cấp cứu vào Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Trước đó, bệnh nhân này hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh nhân ngừng hút thuốc lá điện tử được một năm. Gần đây, bệnh nhân hút thuốc lá điện tử trở lại khoảng 2-3 tháng với liều lượng tăng gấp đôi so với bình thường, thậm chí hút kết hợp cùng với thuốc lá điếu thông thường.
Video đang HOT
Trước khi nhập viện, bệnh nhân có chơi game và hút thuốc lá điện tử liên tục trong phòng điều hòa.
Từ hai ca bệnh nêu trên, bác sĩ Doãn Uyên Vy, chuyên gia về độc chất của Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ban đầu khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ chỉ nghĩ đến bệnh lý nội khoa. Sau khi khai thác tiểu sử mới biết bệnh nhân hút thuốc lá điện tử.
“Chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi, tại sao trước đó bệnh nhân cũng hút thuốc lá điện tử mà không gây ra tình trạng trên. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, việc hút thuốc lá điện tử trong phòng kín, hay phòng điều hòa là yếu tố làm cho bụi mụn trong khói thuốc dễ đi vào sâu phế nang, phổi hơn khiến bệnh nhân bị EVALI (tổn thương phổi cấp liên quan đến thuốc lá điện tử)”, bác sĩ Doãn Uyên Vy phân tích.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), EVALI là bệnh nguy hiểm, tất cả bệnh nhân đều phải nhập viện với tỷ lệ 76% phải hỗ trợ thở oxy, 22% thở máy không xâm nhập, 26% đặt ống nội khí quản, một số ca phải can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể). Khi hồi phục, 25-85% bị di chứng xơ phổi với các mức độ khác nhau, rối loạn khuyếch tán kéo dài ít nhất 2 tháng.
Triệu chứng của EVALI xuất hiện hàng giờ, hàng tuần trước khi nhập viện, gồm khó thở, ho, đau ngực, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt. Sau đó, các chỉ số như máu lắng, bạch cầu đều tăng, ảnh chụp X-quang cho thấy phổi tổn thương.
“Hút thuốc lá điện tử phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước, thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh.
Nhiều người ngộ độc nặng vì thuốc lá điện tử
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho 2 bệnh nhân trẻ đều bị ngộ độc nặng sau khi sử dụng thuốc lá điện tử.
Co giật do thêm sử dụng hương liệu mới
Bệnh nhân T.Q.T (23 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội) đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vì ngộ độc nặng thuốc lá điện tử có chứa cần sa.
Người thân của thanh niên này cho biết trước nhập viện T dùng thuốc lá điện tử được cho thêm hương liệu mới (do shipper giới thiệu). Sau đó vài giờ, T lên cơn co giật toàn thân, sùi bọt mép nên được gia đình đưa đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhà.
Tuy nhiên, tình trạng của T không thuyên giảm nên tiếp tục được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Theo kết quả nghiệm, mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân mang đến chứa chất ma túy cần sa tổng hợp là ADB-Butinaca.
Bệnh nhân ngộ độc nặng do thuốc lá điện tử đang được điều trị tại BV Bạch Mai.
Cũng đang điều trị tại đây, L.H.H (29 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) vào viện vì co cứng chân tay, rối loạn vận động.
H cũng sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử nhiều năm nay. Thời gian gần đây, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động, run, vã mồ hôi, không điều khiển được động tác.
BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Ngày nào trung tâm cũng có bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử được điều trị, trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy trộn thuốc lá điện tử. Các ca ngộ độc thuốc lá điện tử đều vào viện với biểu hiện co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, loạn thần, hôn mê, tổn thương não và nhiều cơ quan khác, để lại di chứng nặng nề với sức khỏe".
Hàng loạt bệnh lý nghiêm trọng do thuốc lá điện tử
BS Nguyên cho biết thêm phần lớn người dân quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giản, không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Thuốc lá điện tử thực chất là các thiết bị điện để nung nóng các hỗn hợp nguyên liệu chứa nhiều hóa chất nhân tạo bên trong, bốc hơi lên để người dùng giải trí. Trong thuốc lá điện tử có 3 nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe là nicotine, hương liệu nhân tạo và ma túy.
Theo phân tích của Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử thậm chí cao gấp rất nhiều lần so với thuốc lá truyền thống. Đây là nicotine dạng hóa chất tổng hợp, ở dạng bột nicotine hàm lượng gần như nguyên chất, được bào chế dưới dạng làm cho êm dịu khi hít, nên người dùng sẽ dễ dàng hít với lượng lớn, nhanh chóng bị ngộ độc và sớm nghiện.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, nicotine là một loại ma túy theo đầy đủ ý nghĩa của nó. Hơn nữa trong thuốc lá điện tử có hàng nghìn hương liệu, cho tới nay có ít nhất khoảng 20.000 hóa chất hương liệu và các chất phụ gia khác. Đây là các chất nguyên bản, đồng thời khi được nung nóng ở các nhiệt độ khác nhau mỗi chất sẽ tạo ra các sản phẩm cháy là các hóa chất khác nhau mà chúng ta không thể biết trước được.
Rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, gây ra các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch...
"Các hóa chất này gây nên các bệnh còn phức tạp hơn nhiều so với thuốc lá thông thường và hầu hết là các căn bệnh mới. Điều nguy hại hơn, hiện nay thuốc lá điện tử là môi trường thuận lợi để ma túy, cần sa thế hệ mới trà trộn vào. Có hàng trăm hóa chất cần sa, ma túy thế hệ mới trà trộn vào, rất khó phát hiện...", ông Nguyên nhấn mạnh.
Đến nay, 32 quốc gia đã cấm thuốc lá điện tử, 79 quốc gia quy định quản lý thuốc lá điện tử rất chặt chẽ và 16 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng. Trung Quốc cấm lưu hành thuốc lá điện tử (cấm tất cả các loại thuốc lá điện tử có hương thơm), còn Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore cấm hoàn toàn.
Phụ huynh lo con ngộ độc ma túy núp bóng bánh kẹo lạ, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu Trẻ nhỏ ngộ độc ma túy do ăn phải bánh kẹo chứa chất ma túy thường nghiêm trọng hơn nhóm trẻ lớn, triệu chứng đột ngột, có rối loạn ý thức như lơ mơ, hôn mê. Mới đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh, clip về các gói kẹo được bày bán trước cổng các trường học trên địa bàn TP Lạng...