Hút thuốc lá điện tử, nữ sinh 19 tuổi suýt chết, ảnh CT phổi ‘toàn trắng’
Nữ sinh 19 tuổi ở Mỹ đã suýt chết vì hút thuốc lá điện tử. Cô nhập viện trong tình trạng sốt đến 40 độ C. Xét nghiệm cho thấy mô ở nhiều vị trí trong phổi của cô đã bị phá hủy.
Phổi cô Claire Chung ở Mỹ đã bị tổn thương nghiêm trọng do dùng thuốc lá điện tử – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cô Claire Chung sống ở thành phố Washington D.C (Mỹ). Trong suốt 3 tuần, cô bị sốt liên tục và nghĩ rằng có thể là do mình bị cảm, theo Daily Mail.
Do đó, cô đã mua các loại thuốc trị cảm thông thường để uống. Tuy nhiên, bệnh vẫn không thuyên giảm. Cô được đưa đến bệnh và chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt khi sốt đến 40 độ C.
Các bác sĩ đã thực hiện rất nhiều kiểm tra khác nhau cho cô Claire, kể cả xét nghiệm sốt rét và bệnh tự miễn. Thế nhưng, họ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến cô bị sốt cao đến vậy.
Cuối cùng, cô Claire được đưa đi chụp CT phổi. “Ảnh chụp CT cho kết quả cực kỳ đáng lo. Ảnh chụp phổi khỏe mạnh phải có màu đen. Trong khi ảnh CT phổi của tôi lại mờ toàn bộ và có màu trắng bao phủ cả 2 phổi”, cô Claire kể lại.
Bác sĩ vẫn chưa thể xác định nguyên nhân khiến ảnh chụp CT phổi có màu trắng là do chất lỏng, máu, vi khuẩn hay nhiễm trùng gây ra. Do chưa biết rõ nguyên nhân nên bác sĩ cũng chưa thể điều trị hiệu quả.
Video đang HOT
Sau khi tiến hành nhiều xét nghiệm và nội soi phế quản, bác sĩ xác định cô Claire không bị nhiễm trùng hay viêm phổi. Mô phổi của cô bị phá hủy là do sử dụng thuốc lá điện tử. Không những vậy, phế quản của cô gái cũng bị viêm nặng.
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho cô Claire cho biết ông chưa từng thấy phổi của người 19 tuổi nào lại tổn thương nhiều đến thế. Tình trạng này có thể khiến cô gái tử vong. Nếu sống sót, những mô phổi bị tổn thương cũng sẽ để lại những vết sẹo vĩnh viễn.
Điều đáng sợ mà cô Claire tiết lộ về bệnh tình của mình là mọi thứ đến rất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Trước khi nhập viện, cô Claire chỉ bị sốt cao mà hoàn toàn không cảm thấy khó thở, ho, đau ngực hay bất kỳ vấn đề suy hô hấp nào.
Cô gái chia sẻ câu chuyện của mình với mong muốn cảnh báo mọi người không được chủ quan khi lạm dụng thuốc lá điện tử, theo Daily Mail .
Hút thuốc lá và thuốc lá điện tử - tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ ở người trẻ
Theo một nghiên cứu mới đăng trên chuyên san American Journal of Preventive Medicine, thuốc lá điện tử không phải là giải pháp thay thế an toàn hơn thuốc lá truyền thống.
Những người trẻ hút thuốc lá và thuốc lá điện tử có nguy cơ bị đột quỵ cao gần gấp 3 lần so với những người không hút thuốc lá.
Hút thuốc lá từ lâu bị xem là một trong những yếu tố làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu này đã chứng minh hút thuốc lá điện tử thậm chí làm tăng nguy cơ này cao hơn. Đây là một thông điệp quan trọng đối với giới trẻ, vốn cho rằng thuốc lá điện tử ít gây hại hơn và coi thuốc lá điện tử là một lựa chọn an toàn.
Càng hút thuốc, bạn càng dễ bị đột quỵ
Thu thập dữ liệu của gần 162.000 người từ 18 - 44 tuổi, các nhà khoa học thuộc Đại học George Mason (Mỹ) thấy rằng: Những người trẻ hút thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử có nguy cơ bị đột quỵ cao gần gấp đôi so với những người chỉ hút thuốc lá truyền thống. Nguy cơ này tăng gần gấp 3 lần so với những người không hút thuốc lá.
Những người hút thuốc lá ít hơn 11 điếu/ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với người không hút. Những người hút 2 bao/ngày có khả năng bị đột quỵ cao gấp 5 lần.
Hút thuốc là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nước ta. Các cơn đau tim, bệnh mạch máu ngoại biên và đột quỵ là do tác hại của việc hút thuốc đối với các động mạch.
Hai hóa chất trong thuốc lá gây hại nhất là nicotine và carbon monoxide. Nicotine, ngoài việc gây nghiện, gây tác động rất lớn đối với các động mạch trên khắp cơ thể. Nicotine là một chất kích thích, tăng nhịp tim khoảng 20 nhịp mỗi phút với mỗi điếu thuốc.
Nó làm tăng huyết áp và là liều thuốc làm co mạch, nghĩa là làm cho các động mạch trên khắp cơ thể trở nên nhỏ hơn. Điều đó khiến tim khó bơm máu qua các động mạch bị tắc nghẽn và khiến cơ thể giải phóng chất béo dự trữ và cholesterol vào máu.
Hút thuốc làm tăng nhanh quá trình xơ cứng và thu hẹp trong động mạch. Quá trình này bắt đầu sớm hơn và tăng khả năng máu đông cục (cục máu đông hay máu đông cục?) lên cao gấp hai đến bốn lần. Hút thuốc làm giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ cao và làm tăng mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp. Nghĩa là giảm sự di chuyển của cholesterol qua cơ thể và góp phần tích lũy của nó trong các động mạch của bạn. Điều này khiến bạn có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và mất chân tay.
Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ bằng cách thu hẹp các động mạch trong não và các động mạch cảnh ở cổ dẫn đến não. Ngoài ra, các mạch đến não có thể bị tắc nghẽn do tắc nghẽn hoặc máu đông, có thể dẫn đến đột quỵ và tê liệt. Nếu các mạch máu bị chặn hoàn toàn đến một phần của não, phần đó sẽ chết. Người bệnh có thể mất khả năng nói, đi lại hoặc di chuyển bình thường hoặc tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng, đột quỵ có thể gây tử vong.
"Nattokinase" - Cách "nói không" với đột quỵ
Đã từng có thời điểm trong thế kỷ XX: đột quỵ được mệnh danh là kẻ giết người số một ở Nhật Bản. Song nhiều nỗ lực phòng chống đột quỵ của người dân xứ hoa anh đào được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận. Kể từ năm 1960, số cơn đột quỵ đã giảm hơn 85% nhờ thường xuyên kết hợp sử dụng món ăn natto hàng ngày.
Theo Tạp chí NBI Health (Mỹ), có ít nhất 17 nghiên cứu trên thế giới về công dụng tan cục máu đông của món natto. Nattokinase có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu và hạ huyết áp. Hoạt chất tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ. Enzym này làm sạch máu, nên còn cải thiện tuần hoàn não, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Năm 1986, tiến sĩ Sumi Hiroyuki công bố nattokinase là một loại enzym sở hữu có khả năng phân hủy huyết khối mạnh nhất trong các dòng enzym, gấp 4 lần plasmin - enzym nội sinh làm tan máu đông và tuyệt đối an toàn cho cơ thể khi hấp thụ qua con đường ăn uống.
Theo Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), có hơn 20 nghiên cứu trong nước kiểm chứng công dụng của enzym nattokinase. Nattokinase trực tiếp làm tiêu sợi fibrin nên giải phóng tiểu cầu và giải tỏa những khu vực dòng máu lưu thông bị cản trở không cần thiết. Hàng nghìn năm qua, người dân xứ mặt trời mọc vẫn chế biến natto mỗi ngày để phòng bệnh huyết khối.
Nhiều sản phẩm chứa nattokinase từ Nhật được tin dùng trên thế giới. Để bảo vệ người bệnh, Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) ra đời để cấp chứng nhận cho các sản phẩm dự phòng đột quỵ chứa nattokinase đảm bảo chất lượng. Bao bì đóng dấu JNKA phải thoả mãn 4 tiêu chí: lên men natto bằng vi khuẩn bacillus subtilis; hàm lượng nattokinase hơn 2.000FU; dùng đơn vị đo lường FU; chứng minh an toàn.
Mỗi năm, JNKA sẽ kiểm tra lại sản phẩm để tiếp tục cấp dấu, nếu không đạt yêu cầu sẽ thu hồi. Các sản phẩm chứa nattokinase có dấu logo của JNKA là sản phẩm được chứng nhận về chất lượng. Đây cũng là cách mà JNKA giúp người tiêu dùng phân biệt dễ dàng các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu nattokinase đảm bảo chất lượng.
Tác hại khôn lường của thuốc lá nung nóng Cùng với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng là một loại thuốc lá thế hệ mới. Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hiện được các công ty thuốc lá giới thiệu là sản phẩm ít hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường. Nhưng liệu sự thật có như vậy? Sản phẩm thuốc lá nung nóng (Ảnh...