Hút mỡ bụng tại spa “chui”, cô gái trẻ 26 tuổi ở Bình Định phải cấp cứu
Một cô gái 26 tuổi ở Bình Định có triệu chứng chóng mặt, huyết áp giảm… sau khi phẫu thuật hút mỡ bụng tại một spa “chui” ở đường Thanh Niên, TP Quy Nhơn.
Chiều 26/11, ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế Bình Định, cho biết đã nhận được báo cáo của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định về một trường hợp nhập viện do hút mỡ bụng tại một cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn TP Quy Nhơn.
Nữ bệnh nhân nhập viện cấp cứu sau khi hút mỡ bụng tại một cơ sở thẩm mỹ hoạt động “chui”
Theo thông tin từ Bệnh viện Bình Định, bệnh nhân C.T.C.N. (26 tuổi, trú tại phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) nhập viện ngày 24/11 với triệu chứng chóng mặt nhiều, xây xẩm, da niêm mạc nhạt, huyết áp giảm, bụng có vết mổ đường ngang dưới rốn dài 25cm, rỉ máu…
Trước đó, trong cùng ngày 24/11, bệnh nhân đã phẫu thuật lấy mỡ bụng tại một cơ sở phẫu thuật chui ở đường Thanh Niên, TP Quy Nhơn.
Sau khi cấp cứu, Bệnh viện Bình Định đã thực hiện chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để tiếp tục điều trị.
“Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định báo cáo, bệnh nhân nhập viện có biểu hiện mệt, hạ huyết áp nhẹ được chuyển vào phòng hồi sức cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân sức khỏe ổn định không có tai biến về mặt phẫu thuật. Hiện Sở đang chỉ đạo thanh tra sở xác minh, kiểm tra cơ sở thẩm mỹ này xem có giấy phép hay không giấy phép để có biện pháp xử lý”, ông Hùng cho hay.
Bác sĩ Đinh Công Phúc, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa, trụ sở tại TP Quy Nhơn) cho biết: “Nhiều năm qua tôi đã xử lý hàng trăm ca làm sai, làm ẩu, thường là bị nhiễm trùng khi bệnh nhân đi thẩm mỹ tại các trung tâm, spa làm đẹp chui. Thua thiệt vẫn thuộc về bệnh nhân thôi vì họ tiền mất tật mang với những nơi làm chui như thế”.
Theo các bác sĩ chuyên môn cho rằng, mổ lấy mỡ bụng, tạo hình thành bụng là một phẫu thuật lớn. Bên cạnh đó, còn cần có những yêu cầu nghiêm ngặt về y tế cho một phòng mổ đủ tiêu chuẩn và phải sẵn sàng các tình huống cấp cứu. Do vậy, chỉ ở bệnh viện mới đủ chức năng thực hiện chứ không thể làm ở phòng khám tư nhân, nhất là ở một spa chỉ chuyên massage, làm đẹp.
Xuất hiện nhiều ổ dịch COVID-19, Bình Định khẩn trương ứng phó
Trong hai tuần qua, đã xuất hiện nhiều ổ dịch COVID-19 tại Bình Định. Một bộ phận người dân còn chủ quan, lơ là.
Nhiều địa phương trong tỉnh chưa quyết liệt kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở dịch vụ vi phạm, nguy cơ bùng phát dịch cao.
Ca mắc COVID-19 cộng đồng tăng cao
Để ứng phó kịp thời với tình hình dịch COVID-19, ngày 3/11, Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Bình Định đã tổ chức cuộc họp phân tích các nguy cơ và đưa ra giải pháp hữu hiệu.
Theo Sở Y tế Bình Định, tính riêng từ 20/10 đến hết 02/11 đã xuất hiện các ổ dịch COVID-19 tại 35 xã/phường/thị trấn trên địa bàn 8 huyện/thị xã/thành phố của Bình Định với tổng số 230 ca mắc. Trong số này có đến 162 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.
Tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ 4 (từ 29/6 đến hết 02/11) là 1.735 ca; đã điều trị khỏi 1.508 ca; 17 trường hợp tử vong. Số trường hợp đang cách ly, điều trị là 210 ca.
Nhiều địa phương có số ca mắc trong cộng đồng cao ở Bình Định như: Tuy Phước, An Nhơn, Hoài Ân, Quy Nhơn...
Khai báo y tế tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 giáp danh giữa Bình Định và Phú Yên
Khi phát hiện ca mắc mới, địa phương đã khẩn trương áp dụng các biện pháp khoanh vùng, tầm soát, truy vết, khử khuẩn các địa điểm liên quan...
Cùng với việc khoanh vùng các ổ dịch, Bình Định đẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19, tổ chức tiếp nhận hơn 1 triệu liều vaccine COVID-19. Đã tiêm được 926.634 liều cho 756.888 người dân trên địa bàn (đạt tỷ lệ 65,18%). Trong đó có 587.142 người được tiêm 1 mũi, 169.746 người đã được tiêm đủ 2 mũi.
Theo dự báo của ngành y tế Bình Định, số ca mắc COVID-19 sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do các ổ dịch cũ vẫn còn nguy cơ lây lan, bùng phát trở lại. Bên cạnh đó, vẫn còn nguy cơ xuất hiện ổ dịch trong cơ sở sản xuất, kinh doanh...
Nhiều nguy cơ bùng phát dịch COVID-19
Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế Bình Định chỉ ra một số mối nguy cơ dịch bùng phát như:
-Người từ vùng dịch về.
-Một bộ phận người dân còn chủ quan.
-Một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã giảm bớt sự quan tâm, giảm bớt sự quyết liệt đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ông Lê Quang Hùng (bên phải) trao đổi về công tác phòng chống dịch COVID-19 với PV Báo Sức khỏe và Đời sống
- Việc theo dõi sức khỏe tại nhà của người dân từ nơi khác, nhất là nơi có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp về Bình Định còn chưa chặt chẽ, một số người tự theo dõi chưa thực hiện nghiêm các quy định.
Lãnh đạo huyện Tuy Phước cũng đánh giá, đã có trường hợp theo dõi sức khỏe tại nhà phát hiện dương tính làm lây nhiễm cho nhiều người khác. Cùng với đó, việc quản lý các cơ sở dịch vụ còn khó khăn, nhiều người dân chưa nâng cao ý thức phòng, chống dịch COVID-19.
Quyết liệt thực hiện các giải pháp ứng phó dịch COVID-19
Giải pháp mũi nhọn được ngành y tế Bình Định đưa ra trong những ngày tới là ngay khi có thêm vaccine COVID-19 sẽ thúc đẩy nhanh việc bao phủ, nhất là tiêm cho đối tượng người cao tuổi, nhiều bệnh nền. Hiện năng lực tiêm vaccine COVID-19 của Bình Định có thể lên đến 50.000 liều/ngày.
Các địa phương ở Bình Định như: Quy Nhơn, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão cần tập trung cao độ rà soát, xử lý triệt để các ổ dịch cũ, khoanh vùng xử lý ngay các ổ dịch mới không để lây lan ra cộng đồng. Các địa phương khác cần giám sát dịch chặt để phát hiện sớm nhất ca bệnh và bao vây, cách ly.
Bí thư tỉnh ủy Bình Định (người đứng) cùng lãnh đạo tỉnh trong cuộc họp phòng, chống dịch COVID-19 ngày 3/11
Các doanh nghiệp, nhà máy sẵn sàng các phương án ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra tại cơ sở. Thực hiện xét nghiệm cho người lao động theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Xây dựng và ban hành kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chức chăm sóc người nhiễm COVID-19 và kế hoạch cung cấp oxy y tế cho các trạm y tế đáp ứng cứu chữa người nhiễm khi dịch xảy ra.
Tại cuộc họp, sau khi nắm bắt tình hình, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo:
-Cần phải ra quân xử lý nghiêm các vi phạm phòng dịch, nhất là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Sẽ đóng cửa cơ sở không tuân thủ các quy định.
-Nhanh chóng tổ chức diễn tập Trạm y tế lưu động ở TP.Quy Nhơn để chủ động khi dịch tăng cao thì nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.
-Tập trung cao độ xử lý dứt điểm các ổ dịch (phong tỏa, xét nghiệm tầm soát diện rộng, ban hành quyết định hành chính...).
-Truyền thông mạnh mẽ, nâng cao ý thức cho người dân về công tác phòng, chống dịch. Dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cũng tuyệt đối không được chủ quan, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế.
-Tầm soát kỹ các đối tượng có nguy cơ cao.
Bí thư tỉnh ủy Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng cũng khẳng định: Cả hệ thống chính trị của Bình Định sẽ vào cuộc quyết liệt để phòng, chống dịch; kích hoạt các Tổ COVID-19 cộng đồng để hoạt động hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ người dân vào tỉnh Bình Định đồng thời xét nghiệm tầm soát tốt trong tỉnh. Bên cạnh đó, tăng cường phòng, chống dịch trong doanh nghiệp, định kỳ kiểm tra theo hướng dẫn.
Giám đốc Sở Y tế Bình Định (bên phải) chia sẻ về việc nâng cao ý thức phòng dịch COVID-19 với người theo dõi sức khỏe tại nhà
Bình Định: Tiếp nhận 1 thuyền viên nước ngoài nghi mắc COVID-19 Theo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, tỉnh Bình Định vừa tiếp nhận 1 thuyền viên nước ngoài bị sốt cao, nghi nhiễm COVID-19. Cụ thể ngày 16/5, tàu vận tải Singapore Bridge, Quốc tịch Marhall IsIan, có 1 thuyền viên bị sốt cao 39 độ, khó thở, đau họng, ho nhiều nghi bị...