Hút hồn vẻ đẹp dân dã ở Cồn Chim
Với cách làm du lịch xanh, nói không với bê tông hóa, Cồn Chim đang thu hút du khách với sự mộc mạc, dân dã và đậm đà hồn quê.
Từ một địa phương hẻo lánh, heo hút, ít ai biết, đến nay, Trà Vinh đã dần xuất hiện và khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch cả nước.
Ông Dương Hoàng Sum – Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Trà Vinh – cho biết, từ năm 2017, tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Từ đó đến nay, tỉnh đã tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa, trong đó phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch xanh, nói không với “bê tông hóa”.
Nhờ đó từ 2018 đến nay, du lịch Trà Vinh đã có vị trí trên bản đồ du lịch cả nước nhờ các sản phẩm du lịch xanh, du lịch bền vững. Tiêu biểu như mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim, du lịch sinh thái Cồn Hô là mô hình mẫu cho việc phát triển du lịch bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu…
Cồn Chim (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành), có diện tích tự nhiên 60 ha, nằm giữa sông Cổ Chiên, đã trở thành điểm du lịch cộng đồng mới của tỉnh Trà Vinh.
Cồn Chim được biết đến với mô hình thuận thiên, bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hóa đầy sức hút mộc mạc, dân dã, đậm đà hồn quê.
Đến đây du khách, được hòa mình cùng thiên nhiên, thưởng thức các món ăn dân dã địa phương, nghe những bản tình ca đậm chất Nam Bộ và trên hết là được tận hưởng cuộc sống trong lành, xanh sạch.
Hơn 3 năm nay, cồn Chim đã khoác lên mình diện mạo mới khi 22 hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng dưới hình thức tự quản.
Video đang HOT
Nấu ăn, dạy làm bánh cho du khách, câu cua, đặt lợp, bắt tôm, trò chơi dân gian; tái hiện phiên chợ quê…
Mỗi hộ dân cung cấp một loại hình dịch vụ, sử dụng các sản phẩm tự có do người dân tự làm tại chỗ, như: cho thuê homestay…
Chị Nguyễn Thị Sữa, người dân ấp Cồn Chim kể: “Trước đây, gia đình chị sống bằng nghề trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, giờ đây gia đình có thêm việc làm mới khi tham gia làm du lịch. Công việc của chị là làm bánh lá và một số loại bánh dân gian Nam Bộ cho du khách thưởng thức. Mỗi tháng thu nhập của gia đình, lên tới 15-20 triệu đồng/tháng.
Nếu như trước đây bà con chủ yếu làm nông nghiệp, thì giờ đã có du lịch nữa thì không lo nghèo. Mỗi hộ làm một thứ sở trường, không ai cạnh tranh ai, ngược lại còn hỗ trợ nhau cùng làm ăn”.
Cồn Chim có 2 mùa, dựa vào vị mặn – ngọt của nước sông. Sinh kế của người dân theo đó cũng thay đổi luân phiên giữa cây lúa và con tôm. Lúa là lúa hữu cơ, không lạm dụng phân thuốc. Còn tôm cũng là tôm sạch, không chạy theo kiểu nuôi công nghiệp thâm canh.
Ông Nguyễn Văn Quời – Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ấp Cồn Chim cho hay, bình quân mỗi tháng có 1.500 du khách đến cồn Chim.
Trà Vinh tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa, trong đó phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch xanh, nói không với “bê tông hóa”.
Từ 2018 đến nay, du lịch Trà Vinh đã có vị trí trên bản đồ du lịch cả nước nhờ các sản phẩm du lịch xanh, du lịch bền vững. Tiêu biểu như mô hình du lịch cộng đồng cồn Chim, du lịch sinh thái Cồn Hô là mô hình mẫu cho việc phát triển du lịch bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu…
Điển hình như điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim, người dân làm du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, nuôi trồng và sản xuất sạch theo mô hình “con tôm ôm cây lúa”, dựa trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do người dân cồn Chim tổ chức quản lý.
“Hơn 3 năm ra mắt, du lịch cồn Chim là mô hình kiểu mẫu của dựa trên yếu tố tài nguyên sẵn có. Đặc biệt, đến nay du lịch cộng đồng cồn Chim chưa sử dụng vốn ngân sách mà chủ yếu huy động các nguồn lực sẵn có của người dân để phát triển. Qua đó, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách, vừa tạo công ăn việc làm bền vững cho người dân, lại có thể gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”, ông Sum nói.
Homestay ở Hà Tĩnh: Bao giờ phát huy hiệu quả?
Homestay là loại hình du lịch cộng đồng độc đáo, mới mẻ và dân dã ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Vậy nhưng, sau hơn 4 năm đầu tư xây dựng mô hình du lịch này không phát huy hiệu quả như kỳ vọng.
Đìu hiu, vắng khách
Say mê, tâm huyết làm homestay, khu vườn của gia đình bà Lê Thị Hiền ở tổ dân phố Phong Giang, thị trấn Tiên Điền luôn xanh tươi, sạch đẹp. Không gian yên ả, thanh bình, thực sự là nơi khám phá, trải nghiệm du lịch rất ý nghĩa, nhất là những người trở về từ các đô thị lớn.
Không gian homestay của gia đình bà Lê Thị Hiền luôn xanh tươi, sạch đẹp.
Trao đổi với phóng viên, bà Lê Thị Hiền cho biết: Từ nguồn hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, huyện được gần 30 triệu đồng, gia đình đã đầu tư thêm vốn xây dựng, trang trí phòng ở sạch sẽ, thoáng mát và mua sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt phục vụ du khách đến tham quan, lưu trú.
Thời kỳ mới xây dựng cũng có một vài đoàn du khách đến tham quan, nhưng tham quan xong rồi đi, không có ai ở lại lưu trú. Còn 2, 3 năm nay thì homestay không hoạt động vì không có khách.
"Trước đây, mỗi lần khách đến gia đình phải dành thời gian đón tiếp, mua sắm hoa quả, nước nôi mời khách. Có nhiều khi nghe nói có đoàn đến tham quan, chúng tôi phải ở nhà chờ đợi vừa mất thời gian vừa ảnh hưởng đến công việc đồng áng, nhưng sau đó khách lại không đến. Tôi cho rằng homestay không phát huy hiệu quả" - bà Lê Thị Hiền nói.
Bà Lê Thị Hiền buồn rầu vì homestay luôn "phòng không, nhà trống".
Không gian thanh bình, gần gũi thiên nhiên của homestay luôn tạo sức hấp dẫn đối với du khách thập phương. Thực tế cho thấy, ban đầu các homestay ở thị trấn Tiên Điền (trước tháng 12 năm 2019 là xã Tiên Điền) thu hút khá nhiều đoàn đến tham quan, trải nghiệm nông thôn mới, tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa, ẩm thực... của người dân bản địa.
Vậy nhưng, chỉ sau đó một thời gian, số lượng du khách thưa dần, đặc biệt là từ khi chịu ảnh hưởng, tác động của dịch Covid-19, đến nay, toàn bộ homestay không có du khách đến tham quan, lưu trú và ngày càng trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xây dựng homestay ở thị trấn Tiên Điền chưa thực sự phù hợp, thậm chí còn lãng phí một khoản tiền hỗ trợ đầu tư không hề nhỏ.
Ông Trần Mạnh Tuấn, một người dân kinh doanh homestay ở thị trấn Tiên Điền cho biết: Hiện tại, do kinh doanh không hiệu quả nên tôi không duy trì hoạt động. Nguyên nhân do không có sản phẩm du lịch đặc trưng, khách đến ở đây có khi họ đi biển còn thoải mái hơn. Có nhiều người ở Hà Nội từng xin số điện thoại để sau này đưa gia đình vào chơi, nhưng rồi cũng không thấy đến.
Dụng cụ phục vụ du khách ngâm chân bằng thuốc bắc của ông Trần Mạnh Tuấn chưa một lần sử dụng.
Đầu tư homestay thiếu giải pháp căn cơ?
Tại buổi làm việc với phóng viên, ông Trần Đức Bình - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân cho biết: Năm 2018 trên địa bàn có 14 hộ dân đầu tư xây dựng homestay, mỗi hộ được tỉnh, huyện hỗ trợ gần 30 triệu đồng từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để mua sắm, tu bổ tiện nghi phòng khách, trang trí sân vườn.
Trước đây cũng có các đoàn đến tham quan, nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, không có khách đến tham quan, lưu trú. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng điều quan trọng là không có kết nối tour tuyến du lịch. Thời gian đầu, khi xây dựng nông thôn mới, các đoàn đến tham quan khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Phong Giang, nhưng nay đã sáp nhập thành thị trấn Tiên Điền, thôn trở thành tổ dân phố.
Homestay không còn biển bảng, không đón khách đến tham quan, lưu trú.
"Muốn đưa được du khách về cần phải có sự đầu tư cơ sở vật chất, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo điểm nhấn khi vui chơi, trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Nhưng hiện tại, các dịch vụ này đều chưa có, địa phương cũng chưa có giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Do vậy mô hình du lịch cộng đồng homestay ở thị trấn Tiên Điền không phát huy hiệu quả" - ông Trần Đức Bình bộc bạch.
Một số homestay xuống cấp, suốt ngày đóng cửa.
Qua tìm hiểu được biết, homestay ở thị trấn Tiên Điền, quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du có giá chỉ 100.000 đồng/1 phòng qua một đêm lưu trú. Vậy nhưng mô hình du lịch cộng đồng này lại không phát huy hiệu quả như mong đợi. Điều đó đặt ra nhiều việc phải làm trong công tác quảng bá, kết nối tour tuyến du lịch, đặc biệt là tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trưng mới có thể thu hút du khách, thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.
Ngành du lịch thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực Ngành kinh tế du lịch hồi phục mạnh mẽ sau hai năm đóng băng vì dịch COVID-19 nhưng cũng đang đối mặt với không ít khó khăn khi hàng loạt doanh nghiệp du lịch bị giải thể hay ngừng hoạt động, nhất là các doanh nghiệp trong khối lữ hành và lưu trú, tạo ra lỗ hổng do thiếu hụt trầm trọng nguồn...