Hươu cao cổ chết đuối trong lũ lụt
Mưa lớn ở tây nam Niger đã giết chết một con hươu cao cổ già, trong khi 30 con khác may mắn được người dân địa phương cứu sống.
“Trời mưa rất nhiều! Nước lũ đổ về một thung lũng ở vùng Koure, nơi đàn hươu cao cổ ẩn náu, khiến chúng bị mắc kẹt”, Giám đốc Cơ quan Quản lý Nước và Rừng Quốc gia Niger Lamine Saidou hôm 6/8 cho biết trong một tuyên bố. “Người dân địa phương đã cố gắng đưa các con vật ra khỏi vùng nguy hiểm bằng cách hò hét và đẩy chúng đi. Nhưng một con trong đó đã chết trước khi nhận được sự giúp đỡ”.
Con hươu cao cổ già – khoảng 25 năm tuổi và nặng một tấn rưỡi – đã kiệt sức khi cố gắng thoát ra khỏi vũng bùn lầy và cuối cùng chết vì đuối nước. Những con còn lại may mắn sống sót nhờ nỗ lực của cứu hộ kịp thời của người dân.
Với dự báo trời sẽ tiếp tục có mưa lớn trong những ngày tới, các quan chức lâm nghiệp đã dẫn đàn hươu cao cổ tới vùng đất cao hơn để tránh lũ, Saidou cho biết thêm.
Video đang HOT
Hươu cao cổ Niger đặc trưng bởi màu lông nhạt và các đốm sáng. Ảnh: Rezdy.
Hươu cao cổ Niger là một phân loài hươu cao cổ chỉ được tìm thấy ở Tây Phi. Chúng có màu lông nhạt cùng với các đốm sáng đặc trưng. Loài này có tuổi thọ 20 – 30 năm trong môi trường tự nhiên.
Khoảng 20 năm trước, một đàn hươu cao cổ Niger đã tìm thấy nơi trú ẩn an toàn tránh xa những kẻ săn trộm và động vật ăn thịt ở vùng Koure. Ngày nay, khu vực này được bảo vệ bởi chính quyền, các tổ chức bảo tồn và người dân địa phương.
Từ số lượng ban đầu là 50 con, quần thể hươu cao cổ tại đây đã tăng vọt lên 664 con vào năm 2019, theo Bộ Môi trường Niger. Năm 2018, 10 cá thể trưởng thành – bao gồm 7 con cái và 3 con đực – đã được chuyển tới Công viên động vật Gadabedji ở Maradi, cách Koure khoảng 600 km, trong một dự án nhân giống. Hươu cao cổ Niger hiện được xếp vào nhóm động vật sắp guy cấp trong Sách Đỏ.
Lũ lụt tại Ấn Độ khiến 9 con tê giác chết đuối
Mưa lớn và lũ lụt ở bang Assam của Ấn Độ đã gây ảnh hưởng tới nhiều loài động vật chết đuối, trong đó có loài tê giác quý hiếm.
Trong 10 ngày qua, các nhà chức trách bang Assam đã thu thập được thi thể của 9 con tê giác chết đuối do lũ lụt.
Mưa lớn cũng đã làm ngập lụt Vườn quốc gia Kaziranga, nơi sinh sống của loài con tê giác một sừng lớn nhất thế giới, với số lượng lên tới 2.500 trong tổng số 3.000 con trên toàn thế giới.
"Đã có 9 con tê giác và hơn 100 động vật khác đã bị chết đuối", ông Atul Bora - Bộ trưởng Nông nghiệp Assam, cho biết.
Do công viên hiện ngập sâu trong nước, các loài như tê giác, voi và hươu đã buộc phải tìm nơi ẩn náu trên đường quốc lộ và trong các khu dân cư.
Một số con tê giác di chuyển tới khu đất cao để tránh nước lũ. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, đã có tổng cộng 84 người tại bang Assam thiệt mạng do mưa lũ, ngoài ra hơn 2 triệu người cũng đã phải di dời nhà cửa.
Các lực lượng cứu hộ cũng đang gặp không ít khó khăn do vừa phải kêu gọi mọi người đi sơ tán, vừa phải đảm bảo các quy định phòng dịch COVID-19.
"Thật khó để đảm bảo việc giữ khoảng cách an toàn cho mọi người khi yêu cầu họ di dời tới những nơi trú ẩn đông người", ông Sanghamitra Sanyal - một quan chức Assam, cho biết." Chúng tôi phải kêu gọi mọi người ít nhất cũng phải dùng một miếng vải sạch để che mặt thay cho khẩu trang".
Các quan chức cảnh báo rằng mực nước trên sông Brahmaputra dự kiến sẽ tăng thêm 11 cm, hai tuần sau khi nước sông tràn bờ và khiến hơn 2.500 ngôi làng rơi vào cảnh ngập lụt.
Cứ vào mỗi mùa mưa, bang Assam, nổi tiếng với các đồn điền trồng trà, lại rơi vào tình cảnh bị ngập lụt nghiêm trọng bất chấp những nỗ lực gia cố bờ sông.
Lớp học tại nơi sơ tán trước trận lũ lịch sử ở Trung Quốc Mưa lớn gây lũ lụt khiến học sinh phía đông tỉnh Giang Tây, Trung Quốc phải sơ tán đến nơi trú ẩn. Sinh viên đại học đã tình nguyện dạy những đứa trẻ này.