Hương vị thơm ngon đặc trưng của các món lẩu châu Á
Các món lẩu châu Á đều có đặc trưng riêng của mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung vẫn là một món ăn dễ thưởng thức, thơm ngon và hợp khẩu vị của nhiều người.
Khác với ẩm thực phương Tây, các món ăn châu Á thường được chế biến theo hướng đơn giản, tiện lợi, đặc biệt là tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn. Trong tất cả các món ăn, món lẩu châu Á có lẽ là thể hiển được đầy đủ những đặc điểm nói trên nhất.
Trung Quốc là cái nôi hình thành nên món lẩu này và sau đó, theo sự di cư của người Hoa lan rộng ra khắp các quốc gia châu Á khác. Lẩu Thượng Hải, lẩu hoa cúc Tô Hàng, lẩu hải sản Quảng Đông, lẩu khô Hồ Nam, lẩu Tứ Xuyên đều là những món nổi tiếng, thậm chí trở thành đặc sản của quốc gia tỉ dân này.
Mỗi loại lẩu đều cho thấy sự đa dạng trong nguyên liệu, sự kết hợp hài hòa và sáng tạo với nhiều loại nước dùng khác nhau và đặc biệt, nước chấm ăn kèm cũng góp phần mang lại những trải nghiệm ẩm thực vô cùng đáng nhớ.
Ảnh: pasgo.vn
Lẩu Trung Quốc thường có các nguyên liệu chính như: nhiều loại thịt sống, rau, mì, đậu hũ, hải sản và há cảo. Các nguyên liệu này sẽ được thả vào nồi riêng hoặc chung đựng nước dùng nóng đã nêm gia vị, và mọi người sẽ dùng đũa nhúng cho chín. Nguyên liệu trong lẩu sau khi chín sẽ được gắp ra vá ăn chung với nước dùng, cơm hoặc sốt nướng Trung Hoa nếu muốn.
Từng vùng miền khác nhau tại Trung Quốc sẽ sử dụng nguyên liệu riêng cho món lẩu. Ví dụ, người sống gần biển sẽ sử dụng hải sản, người sống trên đất liền có xu hướng dùng thịt lợn, cừu hoặc dê. Lẩu Trung Hoa có nguồn gốc từ hơn một nghìn năm về trước. Ngày nay, món ăn này không những được phục vụ trong dịp lễ tết mà còn là bữa chính vào mùa đông.
Mặc dù không quá nổi tiếng như phở hay bánh mì, nhưng món lẩu ở Việt Nam cũng thu hút được rất nhiều du khách quốc tế. Món ăn này là sự kết hợp giữa các hương vị dân dã nhất và có sự khác biệt giữa 3 miền. Nếu miền Bắc thích lẩu vịt om sấu, lẩu riêu cua với hương vị thanh ngọt thì miền Nam lại ưa thích hương vị đậm đà hơn với lẩu cá kèo, lẩu mắm. Còn mảnh đất dài miền Trung nằm ven biển nên các món lẩu thường từ nguồn hải sản dồi dào như lẩu cá lóc, lẩu cá đuối…
Ảnh: pasgo.vn
Người Việt Nam ăn lẩu không thể thiếu các loại rau. Chính sự đa dạng của các loại rau như cải xanh, cải ngọt, cải cúc, rau muống, rau cần… đã mang đến hương vị ngon ngọt và thanh mát cho món ăn. Không nhiều dầu như lẩu Trung Hoa hay cay xé lưỡi như lẩu Thái, lẩu Việt thanh đạm, thường ăn kèm với bún tươi, tạo ra một món ăn dân dã, dễ chế biến, dễ thưởng thức.
Lẩu Thái
Món lẩu Thái đã không còn quá xa lạ với người Việt Nam. Không chỉ khi đến Thái Lan, mà ngay trên đất Việt Nam bạn cũng có thể thưởng thức món ăn này.
Món lẩu Thái có những hương vị đặc trưng như vị chua, cay đậm đà, mang lại cảm giác say mê, nhớ mãi không quên cho bất cứ người thực khách nào. Các nguyên liệu làm nên món ăn này đều có sẵn và thân quen với người Thái từ tôm, thịt, hải sản, rau quả cho đến các gia vị đặc trưng giúp kích thích vị giác. Đặc biệt, nước dùng của món lẩu Thái được tạo nên bởi riềng, chanh Kaffir, sả, nước dừa. Nếu dùng với bún tươi, nước dùng phải có vị ngọt. Nếu dùng với mì, nước lẩu cần phải có nhiều vị chua hơn.
Video đang HOT
Ảnh: pasgo.vn
Bên cạnh các món nướng, lẩu cũng là một món ăn được người Hàn Quốc vô cùng yêu thích. Lẩu Hàn Quốc thường cay, nóng, bổ dưỡng vì có nhiều loại thịt. Nguyên liệu còn có kim chi, hải sản các loại như bạch tuộc, mực, nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm đông cô… Nước dùng trong món lẩu Hàn Quốc thường được ninh từ thịt và xương gà nên ngọt tự nhiên.
Ảnh: pasgo.vn
Lẩu Hàn Quốc bao gồm các món như lẩu bạch tuộc, lẩu bò, lẩu chiên… Nhưng món lẩu được người nước ngoài nhớ đến nhiều nhất chính là món lẩu kim chi chua chua cay cay vô cùng hấp dẫn. Lẩu Hàn Quốc thường dùng chung với mì, nước dùng thường đỏ rực do có thêm ớt bột tùy khẩu vị người ăn.
Ẩm thực Nhật Bản nổi bật với sự tinh tế, lẩu Nhật Bản cũng vậy: đơn giản, tiết kiệm, nhẹ nhàng. Không quá đậm đà như các loại lẩu khác, hương vị lẩu Nhật Bản mang lại cho du khách sự thanh đạm, tinh tế nhờ sử dụng nhiều loại rau củ, nấm và các loại thảo mộc. Ngay cả những thực khách khó tính nhất cũng sẽ yêu thích món lẩu này.
Đặc biệt hơn, người Nhật đã phát triển món ăn này lên một tầm cao mới, nâng cao trải nghiệm của du khách qua món lẩu băng chuyền nổi tiếng.
Ảnh: pasgo.vn
Một số nhà hàng để bạn tham khảo:
Hà Nội:
Hệ thống Food Center – Food House. Địa chỉ: Có 8 cơ sở tại: Food House Hồ Đắc Di, Food House Thái Hà, Food House Nguyễn Trãi, Food House Đại La, Food House Xã Đàn, Food Centre Trần Phú, Food Street Quang Trung, Food Centre Bà Triệu.
Kadan – Có nguyên liệu chính nhập khẩu 100% từ Nhật Bản. Địa chỉ: Địa chỉ: 117 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy.
Chuỗi On – Yasai Shabu Shabu – Buffet lẩu Nhật Bản. Địa chỉ: Có 3 cơ sở tại: On – Yasai Shabu Shabu Royal City, On – Yasai Shabu Shabu Times City, On – Yasai Shabu Shabu Cầu Giấy.
Ảnh: Pasgo.vn
Đà Nẵng:
Đệ Nhất Nướng Đà Nẵng – nướng và lẩu. Địa chỉ: 838 Trần Cao Vân, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Thái Market – chuyên lẩu và ẩm thực Thái. Địa chỉ: 183 Nguyễn Văn Thoại, quận Sơn Trà; 46 Thái Phiên, quận Hải Châu; 4 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu; Khu Food CourtCourt, tầng 3 Indochina Tower, 74 Bạch Đằng, quận Hải Châu.
Bangkok Thai Food Restaurant – chuyên món Thái và lẩu Thái. Địa chỉ: 11 Lê Lợi, quận Hải Châu
Lẩu băng chuyền Kichi Kichi. Địa chỉ: Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, Đà Nẵng.
Sài Gòn:
Lẩu nấm Ashima. Địa chỉ: số 35A đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Akabeko Japanese Hotpot & Charcoal Grill. Địa chỉ: 13 Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành Phố Hồ Chí Minh.
Nhà hàng Gogi House. Địa chỉ: Số 303 Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Bình.
Ảnh: Pasgo.vn
Các nhà hàng này phục vụ nhiều món lẩu châu Á: Thái, Hàn, Nhật, Việt,… với mức giá từ 100.000 – 500.000 VNĐ, tùy khẩu phần 1, 2, 4 hay 6 người.
Những buổi tối mùa thu, đông tiết trời se se lạnh là thời điểm thích hợp nhất để cả gia đình quây quần bên nhau bên nồi lẩu tự nấu thơm ngon, vừa thưởng thức vừa hít hà, cùng trò chuyện vui vẻ. Nếu không có thời gian tự chế biến, bạn cũng có thể đến nhiều nhà hàng, quán ăn để thưởng thức lẩu ngon cùng bạn bè.
Theo Dulichvietnam
Lẩu thái chay thanh đạm nhưng vô cùng bổ dưỡng và hấp dẫn
Lẩu thái là một món lẩu ngon được rất nhiều người lựa chọn để làm món lẩu thường xuyên nấu cho gia đình mình. Món lẩu thái có vị chua ngọt rất hấp dẫn cộng thêm hương vị cay nồng rất đặc trưng làm cho người dùng khi thưởng thức là nhớ mãi.
Và hôm nay cùng nhau đi tìm hiểu nguyên liệu và cách thức chế biến một món lẩu ngon đặc biệt là lẩu thái chay ra sao nhé.
Nguyên liệu sử dụng làm lẩu thái chay:
- 1 hủ lẩu Thái
- 1/2 trái khóm
- 2 miếng tàu hủ chiên
- 1 cây tàu hủ non,
- 100 g chả quế
- 200 g nấm rơm búp lớn
- 1 nắm rau nhút, 100 g rau muống trắng, 100 g kèo nèo, 50 g nấm rơm khô, 1 cây bo rô
- 1 kg bún tươi
- 100 g nấm bào ngư
- Muối, đường, gia vị, dầu ăn, nước tương
Hướng dẫn cách làm lẩu thái chay:
- Chuẩn bị để làm lẩu thái chay bạn swo chế các nguyên liệu. Tàu hủ non, đậu hủ chiên, chả quế bạn đem cắt miếng vuông 2 cm x 2 cm. Nấm bào ngư, bạn cắt bỏ gốc, ngâm rửa nước muối cho sạch rồi để ráo.
- Nấm rơm khô bạn rửa sạch, để ráo. Nấm rơm búp đem rửa sạch rồi chẻ đôi. Trái khóm gọt vỏ, cắt mỏng. Rau nhút, rau muống, kèo nèo lặt sạch và rửa sạch, rồi cắt ngắn để vào dĩa.
- Sau khi sơ chế nguyên liệu xong bạn tiến hành nấu lẩu thái chay. Bắc chảo lên bếp, bạn để chút dầu khử bo rô. Cho tàu hủ chiên, nấm rơm, nấm rơm khô và nấm bào ngư vào đảo qua dầu, chiên sơ rồi múc ra để riêng.
- Tiếp theo bạn cho thêm dầu ăn vào chảo, để bo rô vào rồi phi vàng. Sau đó bạn cho nước, khóm vào và tiến hành nêm gia vị cho lẩu thái chay vừa với khẩu vị. Đợi sôi nước dùng lên 10 phút, bạn cho tàu hủ, nấm rơm, nấm bào ngư đã xào sơ và hủ lẩu Thái vào nồi.
- Cuối cùng bạn múc nước dùng ra cho vào nồi dùng nấu lẩu được đặt trên bếp ga nhỏ, dọn ra bàn. Dùng nước lẩu với bún, rau nhúng lẩu, ớt và nước tương. Ngoài những loại rau củ trong phần nguyên liệu, bạn hoàn toàn có thể thêm hoặc thay thế những loại rau củ theo sở thích như ngô ngọt, cải cúc... cho món lẩu thái chay thêm ngon miệng.
Vậy là chỉ với vài bước cơ bản bạn đã thực hiện xong món lẩu thái chay ngon tuyệt và đậm đà này rồi. Hãy vào bếp và thực hiện để mời cả nhà thưởng thức nhé, đảm bảo gia đình bạn sẽ thích cho xem. Chúc bạn thực hiện thành công với cách nấu lẩu thái chay thơm ngon này nhé.
Theo Monngon.tv
Điểm mặt những món lẩu ngon hết xảy khi Hà Nội vào thu Mỗi khi Hà Nội vào thu, thì những món lẩu lại được dịp "lên ngôi" như lẩu ếch, lẩu cháo chim, lẩu cua đồng, lẩu vịt... Lẩu ốc Lẩu ốc là một đặc sản ở làng Khương Thượng. Lẩu ốc với nước dùng được chế biến tương tự như món bún ốc dấm nên có vị chua cay nhưng thanh của dấm bỗng....