Hương vị quê hương: Vịt um chuối chát đúng vị ngày mưa
Thịt vịt um chuối chát được cho là giúp giảm huyết áp, phòng và chữa cảm mạo, tăng sức đề kháng.
Nhắc đến vịt tháng mười lại thèm món chuối chát um vịt mộc mạc, bình dị.
Ở Quảng Nam, tầm độ tháng mười, tháng mười một âm lịch, mưa trắng trời, thấm đất. Cá tôm theo nước lụt tràn về, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho lũ vịt bì bõm ngoài đồng nên con nào con nấy mập mạp, thịt dày, béo và rất thơm.
Nhắc đến vịt tháng mười lại thèm món chuối chát um vịt mộc mạc, bình dị.
Vịt thường chỉ đơn giản luộc nấu cháo chấm mắm gừng cay xè hoặc xào sả ớt thơm lừng. Từ kinh nghiệm dân gian, người nội trợ tận dụng mọi nguyên liệu theo thời tiết để chế ra món ngon lại có tác dụng trị bệnh.
Một đĩa vịt um chuối nóng hổi, vài ba cọng rau thơm điểm vị. Những miếng chuối chát mềm múp, cắn đến ngập răng mà vẫn còn nghe tiếng sừn sựt giòn tan, rồi cái vị ngọt từ thịt vịt nhanh chóng tiết ra trên đầu lưỡi, lại thêm vị chan chát nhẹ nhàng của chuối càng thêm quyến rũ người ăn.
Video đang HOT
Tuy không cầu kỳ, nhưng vịt um chuối chát lại tỉ mỉ, tốn nhiều công đoạn, thời gian để chế biến. Vịt sau khi làm sạch, chặt lát vừa ăn, để ráo rồi ướp cùng muối, nước mắm và các phụ gia đã giã nhuyễn như ớt, tiêu, đặc biệt không thể thiếu sả.
Trong lúc chờ vịt thấm gia vị, tìm hái vài trái chuối chát trong vườn mang về, gọt bỏ lớp vỏ lụa, cắt lát rồi ngâm với nước pha vài giọt chanh tươi để giảm bớt mủ, chuối không bị đen.
Tiếp tục lót những lát chuối dưới đáy nồi, cho thịt vịt đã sơ chế lên trên, có thể thêm một ít nước. Đun cho mẻ thịt sôi bùng rồi hạ lửa thật nhỏ.
Khi gia vị thấm liền đổ thêm nước, xốc nhẹ mẻ thịt đôi ba lần. Giữ lửa nhỏ đến khi nước vịt sền sệt là được.
Vịt um chuối chát cứ để nguyên lúc còn nóng mà thưởng thức, hay muốn thay đổi hương vị chỉ cần thay chén cơm trắng bằng một ít bún. Sẽ thiếu sót nếu không có trái ớt xanh cắn phựt cay nồng xua tan đi cái lạnh ngày mưa.
Theo Thanhnien
Đi thưởng thức hàng bún chả đúng vị Hà Nội tại Sài Gòn
Bún chả là món ăn nổi tiếng ở Hà Thành, với những nguyên liệu là thịt nạc, ba chỉ, bún tươi cùng rau sống và nước mắm được pha với công thức đặc biệt, đã tạo nên thưởng hiệu ẩm thực nổi tiếng đất Hà Thành.
Nói tới ẩm thực Hà Nội, những người sành ăn thường nghĩ ngay tới bánh cuốn Thanh Trì, bún đậu mắm tôm, phở gà Hà Nội, bún thang, chả cá... Đây đều là những món ngon tinh tế của thủ đô. Ngoài ra, người ta cũng không thể không nhắc tới món bún chả Hà Nội nổi tiếng, vừa được tạp chí National Geographic đưa vào danh sách "10 món ngon đường phố tuyệt nhất thế giới".
Ngay trong cuốn sách "Hà Nội băm sáu phố phường" của Thạch Lam cũng có câu: "Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long. Bún chả là đây có phải không?...". Và trong "Những năm tháng ấy" của Vũ Ngọc Phan có đoạn "Bún chả bán rong cũng ngon tuyệt. Ba xu hoặc năm xu một mẹt. Cái mẹt đường kính chỉ 25cm trên lót mấy chiếc lá dong, người ta đặt lên mấy lá bún nhỏ sợi, trắng muốt, mấy lá rau sống, diếp tây và thơm mùi. Một cái chén xinh xẻo, nhỉnh hơn cái chén đong rượu nếp một tí, trong có nước mắm chanh đường ớt, pha rất khéo, và chả miếng hoặc chả băm tùy theo sở thích người ăn. Hàng bún chả đỗ đâu là thơm nức ở đó, cô hàng bún chả quạt chả trên than hồng đựng trong cái hộp sắt tây, chả cháy xèo xèo, khói bay nghi ngút. Có ba xu hoặc năm xu là đã được ăn bún chả thơm ngon, nhà làm thì tốn hơn và kềnh càng lắm".
Bún chả Hà Nội có thành phần nguyên liệu chính từ thịt nạc, thịt ba chỉ, bún tươi cùng rau và nước mắm được pha với công thức đặc biệt, tạo nên thương hiệu ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội.
Khi ở Hà Nội, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những quán bún chả trên hè phố với khói bay mang theo hương thơm của mùi chả nướng những buổi trưa. Bún chả Hà Nội được làm từ những nguyên liệu chính như thịt nạc xay làm chả viên, thịt ba rọi làm chả miếng, sau đó nướng bằng than hoa để đảm bảo mùi thơm và vị ngon. Món bún chả đầy đủ ngoài chả nướng sẽ có nước mắm pha, dưa góp, rau kinh giới, tía tô và bún tươi.
Để làm nên món bún chả, người ta thường mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự cầu kỳ, trong đó để pha được nước chấm đúng vị không phải là điều dễ dàng. Đây chính là bí quyết riêng và đặc trưng của từng quán. Chính từ sự tinh tế của bún chả, hiện Sài Gòn cũng có khá nhiều quán bún chả Hà Nội. Và để mang lại một món ăn đúng vị truyền thống, Bún chả Thăng Long trên đường Phạm Viết Chánh là một gợi ý cho bạn nếu muốn cảm nhận đúng vị bún chả Hà Nội ngay tại Sài Gòn.
Nem ốc thơm mùi lá lốt
Nước mắm của quán được pha vừa vị như khi bạn thưởng thức tại Hà Nội. Quán có món nem ốc (chả giò ốc) chấm với nước mắm pha hoặc tương ớt hay xốt đều thú vị. Quán ăn này còn có món chả giò (nem rán) để thực khách thưởng thức món ngon Hà Nội đúng điệu.
Giá mỗi tô bún chả là 33.000 đồng một phần đủ no, nếu bạn ăn nhiều hơn có thể kêu thêm chả hoặc chả giò chỉ 8.000 đồng một cây (cả ốc và nem rán). Buổi trưa quán thường đông khách nên bạn có thể gọi trước 15-20 phút nếu không muốn chờ nướng chả. Ngoài ra, khi tới đây, bạn sẽ được thưởng thức món trà đá vị ngon của miền Bắc chỉ 1.000 đồng một ly. Quán phục vụ từ 6h đến 22h hàng ngày.
Nem rán vừa giòn, vừa ngon với giá chỉ 8.000 đồng một cây
Quán có chính sách giao hàng miễn phí từ 4 phần trở lên tại Bình Thạnh, Phú Nhuận và quận 1, quận 3. Các quận khác sẽ thỏa thuận phí giao hàng hoặc miễn phí tùy theo số lượng. Khách sẽ được giữ xe máy miễn phí ngay tại quán, có chỗ xe hơi.
Liên hệ Quán bún chả Thăng Long - 76F Phạm Viết Chánh, phường 19, quận Bình Thạnh. Xem bản đồ tại đây. Đặt món gọi 0918 558 558. Đặt trực tuyến tại đây.
Theo Vnexpress
Đến Hàng Chai thưởng thức bún ốc gia truyền Bún ốc là một trong những đặc sản của đất Hà Thành. Nhưng để tìm được một hàng bún ốc ngon, đúng vị không phải là điều dễ dàng. Vị nước dùng chua thanh, thêm chút cay của ớt chưng quyện vào mùi béo ngậy của từng con ốc sẽ làm bạn khó quên. Từ một gánh hàng nhỏ rong ruổi trên khắp...