Hương vị quê hương: Ra giêng ‘món nhà’ còn lại
Dân gian có câu “mùng 7 gãy nêu”. Vậy là tết đã qua. Nhưng nhiều người nói tết qua kệ tết, miễn món nhà làm để ăn tết vẫn còn.
Kể cũng lạ! Người nói tết chỉ 3 ngày, kẻ nói 7 ngày. Nhưng tâm trạng háo hức, công sức bỏ ra cho tết là quá lớn nên tết qua kệ tết. Còn thịt muối, củ kiệu, bánh tét là còn… tết. Ăn tết lâu đâu có sao. Nghỉ tết lâu mới bị phê bình chứ.
Bánh tét, thịt muối, củ kiệu – ba món này “giữ” tết đến hết tháng giêng. Củ kiệu chua cay mặn ngọt, con gái làm. Món thịt muối, vợ… thiết kế và thi công. Từ khâu luộc từng mảng thịt ba chỉ đến ướp gia vị, nấu mắm, cho đến đoạn ngâm thịt vào hũ, đậy điệm cẩn thận đều mình vợ “độc tấu”. Chồng đứng xớ rớ nhưng vợ không “sai bảo” gì. Vợ cười cười nói với chồng: Món thịt muối khó tính lắm. Vụng về như anh rớ vô là hư thịt hư mắm hết. Nhưng anh cứ coi để biết làm món này phải tỉ mẩn ra sao. Khi khề khà với bạn, anh chỉ cần nói bà xã tui làm đó nghen, không có mua siêu thị siêu thiếc gì đâu.
Bánh tét, thịt muối, củ kiệu – ba món đậm đặc “mùi nhà” TRẦN CAO DUYÊN
Riêng bánh tét là đậm đặc “mùi nhà” vì có sự hợp sức của chồng, sự khéo léo của vợ, cùng lũ nhỏ ồn ào ngồi chọn và lau từng mảnh lá chuối để gói bánh. Chồng nổi tiếng ở “lĩnh vực” gói bánh chặt tay mà vẫn giữ độ mềm mại của đòn bánh tét. Vì nếu gói bánh mà cơ bắp quá, lên gân lên cốt quá thì bánh sẽ cứng, ăn không ngon, để ít bữa sẽ có những hạt nếp… bỗng dưng sống lại.
Ra giêng, bánh tét, củ kiệu, thịt muối theo con gái, con trai lên phố. Vậy mà món nhà vẫn chưa chịu hết. Bạn bè nghe nhà “còn tết” cứ tới chúc “an khang thịnh vượng” hoài. Mà thấy vui ghê! Hay bánh tét còn đọng mùi tết để lòng người thấy tết chưa xa? Thực sự thì gió đã đưa cái tết về trời. Bánh tét ở lại… không phải chịu lời đắng cay mà là để nhận lời khen. Xứng đáng quá đi chứ. Nấu trước tết, ra giêng bánh vẫn “gợi cảm”, vẫn thơm dịu mùi nếp ngọt ngào. Lột lớp lá chuối ra, thấy da bánh vẫn còn xanh dịu màu mạ non. Thật đã con mắt. Rồi sướng cái bụng khi ăn vì bánh vẫn rất mềm mại, nhưn thịt vẫn đậm đà như thuở… mùng một mùng hai.
Lát bánh nào cũng ôm ấp miếng nhưn thịt heo kèm đỗ xanh. Nếp mềm dẻo, miếng thịt heo dù nhỏ vẫn đủ thành phần nạc, mỡ, bì. Nhưng để cho mặn miệng, và cũng để chống ngán, bên cạnh đĩa bánh tét là một đĩa thịt muối. Lại bày ra chén củ kiệu dầm chua cay mặn ngọt nữa cho hương vị thêm mặn mà, phong phú.
Mới đó mà đã gần hết nửa đầu tháng giêng rồi. Mấy ông “văn nhân” làng ngồi với nhau bên chậu bông vạn thọ còn tươi. Trước mặt là bộ ba thịt muối, bánh tét, củ kiệu và nửa chai vang đỏ. Một ông nói mới tết tức thì giờ đã thành dư vang. Ông thì cãi, nói giờ đã thành âm vang mới đúng… Chợt nhớ lời vợ dặn, chồng nói thịt muối chính tay vợ tui làm đó, không mua siêu thị nhé. Chỉ trong vài “nốt nhạc”, vợ cười tươi như tết, bưng lên đĩa thịt muối thứ hai.
Mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết tươi lâu an toàn cho gia đình
Ngày Tết nhà nào cũng dự trữ rất nhiều thực phẩm, từ đồ sống đến đồ nấu chín và thường để chung trong tủ lạnh rất dễ gây hại cho người dùng.
Chính vì thế hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH sẽ mách bạn một vài mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết tươi lâu và an toàn hơn nhé!
1 Bánh chưng, bánh tét
Vào những ngày tết bánh chưng hay bánh tét thường được mọi nhà bảo quản trong tủ lạnh, tuy nhiên khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh bánh chưng, bánh tét sẽ dễ bị "lại gạo" nên chúng ta nên bảo quản ở nơi thoáng mát. Để bảo quản bánh tốt bạn có thể làm những điều dưới đây sau khi luộc xong.
Video đang HOT
Đầu tiên là bạn cần vớt bánh ra và rửa sạch lớp lá ngoài bằng nước lạnh cho hết nhựa rồi để ráo. Sau đó, xếp bánh thành nhiều lớp rồi dùng mâm hoặc vật nặng đè lên và ép cho nước ra bớt, sẽ giúp bánh chắc và mặt bánh bằng phẳng hơn.
Cuối cùng treo bánh chỗ khô thoáng, không bụi bặm, không ẩm ướt. Nếu lỡ cắt mà dùng không hết bạn cho vào hộp kín bỏ tủ lạnh, khi ăn đem chiên, hấp lại là được.
2 Lạp xưởng
Lạp xưởng khô không nên bảo quản trong tủ lạnh vì mỡ trong lạp xưởng sẽ dễ đông lại và ăn không ngon. Bạn nên bảo quản lạp xưởng trong thùng gạo hoặc bỏ trong hộp, rổ... và đặt một chén rượu vào giữa, mùi rượu sẽ đuổi ruồi kiến mà vẫn giữ được lạp xưởng tươi ngon.
Lạp xưởng tươi thì nên bỏ ngăn mát tủ lạnh, còn nếu muốn để lâu bạn có thể để ngăn đông dùng được tới 1 tháng đấy nhé!
Mỗi lần ăn bạn chỉ nên lấy ra 1 lượng vừa đủ rồi đem chế biến trong ngày, không nên bỏ lại tủ lạnh sau khi đã chế biến sẽ làm lạp xưởng bị khô, mất mùi thơm.
3 Các loại mứt hoặc trái cây khô
Các loại mứt hay trái cây khô là món ngọt không thể thiếu ở mọi nhà vào dịp tết, tuy nhiên chúng thường dễ chảy nước và mồi ngon của kiến. Và nhiều người nghĩ rằng bảo quản mứt trong tủ lạnh sẽ tốt hơn nhưng độ ẩm trong tủ sẽ làm mứt dễ bị mốc hơn.
Để bảo quản tốt mứt và trái cây khô bạn cho chúng vào hũ thủy tinh và đậy kín, dùng bao nhiêu thì lấy ra bấy nhiêu và tuyệt đối không bỏ lại hũ khi dùng không hết.
4 Dưa hành, củ kiệu
Dưa hành, củ kiệu là món ăn kèm trong ngày tết rất ngon, giúp bạn không có cảm giác ngán và để giữ lâu để dùng bạn thực hiện như sau.
Khi cắt gốc, bạn nên tránh cắt vào phần củ và sau khi rửa sạch phải để thật ráo, nếu ẩm sẽ dễ bị hư khi ngâm. Nên đun sôi nước để ngâm củ hành, củ kiệu, lưu ý là pha muối lượng vừa đủ, không quá mặn hoặc quá nhạt. Khi ngâm bạn có thể phơi nắng hũ củ hành hay củ kiệu để nó giòn hơn và có thời gian bảo quản lâu hơn.
Bạn để hũ dưa hành, dưa kiệu tầm khoảng 2 ngày cho đến khi hành kiệu thấm gia vị, đủ độ chua ngọt vừa ăn bạn có thể cho cả hũ dưa (nếu hũ nhỏ) hoặc vớt hành kiệu ra cho vào hộp đậy kín vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách này vừa giúp hành kiệu không quá chua mà ăn được lâu lại tăng thêm độ giòn giòn cho món dưa này.
5 Giò chả
Giò chả là thực phẩm dễ ôi thiu nhất, bạn có thể bảo quản được 5 - 7 ngày trong ngăn mát, ngăn cấp đông mềm của tủ lạnh, khi dùng chỉ cần cắt ra ăn trực tiếp.
Ngoài ra, bạn cũng cho được chả vào ngăn đông sẽ bảo quản được lâu hơn (nửa tháng đến 1 tháng), tuy nhiên sau khi rã đông nên luộc, hấp, chiên, rán lại trước khi ăn để giò chả đảm bảo được độ dai, giòn như ban đầu.
Nếu không bạn có thể bảo quản nơi khô thoáng, bạn bỏ lớp vỏ ngoài và đậy bằng rổ thoáng, tránh gió. Cách này chỉ nên sử dụng trong vòng 1-2 ngày (tùy vào thời tiết nắng nóng hay lạnh).
6 Thực phẩm nấu chín
Đối với thực phẩm nấu chín như thịt kho, cá kho, canh khổ qua... bạn để nguội và cho vào hộp đậy kín, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Đồ ăn chín được đậy kín sẽ không bị khô, bị lẫn mùi hoặc lây nhiễm vi sinh gây hư hại sang thực phẩm khác.
Bữa sáng ấm bụng với cơm rang trứng và thịt muối Món cơm rang thơm ngon, nóng hổi này sẽ khiến bạn có một bữa sáng thật no bụng. Nguyên liệu: - 15ml dầu ăn - 3 quả trứng, đánh tan - 240g thịt muối nạc, cắt miếng cỡ 2cm. - 1 củ hành tây cỡ vừa, thái hạt lựu; 5 bát cơm; 5g muối; 1.5g đường; 10ml nước tương; 5ml nước tương loại...