Hương vị quê hương: Mùa hè rộn ràng trên đĩa gỏi da cá
Bình Định là vùng đất nổi tiếng với đặc sản da cá trộn gỏi. Theo các ngư dân lâu năm, vùng biển Bình Định có nhiều cá nhám, thường được gọi là cá mập con.
Những con cá mẹ theo thói quen từ xưa hay vào những vũng vịnh sâu của biển miền Trung để đẻ cá con. Người dân địa phương vẫn sử dụng loại cá này để nấu canh chua, kho. Phần da cá hơi dày và chắc, được lọc ra, phơi khô để làm món đặc trưng: gỏi da cá nhám trộn rau diếp cá.
Với những người có thể ăn được rau diếp cá thì đây là món lý tưởng giúp giải nhiệt mùa hè. Sự cân bằng về vị giác của loại rau này với da cá nhám là điều tuyệt vời nhất của món gỏi. Theo đông y, diếp cá có vị cay chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trị táo bón, sát trùng… Từ những dược tính đó mà rau diếp cá được người dân vùng biển chọn để tạo thành món ăn vừa ngon vừa mát vừa bổ.
Nguyên liệu cho món gỏi da cá khá đơn giản, gồm da cá khô, rau diếp cá, cà rốt và đu đủ sống bào sợi, đậu phộng, nước mắm và gia vị. Da cá khô được ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút để nở và mềm. Sau đó, để ráo nước rồi chiên giòn. Phần chiên da cá này là một kỹ thuật công phu bởi phải chiên sao cho phần da nở bung lên, vàng đều và giòn. Sau đó, da cá đã chiên phải được thấm giấy ngay để hút bớt phần dầu ăn đọng bên trong.
Rau diếp cá thì ngắt lá, rửa sạch và để ráo. Công đoạn làm chén mắm trộn sẽ quyết định món ăn có ngon hay không. Mắm trộn gỏi phải đủ vị chua, cay, mặn, ngọt sao cho cân bằng. Tất nhiên, mắm không thể thiếu ớt tỏi giã nhuyễn và cay nồng. Khi đã chuẩn bị xong hết các nguyên liệu, chỉ cần trộn đều, thêm đậu phộng rang để món ăn được hoàn chỉnh.
Video đang HOT
Gỏi da cá trộn rau diếp cá sẽ giòn rụm trong miệng với miếng da chiên phồng, có vị béo béo, nồng nàn. Sự “xoa dịu” nhẹ nhàng của rau diếp cá vừa cân bằng vừa kích thích vị giác. Mùa hè, hãy đến Bình Định và ăn gỏi da cá để thưởng thức những rộn ràng đậm tính địa phương độc đáo.
Hương vị quê hương: Ngọt dai trai trộn gỏi
Gỏi trai là sự kết hợp tuyệt vời giữa các loại nguyên liệu cùng cách thức chế biến món ăn của người dân quê.
Dai lẫn giòn và mặn, ngọt cùng chua và cay đều có trong món gỏi dân dã này.
Phổ Cường quê tôi ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi có đầm Lâm Bình dồi dào cá tôm. Trong đầm còn có những loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ: trai, hến... dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Những món ăn quen thuộc từ trai được bao người ưa thích: xào, nướng, nấu cháo, nấu canh... và đặc biệt là trộn gỏi.
Gỏi trai là món "ai cũng thèm" ở quê tôi TRANG THY
Lúc rỗi việc, người làng í ới rủ nhau mang thau ra đầm mò trai. Bàn chân bước chầm chậm, dò dẫm trong nước, chạm vào bùn non mát lạnh. Lắm khi, lội trong nước sâu đến cổ, tay giữ chiếc thau nhôm hay nhựa kẻo dạt ra xa. Đáy nước hằng hà sa số vật cứng chạm da thịt. Chợt khấp khởi mừng thầm khi lòng bàn chân chạm phải trai đang vùi mình trong bùn đất. Dẫu không thể nhìn thấy nhưng vẫn nhận biết trai lớn hay nhỏ trước khi đưa tay bắt lấy cho vào thau. Đấy là điều kỳ diệu mà chỉ có thực sự trải nghiệm mới cảm nhận được.
Khi nước mấp mé vành thau vì trai gần đầy, mọi người í ới gọi nhau về làng. Dáng đi thẳng với đôi tay giữ thau trai đội trên đầu như chim vươn cánh vỗ nhịp bay. Trai được cho vào ngâm trong nước vo gạo để qua đêm trước khi chế biến món ăn. Thịt trai có vị ngọt mặn, tính hàn, chế biến được nhiều món ăn ngon.
Trong đó, gỏi trai là món khó lòng cưỡng lại. Bắt trai ra khỏi nước vo gạo, chà sạch lớp vỏ ngoài như hai bàn tay nhỏ úp vào nhau. Sau đó, rửa sạch rồi cho vào nồi nước bắc lên bếp lửa bập bùng. Trai chín, nở bung hai mảnh vỏ thì nhấc xuống khỏi bếp, gỡ lấy phần thịt trước khi trộn gỏi.
Nguyên liệu cho món gỏi
Dạo ra vườn ngắt ít rau thơm, hái quả ớt cay cùng trái chanh mọng nước rồi rửa sạch. Hành tây xắt mỏng ngâm trong nước rồi vớt ra rổ để ráo cho bớt mùi hăng. Đậu phộng rang chín rồi xát nhẹ, bóc bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài. Tỏi Lý Sơn lột vỏ băm nhỏ tỏa hương thơm nồng nàn. Dùng dao bén xắt thịt trai luộc thành miếng nhỏ dài rồi cho vào thau.
Tiếp đến, cho hành tây, tỏi băm cùng muối hầm, đường, vắt nước cốt chanh rồi trộn đều. Ớt xắt lát mỏng cùng rau thơm cho vào sau, trộn qua vài dạo rồi múc ra đĩa. Đậu phộng rang giã vỡ đôi rắc lên trên. Vậy là ta đã có món gỏi đậm đà hương vị.
Những con trai vừa được bắt lên khỏi đầm nước
Bữa cơm gia đình thêm ấm cúng với món gỏi trai dân dã nơi làng quê. Thịt trai mềm dai, đậu phộng giòn cùng hành tây và rau thơm nhộn nhạo qua răng. Mặn, ngọt, béo lẫn chua, cay quyện vào nhau cho lưỡi tê mê, ngon đến lạ lùng. Hương thơm của rau và chanh cùng tỏi, hành tây nồng đượm xua mùi tanh tao của thịt trai ẩn thân nơi đầm nước. Hơi cay nhưng chẳng hề gì với con trẻ. Chúng đưa chén xin cha mẹ bới thêm cơm rồi gắp gỏi ăn ngon lành.
Đĩa gỏi trai cùng bánh tráng nướng chín là "mồi bén" để chuyện trò rộn rã sau cả ngày lao động vất vả. Bẻ miếng bánh tráng xúc gỏi đưa vào miệng chậm rãi nhai, niềm vui dâng lên mắt, tình quê thêm mặn nồng. Hoàng hôn yên ả, ngày dần trôi.
Gỏi sầu đâu mùa nước nổi Lá sầu đâu nhỏ, dài và mọc đối xứng qua cuống. Đọt non có màu tim tím, còn gọi là cây xoan ăn gỏi, trồng khá phổ biến ở Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi, An Giang. Mùa nước nổi, lá sầu đâu mơn mởn, non tơ, chấm mắm kho, cá kho, ăn với cá linh non kho mẳn hoặc ăn...