Hương vị quê hương: Chè bột sắn, ký ức hương quê
Trong tiết trời se lạnh mùa hạ chuyển sang thu, nỗi nhớ nhà, nhớ má càng thêm quay quắt. Tôi ước gì được ngồi trong quán chè xưa của má, được ngửi mùi khói, mùi rơm rạ, than củi và hít hà nồi chè bột sắn nóng hổi.
Những chén chè nóng hổi vừa được nấu xong
Hồi học cấp 2, tôi thường cùng má ra quầy bán chè. Đồ nghề chỉ là một bếp than đặt nồi chè nóng hổi, một sọt đựng những thứ linh tinh: ly, muỗng, bình nước chè… và vài cái ghế nhỏ. Khi có khách, má cười vồn vã, múc từng chén chè, nhanh tay thêm một ít mè rang hoặc một ít dừa sợi lên trên nếu khách yêu cầu.
Chè bột sắn mới nhìn tưởng chừng như món phổ thông, ai cũng nấu được. Nhưng nấu cho ra chè ngon thì không dễ. Là bởi có những mẹo riêng và phải kỳ công một chút nó mới có hương vị đặc trưng.
Chè bột sắn gồm lớp vỏ bằng bột sắn bao bên ngoài khối nhưn bên trong. Nhưn có thể làm từ đậu xanh, đậu phộng. Riêng chè bột sắn má tôi nấu là món chè truyền thống của quê tôi, nhưn nhất thiết phải từ cơm dừa già mới hái vào và đã cắt nhỏ tỉ mỉ vừa ăn. Đặc biệt, bột sắn được xay từ những lát sắn khô, trắng, hàm lượng tinh bột cao. Có như vậy chè mới thơm, không bị chua. Bột sắn tuyệt đối không bị biến màu, không bị mốc.
Video đang HOT
Nguyên liệu chế biến chè bột sắn
Bột được mang đi nhào trộn thật kỹ với nước ấm cho đạt đến độ dẻo thích hợp. Tiếp theo là khâu tạo hình chè. Lấy một khối bột sắn ép thành miếng mỏng, cho viên dừa vào giữa, túm các góc bột sao cho bột có thể bao kín phần nhưn phía trong và vo thành viên tròn. Sau khi định hình, từng viên chè được thả vào luộc trong nước sôi cho đến khi chúng nổi lên mặt nước. Cuối cùng, cho các viên chè vào nồi nước đường đến khi ngấm đường, thêm một ít gừng trước khi tắt bếp.
Má tôi dùng đường tán hoặc đường cát màu vàng mật, đủ để chè khi chín có màu vàng sóng sánh. Chính đường vàng tạo nên vị ngọt thanh hòa quyện vị bùi béo của bột sắn cùng hương thơm nồng của gừng… ăn vào mà như thưởng thức hết trọn mọi hương vị tự nhiên của đồng quê. Chén chè sắn nóng hổi, đặc vừa, ngấm đều vị ngọt và thêm nét duyên bởi những sợi dừa trắng tinh, lác đác vài hạt mè rang vàng đượm.
Quán chè của má nằm ven đường, nên mấy cô, mấy dì trên đường đi chợ thường ghé vào ăn một chén cho… ngọt miệng, kể cho nhau nghe câu chuyện xóm làng.
Lớn lên, dẫu có đi qua biết bao ngả đường, trong tôi hình ảnh má với quán chè quê kiểng vẫn luôn hiện hữu. Giờ má đã lớn tuổi, chị em tôi mỗi người lập nghiệp một nơi và quán chè cũng đã nghỉ bán từ rất lâu rồi. Nhưng mỗi lần nghe tiếng mưa lộp độp rơi rớt bên ngoài, tôi ước gì được cùng má nấu nồi chè nóng hổi để thêm một lần thưởng thức vị ngọt thanh của đường sên, bùi thơm của hạt chè sắn một thời tuổi thơ.
Theo Thanh Niên
Bếp Việt và hương vị quê hương
"Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt, Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà." Hai câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Phạm Hữu Quang như gói gọn hết tâm tư của những người con xa nhà, xa quê hương.
Chỉ một điều nhỏ nhoi bình thường như tiếng cơm sôi cũng khiến trào dâng nỗi nhớ khôn nguôi một góc bếp của mẹ, của mái ấm gia đình.
Tôi có anh bạn du học ở Úc mới về nước, bữa nay hẹn cafe hàn huyên sau nhiều năm không gặp. Bạn tôi kể, 5 năm nơi đất khách quê người, điều khó khăn nhất không phải là việc phải tranh thủ đi làm thêm cực khổ sau giờ học để trang trải cuộc sống, mà chính là xa mùi vị các món ăn Việt.
Bạn tôi kể, gần phòng của anh là 2 anh bạn người Ấn, nếu họ xuất hiện sau lưng anh, không cần quay đầu lại, anh vẫn biết đó là người Ấn ở cạnh phòng bởi họ mê Cà Ri nên trên người họ từ tóc tai đến quần áo đều toả đầy mùi Cà ri. "Cũng may người tôi không toả đầy mùi nước mắm" - anh cười lớn sau câu pha trò.
Tôi còn nhớ ngày xưa bạn mẹ tôi mỗi khi từ Phú Quốc đến chơi đều đem tặng mẹ một chai nước mắm nhĩ như một món quà đặc sản.Với mẹ, đó là một món quà rất quý. Mẹ thích mở nắp để cảm nhận mùi hương thơm nồng của chai nước mắm. Mỗi lần như vậy, anh em chúng tôi lại được mẹ nấu cho rất nhiều món ngon và tất nhiên đều là những món được ướp, hoặc chấm bằng nước mắm mẹ vừa được tặng.
Người Việt từ nêm nếm tẩm ướp những món ăn cầu kỳ, đến đơn giản như món rau luộc đều không thể thiếu nước mắm. Dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại nước mắm, nhưng những người sành ăn đều biết nước mắm ngon nhất có độ đạm tự nhiên từ 35 - 40 độ thông qua ủ chượp 3 cá 1 muối suốt 7 - 12 tháng mới ra được nước mắm có mùi thơm đặc trưng. Bởi vậy, dù có đi đến phương trời nào, chân có bước đến đâu, cứ nghe mùi nước mắm trong một gian bếp nào đó, hay trong một cửa hàng, một quán ăn dù bình dân hay sang trọng, là dường như đã thấy quê hương bên cạnh. Cái mùi ấy, không quá nồng đậm như mùi cà ri của người Ấn, cũng không ngòn ngọt như mùi nước tương của người Hoa... Nó là một phức hợp mùi vừa tinh tế vừa nồng nàn với các tầng hương vị khác nhau. Chẳng vậy mà người ta đã ví nước mắm của người Việt "vi diệu" không thua gì champagne của người Pháp.
Cũng chính vì là một món tuyệt diệu, đã và đang có một "cuộc chiến" về nước mắm nổ ra giữa hai phe: Nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Đây có thể sẽ là một cuộc chiến không hồi kết, bởi "truyền thống" và "công nghiệp" cũng giống như hai mặt trên một đồng xu vậy. Tuy nhiên, vẫn có doanh nghiệp đang làm khá tốt việc kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và công nghiệp, để cho ra đời những chai nước mắm thơm ngon, chất lượng như nước mắm Hương Việt, nước mắm cao đạm của Cholimex Food. Cộng hưởng với nước mắm còn có nhiều loại gia vị, sốt... để mang đến cho món ăn Việt mùi vị phong phú, cuốn hút, thơm ngon hơn hẳn, ví như một số sản phẩm có tiếng của Cholimex Food sản xuất và được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Từ đó, những người Việt xa xứ cũng dễ dàng tìm cho mình những "hương vị Việt Nam" để thổi hồn Việt cho gian bếp xứ người.
Vậy đó, dù cuộc đời mỗi người luôn có nhiều thay đổi, dù xã hội có đi đến đâu, thì nước mắm vẫn âm thầm mà mạnh mẽ có riêng cho mình một "dòng chảy". Đó là "dòng chảy" bắt đầu từ nguồn cội và lan tỏa mãi đến tương lai, bởi "ở đâu có người Việt, ở đó có mùi vị nước mắm ấm nồng trong từng gian bếp".
Theo Giadinh
Mẹ 2 con gợi ý thực đơn cả tuần tuyệt ngon, chị em tha hồ lựa chọn đỡ phải nghĩ Chắc chắn với thực đơn cả tuần này sẽ đem lại nhiều hữu ích cho chị em trong việc lựa chọn món ăn để chế biến hàng ngày. Mới đây, bà mẹ 2 con siêu hot trên mạng xã hội, chị Tô Hưng Giang (Hà Nội) lại tiếp tục gợi ý thực đơn cho cả tuần, giúp các chị em nội trợ khác...