Hương vị miền Tây trong món hủ tiếu hấp
Món ăn hấp dẫn và được xem là món điểm tâm của người miền Tây.
Món điểm tâm đặc biệt này sẽ khiến bữa ăn sáng của bạn thêm hấp dẫn.
Ẩm thực miền Tây Nam bộ nổi tiếng bởi có nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng. Những món ăn như bánh cống, bánh xèo, bún mắm, bún cá… là những món ăn quen thuộc của người miền Tây mà từ lâu đã được người Sài Gòn và khắp nơi ưa thích.
Hủ tiếu hấp là món ăn dân dã có xuất xứ từ Phnom Penh (Campuchia). Tuy nhiên khi được du nhập và giao thoa vào miền Tây Nam bộ, món ăn đã chuyển mình phong phú thành một món ăn ngon, đa dạng và hấp dẫn.
Nguyên liệu làm hủ tiếu hấp được sử dụng từ sợi hủ tiếu tươi, có độ dai và mềm. Sợi hủ tiếu vừa đủ một lần ăn xé rời ra cho vào xửng hấp, không được phép hấp một lần nhiều hủ tiếu vì sẽ không nóng và mất ngon. Món ăn này thích hợp cho những bữa điểm tâm sáng.
Hủ tiếu hấp ăn kèm với bì trộn thính và thịt heo nạc xắt sợi, chả giò chiên hoặc thịt nướng, xíu mại hay có khi người ta còn cho lên thịt gà nướng thơm dưa leo, giá và một ít rau thơm, mỡ hành, ớt băm nhuyễn… Riêng nước mắm chan món bún này phải được pha bằng nước mắm nấu với đường cát, kết hợp cùng tỏi ớt băm nhuyễn và chanh chua sao cho hài hòa, thơm ngon.
Hủ tiếu hấp ăn bằng đĩa. Đĩa đựng sợi hủ tiếu, để lên mặt ít bì, miếng thịt nướng, cùng rau thơm và dưa leo bằm, chan chút nước mắm và rắc lên ít lạc rang thơm. Tùy theo khẩu vị, bạn có thể chan thêm nước mắm rồi trộn đều, thưởng thức. Món điểm tâm đặc biệt này sẽ khiến bữa ăn sáng của bạn thêm hấp dẫn.
Món được bán khá nhiều ở thị xã Hà Tiên (quán số 41 trên đường Phương Thành, Hà Tiên…) thuộc tỉnh Kiên Giang, chợ Thốt Nốt của tỉnh Cần Thơ, hay chợ Châu Đốc ở An Giang… nhưng lại rất ít xuất hiện ở các nhà hàng, quán ăn lớn. Nếu có dịp du lịch đến những nơi này, bạn nhớ ghé thưởng thức nhé!
Video đang HOT
Thư Kỳ
Theo ngôi sao
Độc đáo bánh căn Nha Trang
Bánh căn Nha Trang có vị bùi của bột gạo, vị béo của trứng hoà quyện tạo cảm giác thích thú cho người ăn.
Bánh căn có hình dáng gần giống với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm lại hoàn toàn khác.
Thành phố biển Nha Trang nổi tiếng không chỉ với những danh lam thắng cảnh, những bãi biển nên thơ trải dài, và những món ăn hải sản đậm chất miền biển. Ở đâu đó giữa lòng Nha Trang, bạn có thể tìm thấy một nét gần gũi và giản dị qua những món ăn dân dã. Và nếu đã một lần được thưởng thức qua món bánh căn của miền biển này, chắc có lẽ bạn sẽ không thể quên được cái hương vị quyến rũ của nó.
Bánh căn là một loại bánh khá là phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy bánh căn ở bất cứ nơi nào ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần giống với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm lại hoàn toàn khác.
Nguyên liệu chính để làm nên món bánh căn là bột gạo được pha chế theo một công thức đặc biệt. Gạo được đem ngâm nước cho mềm, rồi mới xay thành dạng bột lỏng. Bí quyết để có những chiếc bánh ngon, giòn, nở là khi pha bột làm bánh, người ta cho thêm một ít bột cơm nguội đã phơi khô qua nhiều nắng. Nếu như bánh khọt, người ta dùng loại bột gạo "chiên" (vì có dùng dầu mỡ) thì ở bánh căn là loại bột gạo "nướng".
Làm bánh căn, người ta cần phải dùng đến khuôn đúc đặc biệt, là loại khuôn được làm từ đất nung, và có 10 lỗ tròn đều trên bề mặt khuôn. Và đặc biệt là làm bánh căn, nhất định phải làm trên bếp than hồng thì bánh mới có được vị ngon đặc trưng của riêng nó.
Trước tiên, người ra sẽ đặt khuôn bánh lên những bếp than và đợi cho nó thật nóng. Tiếp theo sau đó, người đổ bánh sẽ dùng một cây que đầu có quấn bông nhúng vào dầu hay mỡ heo để thoa đều lên mặt khuôn, đợi cho dầu đã nóng thì mới bắt đầu cho từng thìa bột vào và cuối cùng là đến nhân bánh. Với cách làm này thì khi bánh chín, chúng ta có thể lấy bánh ra được dễ dàng hơn vì bánh sẽ không bị dính vào khuôn. Tùy vào thói quen ăn uống của từng vùng miền, cũng như của từng người ăn mà nhân bánh có thể là trứng, là thịt, hay là hải sản,...
Với du khách, việc ngồi chờ đợi những chiếc bánh căn "ra lò" lại vô cùng thích thú. Bởi trong thời gian đó, bạn có thể tha hồ ngồi ngắm nhìn từng thao tác "điêu luyện" của người làm bánh. Nhìn những khuôn bánh tròn đều cứ chốc lát lại cho những chiếc bánh ngon lành và thơm phức lại cảm thấy yêu thêm cái nét giản dị trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
Vì bánh căn khá nhỏ nên thường được tính theo cặp chứ không tính theo cái. Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt... hoặc nước cá kho (thường là cá nục). Khi ăn, bạn sẽ nhúng nguyên cái bánh vào chén nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Ngoài ra, khi ăn, bánh căn còn được ăn kèm với khế chua, xoài... để đỡ đi cảm giác ngấy.
Bánh căn phải ăn nóng, ngay khi bánh vừa được lấy ra khỏi khuôn thì mới cảm nhận được hết cái sự ngon lành của nó. Bánh căn Nha Trang có vị bùi của bột gạo, vị béo của trứng,... tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên một cảm giác thích thú cho người ăn. Nhiều khi ăn xong cả một đĩa bánh đã no căng cả bụng nhưng vẫn cứ thèm được ăn nữa.
Nguyên liệu chính để làm nên món bánh căn là bột gạo được pha chế theo một công thức đặc biệt
Trước tiên, người ra sẽ đặt khuôn bánh lên những bếp than và đợi cho nó thật nóng
Đợi cho dầu đã nóng thì mới bắt đầu cho từng thìa bột vào
Cuối cùng là đến nhân bánh có thể là trứng, thịt, hải sản,...
Vì bánh căn khá nhỏ nên thường được tính theo cặp chứ không tính theo cái
Bánh căn ngày nay rất đa dạng và phong phú với nhiều loại nhân khác nhau
Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt... hoặc nước cá kho
Xíu mại góp phần gia tăng thêm sự độc đáo cho nước chấm
Theo infornet
Không gian ẩm thực tại Xinwang Hong Kong Café Bắt nguồn từ đảo quốc Singapore, hệ thống nhà hàng Xinwang Hongkong Café là bức tranh thu nhỏ của ẩm thực đường phố Hong Kong. Với hệ thống 18 nhà hàng tại Singapore và Philipines, Xinwang Hongkong Café đã trở thành một trong những cái tên chọn lựa của thực khách khi muốn dùng những món ăn mang hương vị đặc trưng của...