Hương vị độc đáo từ mứt thốt nốt
Mặc dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường khoảng 4-5 năm trở lại đây, nhưng mứt thốt nốt với hương vị độc đáo, chất lượng thơm ngon… đã và đang được nhiều người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình.
Cây thốt nốt là một loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi, gắn bó với người dân từ bao đời nay. Đây là loại cây có nhiều công dụng về giá trị kinh tế, như: lá cây sẽ được dùng để lợp nhà, dừng vách nhà, làm chuồng nuôi dơi; thân cây dùng để sản xuất các loại đồ dùng gia dụng, như: đũa, muỗng, vá… và đồ thủ công mỹ nghệ; nước thốt nốt được lấy từ lưỡi mèo (phần hoa) được chế biến thành đường.
Đường thốt nốt với vị ngọt thanh, ăn vào không quá gắt như đường cát, có mùi thơm, béo, từ lâu trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Phần “cơm” nằm trong trái còn được người dân sáng tạo các món ăn hấp dẫn, như: bánh bò thốt nốt, chè thốt nốt… đặc biệt là sự xuất hiện của mứt thốt nốt, mứt thốt nốt sữa.
Chị Nguyễn Thị Tuyết (ngụ khóm 1, thị trấn Tri Tôn, một trong những người nâng giá trị trái thốt nốt) cho biết, ở huyện Tri Tôn, trái thốt nốt được tiêu thụ mạnh từ sau Tết Nguyên đán đến hết tháng 5 (âm lịch).
Do thời gian này là cao điểm của mùa du lịch, nên du khách gần xa khi đến đây ngoài tham quan du lịch sẽ mua các sản phẩm từ thốt nốt, một đặc sản của địa phương về làm quà tặng cho bạn bè, người thân rất nhiều. Tuy nhiên sau khoảng thời gian này, trái thốt nốt rất khó bán do lượng du khách giảm.
“Thấy tình trạng như vậy, nên tôi đã nghĩ đến việc làm mứt thốt nốt. Sản phẩm sau khi làm ra, tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân dùng thử và nhận được nhiều phản ứng tích cực. Cho nên, tôi quyết định sản xuất để đưa sản phẩm ra thị trường và được thị trường đón nhận rất tích cực” – chị Tuyết vui vẻ chia sẻ.
Công phu đầu bếp
Chứng kiến quá trình làm mứt thốt nốt mới biết sự công phu của người đầu bếp trong giai đoạn chế biến để làm ra được mứt thốt nốt. Nhìn chung, các công đoạn để làm nên mứt thốt nốt cũng giống như mứt dừa, tuy nhiên để có được sản phẩm thơm ngon, điều đầu tiên và quan trọng nhất là lựa chọn những trái thốt nốt không quá non, cũng không được quá già. Lý giải điều này, chị Tuyết cho biết, nếu sử dụng trái quá già, mứt làm ra sẽ bị cứng và rất khó ăn; nếu lựa trái non sẽ chảy nước, nhảo dính.
Sau khi chọn được trái thốt nốt đủ chuẩn, công việc kế đến là tách lấy phần thịt bên trong, rửa sạch, cắt cơm đó thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Phần nguyên liệu được trộn với đường cát, theo tỷ lệ 1kg thốt nốt – 1/2kg đường. Đôi khi, người đầu bếp cho thêm sữa vào để tăng hương vị cho sản phẩm.
Video đang HOT
Phần hỗn hợp được đặt lên chảo và sên đều. Đun cho đến khi hỗn hợp sôi thì bắt đầu giảm lửa nhỏ dần, dùng đũa đảo để vừa chín đều màu và không bị cháy. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên đảo quá nhiều vì thốt nốt đang khô dần sẽ dễ bị gãy vụn. Trung bình, mỗi mẻ mứt phải sên trong khoảng thời gian từ 2-3 giờ.
Sau khi thành phẩm, thốt nốt sẽ từ màu trắng đục chuyển sang màu vàng đậm rất bắt mắt, mùi thơm đặc trưng. Trung bình cứ 4-5kg cơm thốt nốt tươi sẽ cho ra 1kg mứt. Mứt thốt nốt thoạt nhìn giống mứt dừa, tuy nhiên khi thưởng thức sẽ cảm nhận được hương vị khác nhau rõ ràng giữa 2 loại mứt này. “Mứt thốt nốt không béo ngậy nên lâu ngán hơn so với mứt dừa. Mứt thốt nốt thường dai, có hương vị độc đáo.
Hiện trên thị trường, 1kg mứt thốt nốt sẽ được bán với giá 250.000 đồng” – chị Tuyết chia sẻ. Trước đây, người dân ở huyện Tri Tôn chỉ làm mứt thốt nốt để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Những năm gần đây, người tiêu dùng đã biết nhiều đến sản phẩm, khâu tiêu thụ ổn định nên gia đình chị Tuyết phải chế biến quanh năm.
Hiện nay, sản phẩm mứt thốt nốt đã có mặt ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, thậm chí khách hàng ở các thành phố lớn, như: TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội… thường đặt hàng sản phẩm này, nhưng để có thể thưởng thức được sản phẩm, nhiều người phải đặt trước trong một thời gian mới có hàng.
Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, chị Tuyết cho biết sẽ cho ra thị trường các loại mứt thốt nốt mang hương vị mới; thêm vào đó là các sản phẩm mới từ cây thốt nốt để phục vụ nhu cầu ẩm thực đa dạng của người tiêu dùng, cũng như làm phong phú thêm các sản phẩm từ cây thốt nốt.
ĐỨC TOÀN
Bí quyết tăng đề kháng mùa dịch với 3 món ăn giàu vitamin B
Vitamin B có mặt trong hầu hết hoạt động sống của cơ thể. Thịt gà là thực phẩm hoàn hảo để bổ sung nhóm vitamin này.
Thịt gà chứa 6 trong tổng 8 vitamin B, đặc biệt giàu vitamin B2, B3, B5, B6. Trong đó, vitamin B5, B6 hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân nhiễm trùng. Bổ sung thịt gà vào khẩu phần ăn hàng ngày là cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe trong mùa dịch. Dưới đây là 3 cách chế biến thịt gà phổ biến.
Cháo gà nấm hương
Cháo gà nấm hương bổ dưỡng, phù hợp làm bữa sáng hoặc xế cho cả gia đình. Chọn nấu món này, thay vì luộc gà rồi lấy nước dùng nấu cháo như thường lệ, bạn có thể vừa tiết kiệm thời gian, vừa giữ tối đa dưỡng chất trong thịt gà nhờ nồi nấu có xửng hấp. Bởi hấp là cách chế biến bảo toàn tối đa dinh dưỡng.
Cháo gà ấm bụng cho bữa sáng hoặc xế. Ảnh: eatwhattonight.
Đầu tiên, bạn ướp lườn gà (đã dần sơ cho mềm) với một chút hạt nêm trong 15 phút. Tiếp đó, đổ gạo và nước vào nồi, để lửa lớn, khuấy đều tay tới khi sôi thì cho nhỏ lửa. Xếp gà vào xửng, hấp song song với cháo đang nấu bên dưới tới khi chín thì bắc khỏi bếp, xé sợi nhỏ.
Phi thơm hành, cho nấm hương đã thái sợi vào đảo đều. Thêm chút hạt nêm và tiêu cho thơm, đảo đều khoảng 5 phút. Tiếp đó, đổ nấm hương vào nồi cháo, nêm hạt nêm cho vừa miệng, khuấy đều trong 5 phút rồi tắt bếp.
Múc cháo ra bát, xếp thịt gà xé sợi, rau mùi, hành thái nhỏ lên trên là bạn đã hoàn thành món ngon bổ dưỡng này.
Gà rang gừng
Nhờ đặc tính kháng viêm, gừng được coi là thuốc giảm đau tự nhiên tốt. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng chống nấm và kháng các loại vi khuẩn như e.coli và salmonella - nguyên nhân phổ biến gây bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng. Bởi vậy, người Việt thường có thói quen thêm gừng vào các món ăn hàng ngày, trong đó có gà rang gừng.
Gà rang gừng là món dễ làm, đưa cơm.
Món này khá phổ biến và cách nấu cũng đơn giản. Đầu tiên, bạn ướp 500 g thịt gà với 2/3 củ gừng thái sợi, một chút tiêu, một thìa nước màu (caramel), một thìa hạt nêm Knorr trong 20-25 phút để thịt thấm đều, tròn vị khi nấu.
Tới công đoạn nấu, bạn đun nóng dầu và cho thịt gà vào xào. Nếu khô quá có thể thêm một ít nước, giảm lửa rim để thịt gà chín kỹ, thường xuyên đảo trong khi nấu. Khi thịt gà ráo nước, săn kỹ, bạn thêm 1/3 gừng sợi còn lại, lá chanh, ớt sừng và một thìa nước mắm vào đảo đều khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
Thịt gà thơm ngọt quyện cùng gừng cay the tạo nên hương vị độc đáo.
Thịt gà khi ăn mềm nhưng săn. Từng miếng thấm đều gia vị, có chút cay của ớt, mùi thơm của gừng. Khi ăn thịt gà kèm vài sợi gừng lại càng đưa cơm.
Canh gà rau củ
Với nhiều loại rau củ giàu vitamin và chất xơ, thịt gà giàu đạm và vitamin nhóm B, canh gà rau củ là lựa chọn xứng đáng trong thực đơn mùa dịch. Món canh có vị thanh ngọt tự nhiên từ thịt gà và rau củ, ngon mà không bị ngán.
Canh gà nấu rau củ bổ dưỡng, bắt mắt. Ảnh: nutritiouslife.
Cách nấu phổ biến nhất là chặt nhỏ thịt gà, ướp hạt nêm cho đậm. Tiếp đó phi hành khô, cho thịt gà vào xào săn. Thêm nước, đun tới khi sôi thì cho rau củ vào. Nếu nấu cùng cà rốt, chị em nên cho loại củ này vào đầu tiên vì cà rốt lâu chín hơn các loại củ khác.
Khi tất cả nguyên liệu đã chín, nêm nước mắm, bột canh hoặc hạt tiêu để các gia vị này không biến chất, tắt bếp và rắc hành ngò thái nhỏ lên.
Chị em lưu ý nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không ngâm ngập trong nước để tránh vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan trong nước, giảm giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu. Đồng thời, nên mua thực phẩm được nuôi trồng theo chuẩn VietGAP để đảm bảo vệ sinh ATTP.
Theo Zing.vn
Ngọt thơm sữa bắp Hương vị thơm ngon độc đáo, sản phẩm không chất bảo quản, hương liệu... sản phẩm sữa bắp với thương hiệu COPHAMILK của Cơ sở sản xuất sữa bắp Cô Phấn (khóm Đông Thịnh 9, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên, An Giang) do cô Võ Thị Phấn làm chủ đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng. Gia đình cô Phấn mấy...