Hướng về cơ sở, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế
Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, trong năm 2019, Hội ND huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho vay vốn, tư vấn, dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật…, giúp nông dân phát triển sản xuất, xây dựng đời sống nông thôn ngày càng ổn định.
Ông Mai xuân Ngạn – Chủ tịch Hội ND huyện Mỹ Đức cho biết: Là huyện sản xuất nông nghiệp là chính, hội viên nông dân đông với hơn 19.000 hội viên ở 22 xã, thị trấn; Hội ND huyện Mỹ Đức luôn xác định mục tiêu đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình trang trại, tạo điều kiện cho hội viên vươn lên làm giàu.
Nhiều nông dân ở xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội có thu nhập cao từ mô hình trồng bưởi Diễn. Ảnh: Ngọc Ánh
Bám sát vào các phong trào thi đua kinh doanh sản xuất giỏi của Hội ND TP.Hà Nội, Hội ND huyện đã tập trung vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao. Hội đã thực hiện tốt chương trình liên kết “4 nhà” để hỗ trợ, giúp đỡ hội viên về giống, vốn, vật tư và bao tiêu sản phẩm.
Đáng chú ý, để tạo điều kiện cho hội viên nông dân có vốn phát triển sản xuất, Hội ND huyện Mỹ Đức đã thành lập 136 tổ tín chấp vay vốn ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp huyện, giải ngân 139 tỷ đồng cho gần 4.000 hội viên vay. Ngoài ra Hội còn xây dựng và phát triển mạnh quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện, cấp xã lên đến hơn 31 tỷ đồng giúp 1.428 hội viên nông dân ở 22 xã, thị trấn vay đầu tư xây dựng trang trại kinh tế.
Video đang HOT
Bên cạnh nguồn vốn, trong năm 2019, Hội ND huyện phối hợp với Phòng kinh tế, Trạm khuyến nông huyện tổ chức mở 91 lớp tập huấn cho nông dân tiếp cận các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi.
Theo Chủ tịch Hội ND huyện Mỹ Đức Mai Xuân Ngạn: Trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ban, ngành, đoàn thể cùng sự nỗ lực phấn đấu của các cấp Hội và hội viên, nông dân… đã tạo động lực lớn thúc đẩy công tác hội và phong trào nông dân huyện phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được đông đảo hội viên nông dân huyện Mỹ Đức hưởng ứng tích cực. Hàng năm có trên 11.000 lượt hội viên nông dân toàn huyện đăng ký hộ SXKD giỏi các cấp. “Kết quả bình xét giai đoạn 2017 – 2019 có 138 hộ đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp” – ông Ngạn cho hay.
Theo Danviet
Nuôi loài "đoản thọ" cho ăn rau muống, dưa leo, thu 20 triệu/tháng
"Sử dế" là tên quen thuộc mà người dân ở ấp 1, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), hay gọi anh Trần Thanh Sử, người đã nỗ lực vươn lên làm giàu từ nghề nuôi dế.
Tâm sự với tôi, anh Sử cho rằng anh vốn sinh ra và lớn lên nơi vùng quê sông nước, cuộc sống quen với nghiệp nhà nông, sở thích của anh là tìm tòi học hỏi các mô hình nông nghiệp. Nhưng chăn nuôi nhiều con, trồng nhiều cây rốt cuộc gia đình cũng chẳng khấm khá hơn ai.
Năm 2015, khi xem tivi thấy mô hình nuôi dế vốn đầu tư ít, mà vẫn đem lại lợi nhuận cao, anh mày mò tìm hiểu kỹ qua sách báo để học hỏi thêm kỹ thuật nuôi dế. Từ 1kg con dế giống ban đầu nuôi thử nghiệm, do còn lạ lẫm và chưa am hiểu nhiều về đặc tính của loài dế, quy cách chuồng trại, kỹ thuật nuôi, nhất là thời điểm dế đẻ trứng nên nở con chưa đạt yêu cầu.
Anh Sử bên đàn dế nuôi của mình.
Không nản lòng sau lần thất bại ấy, anh quyết theo đuổi nghề nuôi dế, mặc cho vợ con khuyên ngăn, hàng xóm chê cười. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng chưa phù hợp nên ban đầu dế giống chết nhiều, nhưng nhờ kinh nghiệm cùng sự linh hoạt trong áp dụng và thay đổi kỹ thuật, anh cũng thành công.
Anh Sử cho biết: "Để dế phát triển tốt, ngoài tạo ra môi trường nuôi gần giống với tự nhiên, cần phải đa dạng các nguồn thức ăn mà chủ yếu là rau, cỏ. Sau khi tách đàn, số lượng dế trong chuồng sẽ được điều chỉnh phù hợp với quá trình tăng trọng của từng loại. Nhờ vậy, có thể tránh được nhiều dịch bệnh sau này và dế phát triển tốt hơn".
Đến nay, anh Sử đã có trại nuôi dế gần như khép kín với diện tích khá quy mô, mỗi tháng anh xuất bán hơn 300kg dế thịt, những con dế không đạt yêu cầu anh dùng nuôi rắn mối, tắc kè hoặc bán cho các cơ sở nuôi chim với giá 60.000 đồng/kg đã mang lại cho anh nguồn thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dế, anh Sử cho hay: Dế là loài côn trùng có tên khoa học Acheta assimilis, có nhiều loài như dế dũi, dế mèn, dế than... là loài bọ cánh thẳng, có râu dài, cặp chân sau to, khỏe, đào hang sống dưới đất, chuyên ăn hại rễ cây.
Một lứa dế thường có chu kỳ nuôi 45 ngày, đầu tiên các khay trứng dế sẽ được ủ trong thùng xốp, phải chú ý luôn giữ nhiệt độ ở mức trên 300C; vào mùa hè khoảng 7 ngày, mùa đông thì khoảng 12 ngày thì trứng dế sẽ nở thành con.
Sau đó, lấy khay trứng ra và bỏ thêm rơm rạ vào thùng xốp làm nơi trú ẩn cho dế mới nở. Khi dế được tầm 15 ngày tuổi thì chuyển qua nuôi trong thùng làm bằng bìa các tông hoặc thùng gỗ nuôi đến khi dế xuất chuồng.
Chuồng nuôi có thể làm bằng xô, thau, khay, chậu... có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát. Nắp đậy có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế...
Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế. Bên cạnh đó, tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Ngoài ra, để nuôi được dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 40-50 lít nên thả chung khoảng 20 dế cái, 10 dế đực, xô lớn hơn thì khoảng 30 dế cái và 15 dế đực...
Thức ăn cho dế có thể tận dụng được nhiều loại thực vật như cỏ, lá rau các loại, lá khoai lang, lá mì, lá đu đủ, rau muống, dưa hấu, dưa leo... Tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải rửa sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh cho dế. Ngoài ra, người nuôi còn có thể cho dế ăn bổ sung thêm các loại cám mịn, nước sạch để dế uống.
Muốn dế khỏe mạnh thì nên giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không nên để chuồng nuôi quá nóng, hoặc chuồng nuôi bị nước đổ vào lẫn phân dế gây ô nhiễm môi trường, hay thức ăn dế bị ôi mốc, nước uống lẫn phân dế dơ bẩn... Có như vậy, mới phòng ngừa được nhiều bệnh cho dế và người nuôi cũng tránh được nhiều rủi ro.
Một số hộ dân trong ấp cho biết mô hình nuôi dế của anh Sử rất hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế cao. Nếu như những năm về trước gia đình thật sự khó khăn thì giờ đây anh là người có của dư, của để trong nhà. Một số hộ nghèo trong ấp cũng muốn học hỏi làm theo mô hình nuôi dế của anh để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình.
Theo Quang Hải (Báo Hậu Giang)
Làng quê vắng bóng thanh niên: Một xã có tới 2.700 người xuất ngoại Một số làng quê tại tỉnh Hà Tĩnh đã dần vắng bóng những thanh niên, người đang trong độ tuổi lao động. Lý do họ bỏ quê do việc làm tại chỗ chưa thể đáp ứng với số lượng lớn lao động. Những ngày cuối năm, phóng viên Báo NTNN về xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) - nơi vẫn...