Hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới (7/4): Việt Nam nỗ lực chống kháng thuốc
Việt Nam được coi là vùng trũng của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhất là kháng thuốc kháng sinh. Tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam chiếm 40%, đứng thứ tư về tỷ lệ kháng thuốc ở các nước châu Á – Thái Bình Dương.
Kháng thuốc không phải là vấn đề mới, nhưng đã trở nên nguy hiểm, cấp bách, đòi hỏi Việt Nam phải có nhiều chương trình hành động thiết thực để nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh, từ tuyên truyền trong lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý đến kiểm soát kê đơn, bán thuốc và quản lý chất lượng kháng sinh cả nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước,…
Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho bệnh nhân co tuổi bị cúm A/H1N1 rất nặng, phải áp dụng các kỹ thuật cao như lọc máu liên tục, điều trị thở máy, tuần hoàn ngoài cơ thể, điều trị kháng virus….(2/2019). Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Các đại biểu cùng sinh viên cam kết hành động phòng chống kháng thuốc tại lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc năm 2019. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Thời gian gần đây tình trạng kháng thuốc đối với trẻ mắc bệnh viêm màng não mủ gia tăng. Đây là căn bệnh rất dễ gây ra những hậu quả để lại di chứng cho trẻ nhỏ. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Video đang HOT
Tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 có hơn 14.300 bệnh nhân mắc lao mới, ước tính 587 người mắc lao đa kháng thuốc và 114 người mắc lao siêu kháng thuốc. Tình hình lao đa kháng thuốc rất đáng báo động, số ca lao kháng thuốc Thành phố phát hiện chiếm 40% của cả nước. Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Xét nghiệm lao (đọc tiêu bản lao) tại Bệnh viện Lao Phạm Ngọc Thạch (TP.Hồ Chí Minh). Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Bệnh viện Bạch Mai cứu sống một bệnh nhi bị nhiễm trùng huyết nặng do vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc hiếm gặp (10/2014). Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Bác sĩ khám, điều trị cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Tiền Giang. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Ngày 30/1/2021, Bệnh viện Trung ương Huế sử dụng kỹ thuật xạ phẫu mới để điều trị thành công cho bệnh nhi 13 tuổi bị động kinh kháng thuốc. Ảnh: TTXVN phát
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trưởng khoa Vi sinh Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh thực hiện lượng giá phương pháp mới chuẩn đoán lao đa kháng thuốc với kết quả chính xác và nhanh chóng, chỉ trong vòng 24-48 giờ thay cho 4-5 tháng theo phương pháp cũ. Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Cả nước có hàng chục nghìn bệnh nhân mắc lao đa kháng thuốc. Số bệnh nhân lao đa kháng thuốc chưa được quản lý sẽ là nguy cơ tiếp tục lây nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc trong cộng đồng. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Chuyên gia Australia: Xà phòng diệt khuẩn đang tạo ra siêu vi khuẩn kháng kháng sinh
Giới khoa học Australia cảnh báo, việc lạm dụng các loại xà phòng diệt khuẩn, nhất là trong giai đoạn đại dịch Covid-19, đang ngày càng góp phần làm trầm trọng thêm nguy cơ phát triển các loại siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Việc xuất hiện ngày càng nhiều loại siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đang gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều trị bệnh nhiễm trùng và thậm chí dẫn đến nhiều trường hợp tử vong. Bên cạnh việc lạm dụng thuốc kháng sinh thì còn có một nguyên nhân khác làm gia tăng các loại siêu vi khuẩn trên toàn cầu chính là các loại xà phòng diệt khuẩn mà chúng ta đang sử dụng.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Monash, Australia cho rằng xà phòng diệt khuẩn là một tác nhân tạo ra các siêu vi khuẩn. Ảnh: The Australian
Theo một nghiên cứu mà các nhà khoa học Australia đang tiến hành, các loại vi khuẩn đang trở nên cứng đầu hơn khi việc sử dụng xà phòng diệt khuẩn và chất khử trùng để ngăn chặn Covid-19 gia tăng trên toàn thế giới. Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Y sinh thuộc Đại học Monash cho rằng vi khuẩn có khả năng biến đổi và "đề kháng" với các chất tẩy rửa sử dụng chất kháng khuẩn.
Giáo sư Trevor Lithgow cùng với nhóm nghiên cứu gồm 200 nhà khoa học đã dành nhiều năm để tìm hiểu về cách thức các siêu vi khuẩn phát triển khả năng kháng kháng sinh và gây ra các bệnh nhiễm trùng không thể điều trị. Theo Giáo sư Lithgow, việc phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh của siêu vi khuẩn đã không được kiểm soát trong vài thập kỷ qua và một tác nhân góp phần gây ra hiện tượng này là rửa tay liên tục bằng xà phòng diệt khuẩn.
Nhà nghiên cứu y sinh của Đại học Monash ủng hộ tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng, từ nay đến năm 2050, mỗi năm trên thế giới sẽ có khoảng 10 triệu người chết do nhiễm siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Từ năm 2020, Đại học Monash đã từng bước loại bỏ dần các loại xà phòng kháng khuẩn trong khuôn viên của trường và thay vào đó là tăng sử dụng các loại xà phòng thông thường. Giáo sư Lithgow nhấn mạnh mọi người cần tiếp tục sử dụng xà phòng để rửa tay, nhưng nên dùng các loại xà phòng truyền thống và tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất phụ gia kháng khuẩn bởi chúng gây hại nhiều hơn lợi.
Cũng theo Giáo sư Lithgow, việc kêu gọi gia tăng sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn có thể là một mưu đồ tiếp thị và khai thác những quan ngại của người dân trước nguy cơ lây lan của đại dịch Covid-19./.
Phát hiện mới giúp chống lại tình trạng vi khuẩn kháng thuốc Mới đây, các nhà khoa học của Viện Wistar, Hoa kỳ vừa phát hiện ra một nhóm hợp chất mới có thể sử dụng kết hợp để tiêu diệt các mầm bệnh, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh một cách hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu chống lại...