Hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số
Ngày 6/4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã họp trực tuyến với Cục Quản lý tài nguyên nước và các đơn vị liên quan về tình hình xây dựng Luật Tài nguyên nước năm 2012 (sửa đổi).
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. Ảnh: Hồng Giang/TTXVN
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tài nguyên nước trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại các địa phương, Thứ trưởng đề nghị Cục Quản lý tài nguyên nước cần khảo sát, nghiên cứu thực tế; đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung dự thảo; nghiên cứu đánh giá các tác động chính sách và các thủ tục hành chính liên quan. Đồng thời, lưu ý các nội dung quy định trong Luật phải rõ ràng, có tính khả thi, dài hạn và phù hợp với thời kỳ phát triển công nghệ số, các Điều ước và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh: Qua 9 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện biến đổi khí hậu, 63% lượng nước được hình thành ở bên ngoài lãnh thổ, chất lượng tài nguyên nước suy giảm đặt ra nhiều thách thức lớn. Nhiều chủ trương mới về quản lý tài nguyên và yêu cầu thực tiễn về bảo vệ, phục hồi để bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia. Thực tế đó đòi hỏi pháp luật về tài nguyên nước và một số Luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước phải sớm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính thống nhất, toàn diện.
Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, xuất phát từ những tồn tại trên và định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất sửa đổi, bổ sung 4 chính sách lớn gồm: An ninh tài nguyên nước quốc gia; Xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước; Tài chính về tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và đã được Chính phủ đồng ý.
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, Cục Quản lý tài nguyên nước đã thực hiện: Nghiên cứu các quy định, các định hướng của Đảng, Nhà nước liên quan đến 4 chính sách trên và nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trong khu vực như Trung Quốc (Luật Quản lý ô nhiễm, Luật Thủy lợi), Hàn Quốc (Luật nước dưới đất, Luật sông, Luật bảo toàn môi trường nước, Luật hệ thống thoát nước), Thái Lan (Luật tài nguyên nước), Nhật Bản (Luật sông), Hà Lan (Đạo luật nước), Pháp (Luật nước), EU; Xây dựng các sơ đồ, phương pháp luận để định hướng cho xây dựng dự thảo.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các đơn vị đánh giá cao quá trình xây dựng, chuẩn bị hồ sơ xây dựng Luật Tài nguyên nước năm 2012 (sửa đổi). Các báo cáo, tờ trình, đề cương xây dựng Luật Tài nguyên nước năm 2012 (sửa đổi) đã đảm bảo các yêu cầu về tiến độ cũng như chất lượng nội dung, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các quy định về quản lý nước trong Luật Tài nguyên nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước, bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia.
Nhìn lại năm 2021: Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên nước
Đẩy mạnh xu thế chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu cơ bản tài nguyên nước trong lĩnh vực tài nguyên nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng là việc làm hết sức quan trọng và đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay.
Mới đây, tại hội nghị Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và kế hoạch công tác năm 2022 lĩnh vực tài nguyên nước, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh, ngành nước nói chung và 4 đơn vị ngành nước gồm: Cục Quản lý Tài nguyên nước; Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia; Viện Khoa học tài nguyên nước và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cần nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao trong năm 2022, trong đó, cần tập trung ban hành Luật Tài nguyên nước 2012 9 (sửa đổi), sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Tài nguyên nước 2012; đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các quy hoạch như: tài nguyên nước; kiểm kê tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông...
Ảnh minh họa: Nguyễn Oanh/TTXVN
Quản lý hiệu quả tài nguyên nước
Theo Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh, năm 2021, thực hiện chỉ đạo, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố tích cực tham mưu cho UBND cấp tỉnh ban hành 121 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành để tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn, phê duyệt danh mục nguồn nước nội tỉnh; danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và danh mục các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; công tác quy hoạch tài nguyên nước... Theo thống kê, 107 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 341 tổ chức cá nhân, tổng số tiền phạt hơn 3,9 tỷ đồng, giảm 51% so với năm 2020. Các địa phương đã phê duyệt 90 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Năm 2022, Cục tập trung vào một số nhiệm vụ như: Sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012; rà soát, sửa đổi Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; công bố và triển khai thực hiện 3 quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng; sông Sê San và sông SrePôk. Đồng thời, triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24/3/2021; Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 8/4/2021.
Cùng với đó, Cục tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc hỗ trợ sửa đổi Luật Tài nguyên nước, các chính sách và chương trình, dự án về bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quy định của pháp luật về tài nguyên nước; Hoàn thiện xây dựng các Thông tư quy định kỹ thuật và định mức kinh tế-kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước; định mức kinh tế-kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước.
Trong năm 2021, các đơn vị ngành nước đã đạt một số kết quả đáng khích lệ. Điển hình như: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao với vai trò đầu mối hợp tác Mê Công - Lan Thương và các cơ chế hợp tác khu vực khác như Quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ, Mê Công - Hàn Quốc, Mê Công - Nhật Bản... Ngoài ra, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam thúc đẩy các hoạt động hợp tác của Ủy hội, bao gồm: nâng cấp mạng quan trắc tài nguyên nước và môi trường xuyên biên giới, đặc biệt tập trung vào quan trắc tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính; tăng cường hoạt động cảnh báo, dự báo lũ, hạn, nâng cấp và duy trì hoạt động của các trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên dòng chính, quan trắc phù sa bùn cát; thực hiện các hoạt động giám sát môi trường các công trình thủy điện trên dòng chính và tăng cường hợp tác với các đối tác đối thoại và đối tác phát triển.
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia phối hợp với Cục quản lý tài nguyên nước thực hiện "Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025; Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các nhiệm vụ mở mới". Trung tâm quản lý và vận hành mạng quan trắc quốc gia tài nguyên nước trải dài trên 5 vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ với 954 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất và 6 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật; phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Đồng thời, Trung tâm đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao thực hiện 3 nhiệm vụ cấp quốc gia trong dự án "Các giải pháp tích hợp cho sự phát triển bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đất, nước, năng lượng và khí hậu".
Điểm sáng chuyển đổi số
Mặc dù dịch COVID-19 bùng phát với nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm tăng cao tại nhiều địa phương, song các hoạt động của Cục Quản lý Tài nguyên nước vẫn diễn ra hiệu quả thông qua chỉ đạo điều hành, giải quyết, xử lý công việc trực tuyến trên hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử của Cục. Việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, các cuộc họp, báo cáo, hội thảo... được Cục tổ chức theo hình thức trực tuyến nhằm đảm bảo các công việc cũng như nhiệm vụ được giao đúng tiến độ và chất lượng.
Ngoài ra, Cục đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng các công nghệ mới trong theo dõi, giám sát tài nguyên nước và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đồng thời, xây dựng được một hệ thống cơ sở, thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước đầy đủ, đồng bộ, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và hỗ trợ quá trình ra quyết định điều hòa phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước các lưu vực sông. Đặc biệt, năm 2021, với vai trò là Trưởng nhóm tài nguyên nước của ASEAN tại Việt Nam, Cục đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác ASEAN về tài nguyên nước. Cục đã góp ý các vấn đề quan trọng của Hội nghị ASEAN 32 và các hội nghị, cuộc họp trực tuyến liên quan, thể hiện trách nhiệm với khu vực, tăng cường mối quan hệ đa phương cũng như với từng quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối tác, các tổ chức quốc tế.
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia cũng là một trong 4 đơn vị ngành nước đang thực hiện chuyển đổi số hiệu quả trong lĩnh vực tài nguyên nước. Từ đầu năm 2021, để có các thông báo, dự báo, cảnh báo kịp thời phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước và nhu cầu thông tin của các ngành kinh tế - xã hội, Trung tâm đã chỉ đạo các đơn vị lập đề cương, kế hoạch thực hiện và triển khai nhiệm vụ đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng cũng như mục tiêu đề ra.
Theo ông Tống Ngọc Thanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, nhằm đảm bảo tính liên tục của cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên nước, Trung tâm đã ban hành Quy chế quản lý, vận hành hệ thống quan trắc quốc gia tài nguyên nước; xây dựng Hệ thống hỗ trợ ra quyết định và thực hiện tốt công tác vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về quan trắc tài nguyên nước; phối hợp với Tổng cục Môi trường xây dựng cách thức kết nối, chia sẻ dữ liệu quan trắc để tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả công tác trao đổi, tích hợp dữ liệu và xây dựng các mô hình dự báo, cảnh báo môi trường, tài nguyên nước.
Đồng thời, Trung tâm tiếp tục cải tiến để nâng cao chất lượng quan trắc, cảnh báo dự báo tài nguyên nước bằng các phần mềm mô hình số và đưa vào dự báo tài nguyên nước tại các vùng quan trắc. Cụ thể, ứng dụng phần mềm Feflow để dự báo nguy cơ suy giảm mực nước, xâm nhập mặn nước dưới đất cho vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long; ứng dụng hệ thống MO để dự báo nước mặt cho lưu vực sông Srêpôk, Sê San và từng bước áp dụng công cụ Mike Operations trong việc phân tích, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước.
Để ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên nước, Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ đạo, các đơn vị ngành nước cần xây dựng kiến trúc chuyển đổi số tổng thể về quy hoạch, điều tra, quan trắc, bảo vệ tài nguyên nước; phát triển nhân lực, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu. Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện kho dữ liệu tài nguyên nước tập trung, thống nhất, sử dụng giải pháp công nghệ quản lý dữ liệu lớn (big data, data lake), kết nối hệ thống lưu trữ điện tử chuyên ngành tài nguyên và môi trường, chia sẻ và cung cấp dữ liệu trực tuyến.
Bên cạnh đó, các đơn vị ngành nước cần kiện toàn và tái cơ cấu tổ chức bộ máy sử dụng nền tảng số làm mục tiêu phát triển; rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý, nghiệp vụ theo hướng hiện đại, thông minh đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và định hướng phát triển ngành Tài nguyên nước.
Hỗ trợ 30.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trong năm 2022 Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ cùng 63 tỉnh, thành triển khai chương trình thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số. Bộ TT&TT và các doanh nghiệp nền tảng sẽ hỗ trợ 30.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số năm 2022. Đại diện Bộ TT&TT ký hợp tác triển khai chương trình SMEdx năm...