Hướng tới những nghiên cứu và ứng dụng mới trong điều trị tiêu hóa, gan mật
Ngày 26/5 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hoá, gan mật đã tổ chức Hội nghị Khoa học tiêu hóa, gan mật, kỷ niệm một năm thành lập.
Các giáo sư, tiến sĩ và đại biểu tham dự Hội nghị khoa học tiêu hóa, gan mật. Ảnh: XC
Với sự tham gia của gần 400 bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên và các nhà khoa học, chuyên gia đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, Hội nghị không chỉ cung cấp những thông tin bổ ích về kết quả các nghiên cứu đã tiến hành tại Viện mà còn là cơ hội để mở rộng giao lưu, hợp tác và phát triển các ý tưởng mới.
Các báo cáo khoa học mà Viện đã và đang triển khai được đúc kết từ quá trình điều trị cho bệnh nhân tại viện. Cụ thể là kết quả ứng dụng của các kỹ thuật thăm dò chức năng đường tiêu hóa trong bệnh co thắt tâm vị, trào ngược dạ dày – thực quản, kém hấp thu lactose; Nghiên cứu trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa, bao gồm bệnh nấm thực quản, tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong gia đình và phương hướng điều trị; Cắt khối u dưới niêm mạc thực quản, thắt trĩ qua nội soi ống mềm; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nội soi tiêu hóa.
Mặc dù một số nghiên cứu mới chỉ là bước đầu, nhưng những kết quả thu được từ các nghiên cứu rất đáng ghi nhận. Các nhóm nghiên cứu cho thấy giá trị của các kỹ thuật mới như đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM), đo pH-trở kháng 24 giờ, và test thở hydrogen trong việc chẩn đoán và phân loại các bệnh lý tiêu hóa. Về lĩnh vực nội soi, các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của những công nghệ nội soi tiêu hóa hiện tại (nội soi phóng đại, siêu âm nội soi) trong việc nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa.
Video đang HOT
GS.TS Đào Văn Long báo cáo nghiên cứu khoa học.
Về điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori trong gia đình, GS.TS Đào Văn Long, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và dào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết: Helicobacter pylori (vi khuẩn H.p) là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và là yếu tố nguy cơ cao của ung thư dạ dày. Việt Nam là khu vực có tỷ lệ người nhiễm cũng như tỷ lệ kháng kháng sinh tương đối cao đặt ra nhiều thách thức trong quá trình điều trị.
Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật đã thực hiện nghiên cứu, phân tích số liệu về vi khuẩn H.p dựa trên cá thể của từng bệnh nhân, quan hệ huyết thống của bệnh nhân đó đối với những người thân trong gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ nhiễm H.p trong gia đình này cao hơn tỷ lệ nhiễm chung, đặc biệt là trẻ em. Cụ thể: tỷ lệ nhiễm H.p ( ) chung: 85,9% trong khi tỷ lệ nhiễm H.p ( ) ở trẻ em dưới 8 tuổi là 96,2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ ở các nước phát triển, trẻ em là đối tượng nhiễm H.p rất thấp – người lớn chiếm khoảng 80% thì trẻ em chỉ khoảng 20%.
Như vậy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.p cao nhất, đặc biệt là trong những gia đình có người thân cận huyết thống mắc H.p. Điều này phần nào có thể hiểu được do thói quen sinh hoạt chung, dùng chung chén, đũa bát trong gia đình, công tác vệ sinh và tầm soát bệnh chưa được chú trọng.
GS.TS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam đánh giá những nghiên cứu này của Viện là đáng giá, nhất là chỉ mới sau một năm thành lập. Việc khám, điều trị được thống kê tổng kết thành báo cáo khoa học để từ đó trao đổi với các đồng nghiệp là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn 1 của nghiên cứu khoa học. Giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu chỉ định việc dùng thuốc thế nào cho đúng. Bởi điều trị bệnh liên quan đến vi khuẩn H.p dùng đúng thuốc ngay từ đầu khỏi đến khoảng 50%. Nếu không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì các đợt tái phát sau điều trị rất khó khăn.
“Trong thời gian tới, Hội Nội khoa Việt Nam sẽ có hội nghị khoa học toàn quốc và đề nghị Viện trình bày báo cáo khoa học này cụ thể hơn để tìm hướng điều trị hiệu quả nhất”, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch chia sẻ.
Theo Báo Tin tức
Xây dựng Bệnh viện chuyên khoa Tiêu hóa gan mật đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 30/12, tại phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, Công ty Cổ phần Trung Sơn đã động thổ khởi công xây dựng Bệnh viện Chuyên khoa Tiêu hóa gan mật Trung Sơn (Bệnh viện Trung Sơn). Đây là bệnh viện chuyên khám, chẩn đoán, điều trị về tiêu hóa, gan và mật duy nhất tại vùng ĐBSCL cũng như cả nước.
Ngày 31/12/2018, Công ty Cổ phần Trung Sơn đã động thổ khởi công xây dựng Bệnh viện Chuyên khoa Tiêu hóa gan mật Trung Sơn (Bệnh viện Trung Sơn).
Phát biểu tại buổi lễ, bà Trương Hoàng Thanh Trúc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Trung Sơn, cho biết, bệnh lý về tiêu hóa gan mật là bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng sông nước ĐBSCL. Theo thống kê thì số bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa gan mật chiếm từ 35% đến 40% tổng số bệnh nhân đến khám hàng ngày.
Hiện công tác khám chữa bệnh chuyên khoa này tại hệ thống y tế ĐBSCL nói chung và TP Cần Thơ nói riêng đã có những bước tiến lớn về mọi mặt, đặc biệt là trang thiết bị, trình độ đội ngũ thầy thuốc, chất lượng dịch vụ y tế... Các cơ sở y tế đã trang bị máy móc hiện đại giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa gan mật đạt tiến bộ lớn. Tuy nhiên, so với nhu cầu, chúng ta vẫn còn những khoảng trống rất lớn trong dịch vụ y tế cả nước và thế giới.
Bà Trương Hoàng Thanh Trúc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Trung Sơn phát biểu tại buổi lễ.
Bà Thanh Trúc nói thêm, chúng ta còn có thể tiến xa hơn trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe với sự cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới hơn như máy nội soi phóng đại gấp hàng trăm lần, phần mềm ảo nhuộm giúp dễ dàng phát hiện sớm ung thư tiêu hoá, máy nội soi siêu âm, máy PET/CT, máy đo nhu động và pH dạ dày, thực quản.... Xa hơn nữa, chúng ta có thể tiến sâu hơn về cá thể hóa trong điều trị thay vì áp dụng các phác đồ điều trị cố định, vấn đề này cần có hiểu biết tốt về gen và sinh học phân tử.
"Hiểu được nhu cầu và thực trạng của ngành y tế hiện nay, chúng tôi quyết định xây dựng và đầu tư công trình BV chuyên khoa tiêu hóa gan mật Trung Sơn với dự kiến qui mô 100 giường bao gồm 12 tầng. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế trên 400 người, dự kiến mỗi ngày khám, điều trị trên 500 lượt bệnh nhân và liên kết điều trị, chẩn đoán bệnh với các bệnh viện trong khu vực cũng như TP.HCM. Bệnh viện xây dựng trên diện tích khu đất gần 2ha, trong đó diện tích xây dựng công trình trên 5.500m2 nhằm hướng tới nâng cao khả năng khám và điều trị cho người dân khu vực ĐBSCL cũng như TP Cần Thơ", bà Thanh Trúc cho biết.
Phối cảnh của Bệnh viện Trung Sơn trong tương lai.
Ông Trương Thanh Sơn, Giám đốc Bệnh viện Trung Sơn cho hay, Bệnh viện Trung Sơn có thể xem là bệnh viện đầu tiên cả nước xác định đầu tư chuyên khoa Tiêu hóa gan mật với quyết tâm xây dựng đội ngũ chuyên môn sâu, đầu tư lớn nhất về chẩn đoán và điều trị chuyên sâu Tiêu hóa và Gan Mật. Bệnh viện sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe với độ chuyên nghiệp cao và đa dạng về loại hình dịch vụ, từ trung bình đến cao cấp, góp phần thúc đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng và đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
Tổng kinh phí đầu tư trên 1.200 tỉ đồng. Chủ đầu tư cho biết công trình sẽ hoàn thành đúng tiến độ 24 tháng đề ra, hứa hẹn đóng góp vào an sinh xã hội thông qua khám, tư vấn và điều trị cùng với dịch vụ hỗ trợ y tế nhằm mục đích chữa khỏi bệnh, giảm đau, phục hồi sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đào Anh Dũng, PCT thường trực UBND TP Cần Thơ hoan nghênh công ty Trung Sơn đã đầu tư bệnh viện chuyên khoa chuyên sâu về tiêu hóa gan mật đầu tiên của cả nước đặt tại địa bàn Cần Thơ; việc xây dựng bệnh viện này đúng theo định hướng của địa phương, chỉ đạo của Bộ Y tế về phát triển Cần Thơ thành khu trung tâm điều trị y tế chuyên sâu của cả vùng và việc tư nhân hóa khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được chính quyền khuyến khích và tạo điều kiện để xây dựng và hoạt động.
P.T
Theo Dân trí
Loét thực quản vì nghẹn mề gà 5 ngày không biết Sơ ý nuốt chửng cả khối mề gà trong lúc ăn cháo dẫn đến mắc nghẹn nhưng bệnh nhân không hay biết. Ngày thứ 5 sau tai nạn, bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng tức ngực, khó thở vì khối mề gà gây loét thực quản. Tai nạn hi hữu xảy đến với bệnh nhân N.V.L (63 tuổi, ngụ tại Tân...