Hướng tới một đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực
Nhiều năm qua, trong hệ thống giáo dục đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được coi là một trong những cơ sở đào tạo lớn, có uy tín, có bề dày lịch sử, có truyền thống hào hùng, luôn đi đầu trong đổi mới và sáng tạo, dẫn đầu cả nước về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học nông nghiệp, hội nhập quốc tế. Có được kết quả đó chính là nhờ sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện tại và luôn hướng tới tương lai bằng những nỗ lực bền bỉ, không ngừng, dám nghĩ dám làm qua các thời kỳ của các thế hệ thầy và trò, đưa Học viện đi đầu trong hội nhập, từng bước xứng tầm khu vực và quốc tế.
Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Ảnh: PHƯƠNG HOÀN
Truyền thống hào hùng
Ngược dòng thời gian, trở về những năm đầu kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngay sau khi hòa bình lập lại, miền bắc bước vào thời kỳ mới trong điều kiện vô cùng khó khăn. Trong giai đoạn này, Đảng và Chính phủ rất quan tâm và đã xác định nhiệm vụ phát triển giáo dục, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn nói riêng là yêu cầu cấp bách. Trước tình hình đó, ngày 12-10-1956 Trường đại học Nông – Lâm (tiền thân của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ngày nay) được thành lập, với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cao cấp cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam. Thời gian đầu mới thành lập, cơ sở vật chất gần như không có gì, khóa đầu tiên, nhà trường đã tuyển sinh được 467 sinh viên. Tuy vậy chỉ sau năm năm đầu tiên Học viện đã từng bước trưởng thành. Ngày 24-5-1959, Học viện đã được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Tiếp bước những thành công, trong những năm 1959-1960, Học viện chính thức chuyển về làm việc tại cơ sở mới ở Trại Bông nằm trên địa phận xã Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Số lượng sinh viên và quy mô đào tạo ngày một tăng, tuyển sinh trong năm học này là 546 người cho 11 chuyên ngành của năm khoa. Ngoài đào tạo, Học viện còn đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ngoài củng cố, xây dựng các khoa, bộ môn ngày càng vững mạnh.
Truyền thống những trang vàng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục được khắc ghi khi bước vào giai đoạn những năm 1960-1975. Thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) đề ra cho cách mạng Việt Nam, Học viện đã xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học, xây dựng đội ngũ, xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng, tổ chức “dạy tốt, học tốt” nhằm đào tạo đội ngũ “cán bộ kỹ thuật cao cấp” cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Ngoài ra, Học viện còn tổ chức cho cán bộ, sinh viên tham gia các phong trào hợp tác hóa, thủy lợi hóa và cải tiến kỹ thuật; tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn miền bắc, sẵn sàng chi viện cho miền nam trong tình hình mới của đất nước. Khi giặc Mỹ leo thang bắn phá miền bắc, Học viện đã thực hiện việc chuyển hướng hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học từ thời bình sang thời chiến, từ tập trung sang phân tán hiệu quả.
Vượt qua rất nhiều khó khăn, Học viện đã đào tạo được nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, ngư nghiệp, cơ khí, kinh tế đáp ứng cho nhu cầu cấp bách và cần thiết là phát triển sản xuất, khôi phục đất nước sau chiến tranh chống thực dân Pháp ở miền bắc và phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền nam. Thầy và trò Học viện duy trì và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất nhằm tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi cao, đẩy mạnh phát triển kinh tế của hậu phương lớn miền bắc để cung cấp kịp thời lương thực thực phẩm cho chiến trường miền nam. Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, nhiều giống lúa cấp quốc gia, nhiều hệ thống máy nông nghiệp được nghiên cứu thành công đưa vào sản xuất là bước tiến rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp…
Đáng chú ý, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, được giáo dục tốt về tư tưởng và kỹ năng chiến đấu nên cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên của Học viện luôn xác định cho mình tinh thần vững vàng, đoàn kết chặt chẽ, ra sức khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Hưởng ứng phong trào “tiền tuyến gọi chúng tôi sẵn sàng” hơn 1.140 cán bộ, viên chức và sinh viên trong trường đã viết đơn tình nguyện và ký tên vào lá cờ truyền thống, xung phong tham gia phong trào “xếp bút nghiên lên đường cứu nước”. Với tinh thần “quân không thiếu một người”, “tất cả vì miền nam ruột thịt”, phong trào tình nguyện nhập ngũ diễn ra rất sôi nổi, đợt tuyển quân năm nào Học viện cũng vượt chỉ tiêu. Cùng với việc trực tiếp tham gia nhập ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu trên các chiến trường ác liệt ở miền nam, thầy và trò nhà trường còn có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tham gia bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân ở miền bắc.
Đi đầu trong hội nhập
Đất nước thống nhất, hòa bình được lập lại, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Học viện Nông nghiệp Việt Nam không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện mới, công cuộc xây dựng và phát triển Học viện cũng bước sang một giai đoạn mới, tuy nhiên nhiệm vụ chính trị quan trọng không thể thiếu là đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội, nhằm cung cấp nguồn nhân lực, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp có trình độ cao cho đất nước. Học viện đã tích cực đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy cho tất cả các môn học: đào tạo theo tín chỉ, thực hiện đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho đào tạo đại học và đào tạo sau đại học, đổi mới về đánh giá kết quả học tập bảo đảm sự công bằng, công khai. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học các năm gần đây, trong khi nhiều trường đại học gặp khó khăn trong tuyển sinh thì Học viện Nông nghiệp Việt Nam vẫn đứng vững trong tốp các trường hàng đầu về số thí sinh đăng ký dự thi, điều đó đã phản ánh uy tín, thương hiệu của Học viện đối với xã hội, đối với người học ngày càng cao.
Video đang HOT
Trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển, với vị thế là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu của cả nước, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn cập nhật trình độ đào tạo hiện đại và hội nhập quốc tế đã được triển khai trong nhà trường có kết quả. Phát triển đào tạo theo hướng đa ngành, mở thêm nhiều ngành học mới. Học viện đã có đóng góp bằng cả lý luận và thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và thiết thực vào quá trình phát triển vượt bậc của sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bằng sự nỗ lực không ngừng của thầy, trò nhà trường, trải qua gần 60 năm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đào tạo cho đất nước hơn 80 nghìn kỹ sư và cử nhân, hơn 5.000 thạc sĩ và gần 500 tiến sĩ. Đội ngũ cán bộ do Học viện đào tạo chiếm 65% số cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của cả nước. Họ đang là lực lượng nòng cốt, chủ đạo trên mặt trận khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở khắp mọi miền Tổ quốc. Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, Học viện luôn đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trong những “năm gần đây, các nhà khoa học của Học viện đã thực hiện hơn 70 đề tài, chương trình cấp Nhà nước, gần 300 đề tài, chương trình cấp Bộ và tương đương, hàng trăm đề tài, dự án hợp tác quốc tế. Đến nay đã có hơn 80 nhà giáo được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, gần 200 nhà giáo được nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư. Hiện nay, Học viện có hơn 1.350 cán bộ giảng viên đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ tại 15 khoa, 9 phòng ban, 17 viện, trung tâm nghiên cứu, công ty; trong đó hơn 700 cán bộ giảng dạy, gần 120 nghiên cứu viên, 85 giáo sư, phó giáo sư, gần 40% số cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ, hơn 40% số cán bộ giảng dạy có học vị thạc sĩ, hầu hết số tiến sĩ và thạc sĩ này đều được đào tạo từ các nước có nền giáo dục và khoa học tiên tiến trên thế giới.
Phát huy truyền thống Anh hùng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng “Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050″. Mục tiêu phát triển Học viện theo mô hình đại học nghiên cứu, đa ngành, đa phân hiệu tiên tiến của thế giới và vận hành theo quy chế tự chủ hoàn toàn nhằm khẳng định vị trí đứng đầu trong cả nước về đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tư vấn chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Học viện có mười phòng thí nghiệm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý ISO, bốn phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, một trung tâm ươm tạo công nghệ nông nghiệp, một trung tâm xuất sắc về công nghệ sinh học nông nghiệp và môi trường. Học viện thu hút được các nhà nghiên cứu hàng đầu về nông nghiệp, nông thôn trong nước, tăng cường số lượng các nhà nghiên cứu giỏi quốc tế đến làm việc, có chiến lược phát triển đào tạo nghiên cứu sinh và sau tiến sĩ. Tất cả hướng đến khẳng định vị thế của cơ sở đào tạo hàng đầu cả nước hướng tới phát triển thành một đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực và hội nhập với quốc tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam vinh dự được tặng thưởng:
- Nhiều lần được tặng thưởng Huân chương Lao động và Huân chương Độc lập hạng nhất, nhì, ba.
- Nhiều huân chương, huy chương của các nước bạn Lào, Cam-pu-chia…
- Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2001).
- Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2005).
- Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2014).
NGỌC HUYÊN
Theo_Báo Nhân Dân
Trang trại trên núi của 7 ông chủ người Tày
7 chàng trai người dân tộc Tày (thôn Bản Nghè, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, Bắc Kạn) đã cùng nhau góp công, góp của và đất đai để lập nên một trang trại rộng hơn 21ha ở lưng chừng núi để trồng rau, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng rừng, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ý tưởng lớn gặp nhau
Các đoàn đến tham quan học hỏi mô hình trồng rau trên núi của các chàng trai người dân tộc Tày. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Chúng tôi đến thăm trang trại của 7 chàng trai vào đúng hôm mưa phùn, con đường đất dẫn vào khu vực trang trại khá hẹp và lầy lội. Đón tiếp chúng tôi, trưởng nhóm Ma Văn Nam ái ngại cho biết: "Cái khó nhất bây giờ là con đường dẫn vào trang trại chú à. Không có đường thuận lợi, nông sản làm ra rất khó bán, chi phí vận chuyển lớn sẽ không có lãi. Nếu tuyến đường chính dẫn vào thôn đổ bê tông xong chúng tôi sẽ mở rộng con đường dẫn lên trang trại để đi lại thuận tiện hơn. Lúc đó, các anh trở lại thăm trang trại sẽ không bị lấm lem như thế này".
Thật tình cờ khi đến ngôi nhà giữa cánh đồng rau xanh mướt, là nơi để các anh trao đổi, họp hành, nghỉ ngơi và trông giữ rau, cá, gia súc gia cầm... Đoàn công tác của Dự án 3PAD Bắc Kạn cũng đang có mặt ở đây để khảo sát mô hình trang trại của các anh và bàn hướng đầu tư để nuôi thêm gà đen địa phương ở đây. Anh Nam hồ hởi cho biết thêm: "Nếu dự án được đầu tư sẽ rất thuận lợi, vì anh em ở đây cũng có kinh nghiệm chăn nuôi gà thả vườn. Chúng tôi đã nuôi nhiều loại gà, chúng sinh trưởng, phát triển và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở đây. Từ đó sẽ tăng thêm thu nhập, giúp đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi".
Rót chén trà mạn mời chúng tôi, ánh mắt ánh lên niềm vui, anh Nam kể cho chúng tôi nghe về quá trình hình thành khu trang trại này. Đó là ban đầu, vài hộ trong thôn có đất gần nhau cùng trồng trọt, chăn nuôi trâu bò vỗ béo, lợn gà. Những thửa ruộng nơi đây màu mỡ nhưng chỉ cấy được một vụ. Thế rồi một vài hộ nhận thấy nhu cầu rau xanh trong địa bàn là rất lớn mà ít người trồng, họ đã trồng thử nghiệm một vài loại rau để bán. Không ngờ rau phát triển rất tốt, bán dễ và cho thu nhập khá hơn trồng lúa. Cứ như thế diện tích trồng rau tăng dần và đầu năm 2014, 7 hộ dân có diện tích đất gần nhau đã góp lại; đồng thời, vay ngân hàng hơn 80 triệu để lập trang trại trồng rau và nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Anh Lương Văn Hùng, Trưởng thôn Bản Nghè, cũng là thành viên của khu trang trại chia sẻ: "Là thôn vùng cao, với 68 hộ, còn 11 hộ nghèo, đa số bà con dân tộc Tày, đời sống còn nhiều khó khăn, tập quán canh tác trên nương rẫy cao và chỉ trồng một số loại cây trồng chính như lúa, ngô, đỗ tương, sắn... đã ăn sâu vào suy nghĩ của bà con. Giờ phát triển kinh tế tập thể cũng còn nhiều bỡ ngỡ, rồi chưa kể đến việc gieo trồng phải theo thời vụ, đúng kỹ thuật, cách chăm sóc, bảo vệ, rồi hạch toán sản phẩm, khâu tiêu thụ, cạnh tranh sản phẩm... cũng làm lung lay ý chí của một số anh em. Ngoài ra , việc góp đất, vay ngân hàng chỉ để trồng rau, trong khi đó các hộ khác vẫn trồng lúa, nhiều người đã cho chúng tôi bị "hâm". Bên cạnh đó, do ban đầu chưa có kinh nghiệm, chưa có đầu ra cho sản phẩm khiến lượng rau tồn ứ và hỏng khá nhiều, điều đó đã làm dao động một số anh em".
Chăm sóc rau bắp cải tại mô hình trồng rau trên núi. Ảnh: Đức Hiếu
Quả ngọt đầu mùa
Tuy nhiên, nhờ sự chăm chỉ, cần cù, đoàn kết và ham học hỏi, qua những lần thất bại họ đã rút ra kinh nghiệm. Những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu cũng qua đi, nhường chỗ cho niềm vui khi khu trang trại đã đi vào quy củ và cho thu nhập. Các hộ cắt cử người chú trọng vào từng khâu một và đi học các lớp tập huấn do xã, huyện, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tổ chức. Toàn bộ các khâu làm đất, trồng, chăm bón, thu hoạch đều được làm theo kỹ thuật. Hạt giống được nhập về qua đại lý tại huyện, việc gieo ươm, chăm sóc theo đúng hướng dẫn.
T hổ nhưỡng hợp với các loại rau, cộng với việc trồng trên đất ruộng, kết hợp ủ bón các loại phân hữu cơ giúp các loại rau sinh trưởng và phát triển xanh tốt. Với hơn 2ha chuyên canh trồng rau, mùa nào thức nấy đều tốt tươi; mùa đông có su hào, bắp cải, súp lơ, đậu đỗ; mùa hè có rau đay, mùng tơi, rau dền, mướp, cải... Các loại rau xanh sau thu hoạch, lá và vỏ được dùng làm thức ăn cho cá, lợn, gà, trâu bò.
Tất cả các khâu gieo trồng, chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm đều do các thành viên đứng ra tổ chức. Với quy mô hiện nay, trang trại Bản Nghè đã có thể cung cấp sản phẩm cho thị trường trong huyện, xã và các vùng lân cận. Ngoài ra, còn phục vụ cho các trường bán trú trên địa bàn, đây cũng là những khách hàng thường xuyên được cung cấp thực phẩm rau xanh, thịt lợn, cá đảm bảo số lượng, chất lượng. Sản phẩm làm ra được các thành viên thay phiên nhau mang ra chợ bán hoặc giao cho thương lái. Thu nhập bình quân từ bán rau, trừ chi phí cũng được trên 80 triệu/năm.
Các công việc được phân công đều và lợi nhuận được ghi chép, chia đều theo công lao động. Anh Lương Văn Hùng chia sẻ: "Mọi người ở đây đều bình đẳng như nhau và có ý thức với công việc. Mỗi khi vào mùa vụ, mọi người đều huy động anh em trong nhà ra giúp một tay, có khi làm từ sáng đến tối, không nề hà công việc gì. Mọi người vừa lao động vừa chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, có nhiều hộ dân khác cũng muốn tham gia cùng làm nhưng còn e ngại hoặc chờ đợi xem mô hình này hoạt động như thế nào rồi mới đưa ra quyết định có tham gia hay không".
Không chỉ trồng rau, hiện các hộ dân còn đầu tư vào đào ao thả cá với diện tích 0,5ha. Song song với đó tiến hành trồng được gần 16ha rừng lát và xoan, 3ha cây sắn hứa hẹn một nguồn thu không nhỏ; đồng thời, tạo việc làm ổn định cho 14 lao động thường xuyên với mức thu nhập khoảng 2 triệu đồng/1 tháng.
Ông Giàng Văn Cậu, Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Linh cho biết, mô hình phát triển kinh tế của 7 hộ dân ở Bản Nghè mang lại hiệu quả cao cần được nhân rộng. Không chỉ tạo công ăn việc làm, cung cấp rau xanh, thực phẩm sạch cho bà con trong xã mà còn giúp thay đổi nếp nghĩ của bà con trong việc phát triển kinh tế, dồn điền đổi thửa. Đồng thời, góp phần đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, mở ra một hướng mới cho việc trồng trọt, chăn nuôi; góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân./.
Đức Hiếu
Theo TTXVN
Từ vụ ngất xỉu tại Big C, băn khoăn về sự ô nhiễm không khí các tòa nhà Theo các chuyên gia, không khí trong nhà ô nhiễm chứa nhiều chất độc như CO, Bezene, Formaldehyde... gây nhiều bệnh về hô hấp, ung thư. Nếu gia tăng đột biến 1 trong những chất độc này sẽ gây ngộ độc cấp tính, giống như trường hợp vừa xảy ra ở Big C Garden (Hà Nội). Thạc sĩ Ngô Quốc Khánh, đang công...