Hướng tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây từ mẹ sang con
Ngày 3-6. UBND Tỉnh Sơn La phối hợp Sở Y tế tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo Thực hiện kế hoạch số 202,KH-UBND ngày 1-10-2019 của UBND tỉnh Sơn La về Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2020-2030.
Phó Giám đốc Sở Y tế Tỉnh Sơn La, ThS, TS Nguyễn Hữu Hùng phát biểu khai mạc.
Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS được triển khai từ năm 2008, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữ các đơn vị y tế trong việc cung cấp dịch vụ, chuyển gửi, quản lý, báo cáo thống kê, còn tình trạng mất dấu bệnh nhân.
Theo thống kê hằng năm, Sơn La có khoảng 30.000 phụ nữ mang thai và hơn 20.000 phụ nữ sinh đẻ. Dịch vụ dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con chủ yếu thực hiện thông qua hệ thống, chương trình nghành y tế các tuyến, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các hệ thống như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AISD, da liễu, truyền nhiễm…. nên việc khám, xét nghiệm sàng lọc , phát hiện và điều trị ba bệnh HIV/AIDS, viêm gan B và giang mai ở phụ nữ mang thai còn rất nhiều hạn chế.
Tại Hội thảo, các đơn vị đã đưa ra những tham luận về việc tham mưu xây dựng kế hoạch và các nội dung đã triển khai thực hiện hoạt động. Các ý kiến cho rằng, hiện nay để có thể tiến tới đẩy lùi loại trừ bệnh xã hội lây từ mẹ sang con phải giải pháp hiệu quả để thực hiện.
Theo đó, cần tăng cường phối hợp giữ các ban nghành đoàn thể, các đơn vị liên quan trong việc triển khai can thiệp loại trừ các bệnh. Gắn kết chặt chẽ các chương trình Y tế liên quan đến dự phòng lây truyền. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng mở rộng, da liễu và truyền nhiễm.
Video đang HOT
Cán bộ UBND và các sở, ban, ngành liên quan tham dự Hội thảo.
Do Sơn La có đặc thù về địa bàn, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người còn sinh sống tại những vùng đặc thù khó tiếp cận, nên việc phát triển công tác tuyên truyền và vận động còn nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy, cần tăng cương truyền thông qua giáo dục thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức trong cộng đồng.
Để làm tốt được việc đó, cán bộ và nhân dân tỉnh Sơn la cần phải phối hợp thật tốt với ngành Y tế, các ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, bổ sung nguồn nhân lực của từng địa phương cho các hoạt động dự phòng, hướng tới mục tiêu tương lai Sơn La sẽ loại trừ những bệnh xã hội, lây truyền từ mẹ sang con.
Có nên sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh hay không?
Hiện nay, rất nhiều bà mẹ cho trẻ sử dụng các nguồn sữa ngoài từ rất sớm, thậm chí là trong giai đoạn sơ sinh của trẻ. Vậy có nên sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh hay không, lợi và hại như thế nào?
1. Có nên sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh hay không?
Theo các khuyến cáo y tế hiện nay, nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời là sữa mẹ. Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong khoảng thời gian này.
Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, kháng thể (rất dồi dào trong sữa non), nước,... Do vậy, về lý thuyết thì sử dụng sữa mẹ là đã đủ cho các nhu cầu của trẻ mà không cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác, đồng thời có sức khỏe tốt hơn, ít gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm nguy cơ dị ứng,...
Đối với những trường hợp bình thường thì việc sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh là không cần thiết, thậm chí là không nên. Bởi sử dụng sữa ngoài khiến tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ khi chưa hoàn thiện, dễ gây dị ứng, bé ít thèm bú sữa mẹ,...
Nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt như sữa mẹ không đủ, trẻ vẫn sụt cân kể cả khi bú sữa mẹ, cảm giác bé mệt mỏi, ít hoạt bát, mẹ bị các bệnh có thể lây qua đường sữa mẹ như HIV, viêm gan B, các bệnh do siêu vi,... thì việc sử dụng thêm sữa ngoài để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là cần thiết để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ.
2. Những nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh
Tuy rằng chúng ta có thể sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh trong một số trường hợp nhất đinh, nhưng sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng lại không phải là điều đơn giản mà ai cũng biết.
5 Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh:
- Sử dụng lượng sữa thích hợp: Sức chứa của dạ dày trẻ sơ sinh là rất nhỏ, chỉ khoảng 5-7ml vào ngày đầu, 30-60ml vào ngày thứ 3 đến thứ 6 và khoảng hơn 100ml vào lúc trẻ 1 tháng tuổi. Do vậy lượng sữa sử dụng cho trẻ sơ sinh không nên quá nhiều, uống quá nhiều sữa cùng lúc khiến trẻ dễ bị nôn trớ hơn.
- Đảm bảo vệ sinh: Hệ đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, do vậy cần phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối khi sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng khi pha sữa cho trẻ, vệ sinh dụng cụ pha sữa cho trẻ sạch sẽ và luộc trong nước sôi trước khi sử dụng, đun sôi nước trước khi pha sữa,... để đảm bảo vệ sinh khi pha sữa cho trẻ.
- Sữa có độ ấm thích hợp: Khi pha sữa cho trẻ cần đảm bảo sữa có độ ấm thích hợp, sữa quá nóng gây bỏng cho trẻ. Có thể làm điều chỉnh nhiệt độ sữa cho trẻ sữa sao cho thích hợp như dùng lò vi sóng, ngâm bình sữa nóng trong nước mát hoặc ngâm bình sữa có nhiệt độ bình thường trong ấm,... Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống hãy thử nhỏ một chút sữa lên mu bàn tay để chắc chắn lại rằng sữa đã có nhiệt độ thích hợp.
- Không dùng lại sữa thừa: Sữa đã pha trong lần dùng trước của bé không phải là một thứ bạn nên để dành nếu sử dụng không hết. Là môi trường giàu dinh dưỡng nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào lượng sữa mà trẻ không sử dụng hết trong quá trình bảo quản. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn của trẻ.
- Không thêm các thức ăn khác vào sữa: Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố, sự cân bằng khác nhau. Những sản phẩm này cần phải được thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa vào thực tế. Do đó, bất kỳ hành động tự ý bổ sung thêm các loại thức ăn khác vào sữa của trẻ như bột ngũ cốc, nước hoa quả,... bởi điều này có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Có thể thấy rằng, trong một số trường hợp, sử dụng sữa ngoài cho trẻ sơ sinh là cần thiết. Nhưng việc sử dụng cần phải được tiến hành thận trọng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả sử dụng cũng như an toàn cho trẻ.
QN
Thay huyết tương cứu bệnh nhân suy thận Đang điều trị tại bệnh viện tuyến trên, người đàn ông 64 tuổi xuất hiện suy thận, gia đình xin về tuyến dưới... Không ngờ, tại đây, hy vọng sống lại đâm chồi. Nam bệnh nhân sau khi được thay huyết tương sức khoẻ đã dần ổn định Bệnh viện đa khoa Sơn Tây tiếp nhận một bệnh nhân nam 64 tuổi chuyển...