Hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước của MTTQ Việt Nam: ‘Áo mới’ cho nông thôn Bắc Giang
Bắc Giang đã “khoác áo mới” kể từ khi xây dựng nông thôn mới. Đó không chỉ là câu chuyện hạ tầng, là những con đường đi vào ngõ ngách, ra tận cánh đồng, là những ngôi trường mới khang trang… nông thôn còn “mới” cả ở tư duy, nhận thức, cách làm.
Kết quả đó có được là một phần rất lớn từ nỗ lực của đội ngũ những người làm công tác Mặt trận.
Đó là chia sẻ của ông Trần Công Thắng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang về những kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bắc Giang trong những năm qua.
Ông Trần Công Thắng. Ảnh: Quang Vinh.
PV: Thưa ông, Bắc Giang là một trong những địa phương rất chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Xin ông cho biết kết quả nổi bật nhất mà tỉnh Bắc Giang đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới là gì?
Ông Trần Công Thắng: Bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với đặc thù là tỉnh miền núi, xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chí trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đến nay, nông thôn Bắc Giang đã “khoác chiếc áo mới”. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, chất lượng giáo dục, y tế hiện đại, mang lại sự hài lòng cho nhân dân. Toàn tỉnh có 115/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 3 huyện Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên đạt huyện nông thôn mới. Dự kiến, hết năm 2020, tỉnh có 124/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân tiêu chí đạt 16,2 tiêu chí/xã; có 8 xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.
Khoảng mười năm trước, không ai có thể tưởng tượng được hôm nay toàn tỉnh đã “cứng hóa” được trên 7.000 km đường giao thông. Nhiều người nói vui, con số đó bằng nửa đường kính Trái đất. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Các công trình thủy lợi; hệ thống kênh, mương được đầu tư, nâng cấp đảm bảo chủ động tưới, tiêu trên 80% diện tích…Thành công đó được phải kể đến sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành và hệ thống Mặt trận các cấp.
Vai trò của người Mặt trận đã được thể hiện như thế nào, thưa ông?
- Để thành công trong xây dựng NTM, khâu đầu tiên và quan trọng nhất là thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức thành viên đổi mới công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng NTM. Phát huy vai trò chủ thể của người dân gắn với thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo cho người dân tham gia từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.
Bên cạnh đó, Mặt trận còn thực hiện việc trao quyền tự chủ cho người dân và cộng đồng để họ thực sự là chủ thể trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Nhất là xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa ở khu dân cư. Hơn 10 năm qua, các cấp Mặt trận đã tuyên truyền, vận động gần 50 nghìn hộ tham gia hiến trên 334 ha đất các loại; vận động người dân đóng góp trên 3 nghìn tỷ đồng (chiếm gần 25% tổng nguồn vốn huy động) để xây dựng nông thôn mới.
Vậy việc giám sát xây dựng nông thôn mới đã được Mặt trận triển khai ra sao để chất lượng các tiêu chí ngày càng được nâng cao?
- Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 2 cuộc giám sát độc lập về thực hiện các quy định về hỗ trợ và huy động xây dựng NTM; sau giám sát đã có 15 ý kiến, kiến nghị đối với cấp ủy, chính quyền về xây dựng NTM.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các cấp Mặt trận và tổ chức thành viên trong tỉnh đã tổ chức giám sát nhiều nội dung liên quan như: Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh, vật tư, nông nghiệp; bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng đường giao thông; chính sách hỗ trợ, ưu đãi nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ nông dân nghèo… Ngoài ra, MTTQ Việt Nam các cấp cũng tích cực tuyên truyền cho cán bộ, bà con nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai phạm, bất cập và phản ánh với cấp có thẩm quyền.
Người dân xã Xương Lâm (Lạng Giang, Bắc Giang) làm đường giao thông nông thôn.
Có thể nói rằng, để đạt được thành tích đó, Bắc Giang đã phải nỗ lực hơn cả sức mình để vượt khó. Vậy cho đến thời điểm này, Bắc Giang còn những vướng mắc gì trong xây dựng NTM, thưa ông?
- Mặc dù đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, nhưng xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số khó khăn như: Kết quả xây dựng NTM giữa các đơn vị còn chênh lệch, tại 4 huyện miền núi chỉ đạt 19,1%; các huyện đồng bằng đạt 75,2% và đang trong quá trình thực hiện xã NTM nâng cao. Chất lượng đạt chuẩn tiêu chí ở một số địa phương còn thiếu bền vững; bình quân tiêu chí tại các xã nghèo, đặc biệt khó khăn thấp hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh.
Tiêu chí Môi trường vẫn là tiêu chí khó đối với các xã nhất là chất thải sinh hoạt, hiện còn gần 70 xã chưa có điểm thu gom rác tập trung của xã; tỷ lệ xã tổ chức thu tiền dịch vụ xử lý rác thải đạt thấp; mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng cho xử lý rác thải chưa đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán, liên kết 4 nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu tính bền vững… Nhưng chúng tôi tin rằng, Bắc Giang sẽ từng bước gỡ được những khó khăn này, trong đó có trách nhiệm rất lớn của người Mặt trận.
Trân trọng cảm ơn ông!
Thái Nguyên: Nông dân rủ nhau trồng "sâm người nghèo", chế ra thứ cao uống vào khoẻ cả người
Với mục đích bảo tồn và phát triển cây đinh lăng, hiện nay nhiều thành viên HTX Dịch vụ Hoa Trung (phường Bắc Sơn, TX.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đã quyết định trồng và chế biến các sản phẩm từ đinh lăng.
Các thành viên HTX đang ăn nên làm ra với cây đinh lăng ví như cây "sâm người nghèo".
Ông Phạm Văn Hoa (69 tuổi, trú tại phường Bắc Sơn, TX.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) - Giám đốc HTX Dịch vụ Hoa Trung cho biết, khoảng những năm 2010, ông cũng thành lập HTX nuôi ong, tuy nhiên mô hình hoạt động không hiệu quả.
"Cơ duyên bắt nguồn từ chuyện trước đấy vợ tôi từng bị ngộ độc thuốc sâu và rơi vào tình trạng nguy hiểm. Khi đó, nhiều người nói rằng nếu tìm được cây đinh lăng và pha nước cho bà uống sẽ có tác dụng giải độc. Tôi làm theo và thấy hiệu quả, từ đó tôi quyết định phải tìm cách bảo tồn loài dược liệu quý này," ông Hoa kể.
Các thành viên của HTX Dịch vụ Hoa Trung, phường Bắc Sơn, TX.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thăm vườn trồng đinh lăng.
Từ năm 2014, ông về các vùng Nam Định, Hải Dương... để học hỏi kinh nghiệm trồng đinh lăng và mua giống đinh lăng về trồng. Đến năm 2015, từ nuôi ong, ông quyết định chuyển sang trồng đinh lăng và chế biến cây đinh lăng.
Theo ông Hoa, hiện nay, HTX Dịch vụ Hoa Trung đang triển khai 2 dự án. Dự án thứ nhất là "Liên kết trồng, chế biến các sản phẩm từ cây đinh lăng theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn thị xã Phổ Yên" giai đoạn 2016 - 2020 với diện tích 15ha với 35 hộ tham gia, tập trung ở 3 xã Minh Đức, Phúc Thuận và Thành Công.
Dự án thứ hai là "Trồng cây dược liệu quý và cây thuốc quý" với diện tích 45ha, triển khai trên tổng số 40 hộ. Đến nay đã thực hiện được khoảng trên 3ha diện tích.
Hiện dự án đã được Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên phê duyệt hỗ trợ kinh phí mua cây giống cho các hộ tham gia dự án với số tiền 285 triệu đồng đến hết năm 2020.
Hiện nay, HTX Dịch vụ Hoa Trung đã trồng được khoảng 3ha diện tích đinh lăng, tập trung ở 3 xã Minh Đức, Phúc Thuận và Thành Công, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Hoa cho biết, đinh lăng là loại cây dược liệu rất thích hợp với thổ nhưỡng ở vùng đất trung du Thái Nguyên và khả năng cho củ cao hơn ở những vùng khác. Hơn nữa, khi củ đinh lăng nấu lên sẽ cho sản lượng và chất lượng cao hơn từ 15 - 20% so với đinh lăng được trồng ở những vùng khác.
Đinh lăng là loại cây dễ trồng và hầu như không có sâu bệnh và cây đinh lăng được ví như "sâm người nghèo" tốt cho sức khoẻ mà lại giá bình dân.
Cây đinh lăng rất dễ trồng, ưa sống dưới tán cây khác, phù hợp với loại đất cát pha và hầu như không có sâu bệnh. Cây đinh lăng chỉ không chịu được ngập úng, nắng và sương muối. Bởi vậy, việc chăm sóc đinh lăng cũng không tốn quá nhiều công.
Sau 5 tháng trồng, nhiều diện tích cây đinh lăng do HTX Dịch vụ Hoa Trung trồng đã bắt đầu cho thu hoạch lá.
Trung bình, mỗi ha trồng cây đinh lăng có thể thu từ 5 - 6 tấn lá/năm và sản xuất được khoảng 200kg trà đinh lăng. Sau khoảng 3 năm, có thể thu hoạch toàn bộ cây và củ để nấu cao đinh lăng. Mỗi tạ cây và củ đinh lăng tươi có thể chế biến được 3kg cao đinh lăng.
Nguyên liệu chính để sản xuất cao đinh lăng là củ và thân cây đinh lăng.
Quy trình sản xuất trà đinh lăng tương tự như việc sản xuất chè, phải trải qua nhiều công đoạn và mất khá nhiều thời gian. Sau khi thu hái, lá đinh lăng sẽ được sơ chế, cho vào máy sao khô rồi lấy hương, cho vào máy nghiền thành bột. Tiếp đó, bột lá đinh lăng pha trộn theo tỷ lệ: 80% lá đinh lăng, 15% củ đinh lăng và 5% cỏ ngọt, trở thành trà đinh lăng.
Còn sản xuất cao đinh lăng, cây và củ đinh lăng sau khi sơ chế được cho vào nồi áp suất nấu, khi đảm bảo thời gian sẽ tiến hành chắt nước và cô đặc. Công đoạn cuối cùng là chuyển sang thùng quay để tạo ra thành phẩm.
Công đoạn cuối cùng để tạo ra thành phẩm cao đinh lăng.
HTX Dịch vụ Hoa Trung đang sản xuất 2 sản phẩm chính là trà đinh lăng và cao đinh lăng. Trong đó, cao đinh lăng có 2 loại là cao cứng và cao mềm, với giá bán 300.000 đồng/kg. Trà đinh lăng cũng được bán với giá 300.000 đồng/kg.
Đến thời điểm này, HTX Dịch vụ Hoa Trung mới sản xuất khoảng 2 - 3 tạ sản phẩm để giới thiệu ra thị trường. Theo ông Hoa, nếu đầu ra ổn định, HTX sẽ mở rộng thị trường và có thể đáp ứng cho việc sản xuất từ 3 - 5 tấn sản phẩm/năm.
Các sản phẩm được chế biến từ đinh lăng của HTX Dịch vụ Hoa Trung được khách hàng đánh giá cao về chất lượng
Ông Trần Tiến Lung - đại diện đơn vị phân phối sản phẩm cho HTX Dịch vụ Hoa Trung cho biết: "Đến thời điểm này, mặc dù sản phẩm cao và trà đinh lăng chưa tiếp cận được đông đảo khách hàng trong cả nước, nhưng tất cả các đối tác tiếp nhận sản phẩm này đều phản hồi rất tốt.
Hiện nay, sản phẩm đã có mặt tại một số tỉnh như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.Hồ Chí Minh. Dù là sản phẩm mới trên thị trường nhưng theo đánh giá, đây là sản phẩm sẽ được khách hàng tin tưởng đón nhận và sử dụng với số lượng lớn vì những công dụng và hiệu quả của nó".
Giáo viên yêu cầu học sinh nhặt rác ở lan can không có rào chắn Một nhóm học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Nghĩa Hưng được cô giáo yêu cầu đi nhặt rác trên lan can tầng 2 không có rào che chắn. Phòng GD-ĐT Lạng Giang cho hay sẽ kiểm điểm lãnh đạo nhà trường. Ngày 11/9, hình ảnh ghi lại cảnh một nhóm học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Hưng (huyện Lạng Giang, Bắc Giang)...