Hương sắc Đầm Chuồn
Trải nghiệm cuộc sống ngư dân, đánh bắt hải sản và thưởng thức các món ăn đậm hương vị Huế là gợi ý cho du khách.
Một sớm Đầm Chuồn mênh mang nước với thuyền lướt nhẹ, được điểm xuyết bởi nhà chồ và những chắn sáo (còn gọi vây ví) – hệ thống ngư cụ để ngư dân nuôi các hải sản trên đầm.
Nhà chồ là căn nhà lán rộng khoảng 5 m2 được dựng từ tre lồ ô. Nhà lán có đủ điều kiện để người dân sinh hoạt, là nơi du khách nghỉ đêm, ngắm trăng sao và ăn, uống cùng ngư dân.
Đầm Chuồn, điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, tọa lạc tại xã Phú An, huyện Phú Vang, cách trung tâm TP Huế khoảng 15 km về phía đông.
Từ trung tâm Huế, du khách đi theo đường Tố Hữu để tiến về Quốc lộ 49, sau đó về hướng An Truyền, đi thẳng là đến Đầm Chuồn. Khách có thể đi bằng xe máy cho tiện việc đi lại và ngắm cảnh xung quanh.
Bến thuyền ngư dân Đầm Chuồn, đầm nước lợ thuộc hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai. Khu bảo tồn vừa được Bộ Tài nguyên – Môi trường cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập ngày 5/6, nhằm phục hồi sinh cảnh, các hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản của khu vực.
Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Kelvin Long, sống và làm việc tại Huế, thực hiện nhằm quảng bá du lịch Huế sau Covid-19, đồng thời giới thiệu tới các runner tham gia giải chạy VnExpress Marathon lần đầu tổ chức tại Huế vào ngày 6/9/2020.
Chợ nổi trên Đầm Chuồn. Các thuyền của ngư dân hoạt động nhộn nhịp trên đầm từ lúc hừng sáng. Ngư dân bắt đầu đánh cá từ 18h chiều tối hôm trước và kết thúc vào 6h sáng hôm sau. Sau đó tranh thủ vận chuyển tôm cá ra chợ đầu mối làng Chuồn.
“Du khách nên ngồi trên ghe vào buổi sáng ở Đầm Chuồn để trải nghiệm các hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân. Khi đã khám phá hết đầm, mọi người có thể ghé chợ làng Chuồn để thưởng thức các món ăn tuy dân dã nhưng ngon và giá bình dân”, tác giả cho biết.
Quang cảnh nơi đầm phá vào mỗi thời khắc trong ngày mang vẻ đẹp riêng. Lúc bình minh, Đầm Chuồn có màu cam đỏ, rực sáng trong nắng vàng ban trưa và nhộm vàng trong buổi chiều.
Các hải sản tươi ngon tại chợ làng Chuồn. Ở đây đa dạng các loài cá rô phi, cá kình (ảnh), cá đối, cá ong, cá dìa, cá hanh, cá bống hay cá vược. Chúng được đánh bắt tự nhiên và một số loài được nuôi trong những chắn sáo.
Rổ cá kình tươi rói sau phiên đánh bắt sáng sớm. Cá kình, một đặc sản của chợ làng Chuồn. Đây là loại cá da trơn thân dẹp, sống theo đàn và đẻ trứng ở vùng nước lợ. Mùa khai thác cá kình vào giữa tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, lúc này cá trưởng thành vào mùa sinh sản nên thịt thơm béo, săn chắc và cá cái có thể mang nhiều trứng.
Cá đối, một trong những loài cá thường gặp ở chợ làng Chuồn. Hải sản nơi đây khác hẳn những vùng khác vì được sống trong môi trường nước lợ. Ngoài các loài cá, hải sản phổ biến ở đây là cua, ghẹ và tôm.
Trong chợ làng Chuồn, du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn sáng, trong đó có món cháo lòng. Lòng heo chín vớt ra thái thành miếng nhỏ, còn nước luộc thì cho xương heo đập dập vào đun. Nồi nước hầm quyết định hương vị đặc trưng của cháo lòng Huế, với hột cơm chín đều không nát và nước trong vắt.
Đến chợ làng Chuồn phải thử món bún nghệ xào lòng. Lòng được làm sạch và không nghe mùi hôi, vị đắng và đặc biệt được nêm nếm gia vị đậm đà, có thể ăn kèm với chả.
Đặc sản nổi tiếng nhất chợ làng Chuồn là món bánh khoái (bánh xèo) cá kình. Từ con cá kình, người dân làng Chuồn chế biến ra các món ăn đặc sản địa phương là bánh khoái cá kình, nấu cháo và canh chua cá kình.
Sau khi cá kình nguyên con được làm sạch, trộn nước bột gạo rồi cho vào chảo dầu đổ thành bánh. Người Huế thường chấm bánh khoái với nước mắm ruốc chính hiệu có giã thêm một ít ớt tươi.
Trong chợ làng Chuồn, có rất nhiều người làm bánh khoái nên dễ dàng cho du khách chọn lựa. Để thay đổi khẩu vị bánh khoái cá kình, du khách có thể chọn món bánh khoái mực hay tôm. Thật thú vị khi vừa được xem người dân đổ bánh, vừa thưởng thức món bánh đặc trưng, nóng hổi và giòn giòn trong miệng, tác giả giới thiệu.
Bầu trời đổi màu trong khoảnh khắc ngư dân bắt đầu ngày mới ở xứ Huế
Đầm Chuồn (Huế) nổi tiếng với khung cảnh thơ mộng, tạo nên từ chính thiên nhiên và nhịp sống của con người. Du khách tới đây còn được thưởng thức hải sản ngon, rẻ.
Bầu trời phản chiếu dưới tấm gương nước khổng lồ
"Đường vô xứ Huế quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Thương em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang". Những câu ca dao xưa nói về cảnh đẹp xứ Huế cùng bao trắc trở khi đi qua hai địa danh nổi tiếng là "truông nhà Hồ" và "phá Tam Giang". Xưa kia, người dân vẫn tương truyền ở phá Tam Giang có sóng dữ, tàu thuyền qua thường dễ đi khó về. Thực hư điều này là lĩnh vực của các nhà sử gia.
Dù vậy, điều ai cũng có thể khẳng định là ở phá Tam Giang có một khu đầm bình yên và mộng mơ như nàng thơ dịu dàng của xứ Huế. Khu đầm này còn được biết đến với tên đầm Chuồn, một phần thuộc hệ thống phá Tam Giang, chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12 km về phía đông. Nhiều người từng đến đầm Chuồn miêu tả vẻ đẹp ở đây bằng từ "lay động lòng người". Vào những buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu nhô dần từ phía xa, màu trời thay đổi tạo khung cảnh mơ hồ, chẳng biết hư hay thực. Ánh nắng nhuốm vàng mặt nước trong veo, lặng như tờ.
Nhìn từ góc máy trên cao, mặt nước yên bình khiến người ta liên tưởng đến một tấm gương khổng lồ, phản chiếu bầu trời rộng mênh mông. Khi những vị khách phương xa còn đang say đắm khung cảnh tuyệt mỹ của đầm Chuồn, các ngư dân đã bắt đầu cho một ngày làm việc mới.
Nhịp sống thanh bình của những ngư dân
Ấn tượng để lại trong lòng các du khách mỗi lần ghé thăm đầm Chuồn không dừng lại ở cảnh quan mà còn là sự nồng hậu, chân chất từ những người dân địa phương. Đa số người dân ở đây theo nghề chài lưới. Họ thường bắt đầu công việc lúc 6h và kết thúc vào 18h. Nếu yêu mùi hương tanh nồng của cá biển và muốn trải nghiệm cuộc sống của những ngư dân, đầm Chuồn là lựa chọn lý tưởng cho bạn. Du khách có thể tới đầm Chuồn mà không cần đắn đo ăn gì, giá cả ra sao.
Đồ ăn ở đây hoàn toàn tươi ngon, được người dân đánh bắt trực tiếp với giá "hạt dẻ". Những người sành ăn đều gợi ý bạn nên thử 5 loại cá đặc sản của đầm Chuồn, chỉ "nếm một lần là nhớ cả đời", gồm cá mú, cá nâu, cá ong, cá dìa và cá kình. Món bánh khoái cá kình mang hương vị đậm đà, đặc trưng của con người xứ Huế cũng là điều bạn không thể bỏ qua.
3 miền Việt Nam đẹp tuyệt sắc khi nhìn từ góc máy trên cao Những góc quay tuyệt đẹp đã tái hiện trọn vẹn cảnh sắc Việt Nam ở cả 3 miền. Việt Nam đẹp không chỉ bởi cảnh sắc tự nhiên mà còn từ các công trình do bàn tay con người tạo nên.
Ngất ngây trước phong cảnh tuyệt đẹp của đầm Chuồn - phá Tam Giang Đầm Chuồn còn được gọi với tên là đầm Cầu Hai có diện tích hơn 100ha và là một phần lớn trong hệ thống đầm phá Tam Giang tuyệt đẹp, thanh bình. Đối với nhiều người đầm Chuồn là điểm đến không thể bỏ qua khi đến xứ Huế mông mơ. Đầm Chuồn Huế không quá khó tìm, vì nơi này chỉ cách...