Hướng nghiệp đúng
Việc bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực giới đang là một trong những nguyên nhân khiến việc hướng nghiệp cho trẻ em trai và trẻ em gái bị hạn chế lựa chọn và ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của các em.
Ảnh minh họa
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Công bố Báo cáo Đào tạo nghề, Hướng nghiệp và Việc làm cho trẻ vị thành niên (người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi)” do Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Theo báo cáo này, nguyên nhân khiến công tác đào tạo nghề cho trẻ em từ đủ 15 đến 18 tuổi vẫn còn khó khăn là do cản trở của hủ tục và ít hứng thú. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng ít nhận được sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp trong việc phát triển các lĩnh vực đào tạo. Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập và nguồn kinh phí…
Với công tác hướng nghiệp, công tác tư vấn về nghề nghiệp và việc làm luôn được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp để thực hiện. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy kết quả còn nhiều hạn chế do hai nguyên nhân chính là khó tiếp cận các em ngoài nhà trường và bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực giới, trong đó, chuẩn mực giới đã ăn sâu trong tiềm thức của xã hội. Với sự ảnh hưởng của truyền thông, doanh nghiệp, giáo viên, phụ huynh và xã hội, trẻ em trai và trẻ em gái được hướng nghiệp theo các con đường sự nghiệp khác nhau. Điều này khiến hạn chế lựa chọn và tiềm năng phát triển của trẻ em trai và trẻ em gái.
Video đang HOT
Việc lựa chọn hướng đi nào trong tương lai đối với người trẻ hiện cũng đang là vấn đề “đau đầu” của nhiều gia đình hiện nay. Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh mới đây do Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức, có một thí sinh nữ đã đặt câu hỏi về việc con gái có nên học ngành kỹ thuật?
Nhiều chuyên gia đã khẳng định con gái ngày nay có thể làm việc ở tất cả các ngành công nghệ kỹ thuật. Các trường như Bách khoa, Sư phạm Kỹ thuật đều khuyến khích nữ thi vào. Thậm chí thống kê ở ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho thấy nữ học kỹ thuật có ưu thế hơn nam và tỉ lệ có việc làm cao hơn nhiều. Trong ngành cơ khí, tất cả chuyên ngành đều phù hợp với nữ vì công việc của người kỹ sư là tính toán, thiết kế, triển khai, chế tạo, vận hành.
Như vậy, không có quy định và chuẩn mực nào về việc con gái/ con trai phải học/ làm ngành nào, không được học/ làm ngành nào, trừ một số rất ít ngành đặc thù như công an, quân đội… đã thông báo ngay từ khi tuyển sinh. Cần thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội đối với việc tư vấn, hướng nghiệp cho trẻ em. Điều này cần sự tham gia tích cực của truyền thông với vai trò định hướng dư luận xã hội nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự phù hợp của bản thân mỗi người với ngành nghề mà mình định lựa chọn về khả năng, kiến thức và sự hứng thú.
Đối với trẻ vị thành niên, báo cáo của UNICEF cũng đưa ra khuyến nghị, đó là xây dựng các chiến lược cụ thể cho đối tượng trẻ em ngoài nhà trường để khuyến khích các em quay lại trường phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nơi học cần dễ tiếp cận, thời gian đào tạo hợp lý, các khóa đào tạo nghề và kỹ năng đào tạo phù hợp; hỗ trợ toàn diện sau đào tạo; công tác truyền thông theo từng nhóm đối tượng cụ thể. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề và hướng nghiệp trong nhà trường: Học tập trải nghiệm, hướng nghiệp trải nghiệm tại thực tế sản xuất; cung cấp thông tin cập nhật và toàn diện; đào tạo kỹ năng chuyển đổi…
Lam Nhi
Theo daidoanket
Đào tạo nghề, hướng nghiệp và việc làm cho trẻ em vị thành niên
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo "Công bố Báo cáo Đào tạo nghề, Hướng nghiệp và Việc làm cho trẻ vị thành niên (người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi)"
Bàn chủ tọa hội thảo
Báo cáo thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo nghề, hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho trẻ em vị thành niên (người từ đủ 15 đến 18 tuổi) được thực hiện nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề, hướng nghiệp và giải quyết việc làm trong tương lai cho trẻ em vị thành niên.
Báo cáo thu thập số liệu thuộc 5 nhóm đối tượng mục tiêu: trẻ em ngoài nhà trường (331 trẻ), trẻ em đang đi học (363 trẻ), cơ sở giáo dục nghề nghiệp (47 cơ sở), phụ huynh (65 hộ gia đình) và doanh nghiệp (72 doanh nghiệp). Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2019, Báo cáo sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để tiến hành khảo sát và tham vấn tại 4 địa phương: Hà Nội, Điện Biên, An Giang và Kom Tum.
Báo cáo cho thấy đối với công tác đào tạo nghề: Mặc dù công tác đào tạo nghề được tích hợp vào nhiều chính sách khác nhau nhằm hỗ trợ trẻ em từ đủ 15 đến 18 tuổi, nhưng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quá trình tuyển sinh, đào tạo và sau đào tạo. Hủ tục và ít hứng thú.
Thiếu hỗ trợ từ phía doanh nghiệp trong việc phát triển các lĩnh vực đào tạo. Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập và nguồn kinh phí. Với công tác hướng nghiệp, công tác tư vấn về nghề nghiệp và việc làm luôn được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp để thực hiện. Tuy nhiên, kết quả còn nhiều hạn chế do hai nguyên nhân chính. Khó tiếp cận các em ngoài nhà trường. Bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực giới.
Chuẩn mực giới đã ăn sâu trong tiềm thức của xã hội. Với sự ảnh hưởng của truyền thông, doanh nghiệp, giáo viên, phụ huynh và xã hội, trẻ em trai và trẻ em gái được hướng nghiệp theo các con đường sự nghiệp khác nhau. Điều này khiến hạn chế lựa chọn và tiềm năng phát triển của trẻ em trai và trẻ em gái. Với việc làm, các doanh nghiệp ít khi tuyển dụng trẻ từ 15 đến 18 tuổi vì 2 lý do. Trẻ thiếu kỹ năng chuyên môn và lo ngại về thủ tục pháp lý.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị đó làxây dựng các chiến lược cụ thể cho đối tượng trẻ em ngoài nhà trường để khuyến khích các em quay lại trường phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Nơi học cần dễ tiếp cận, thời gian đào tạo hợp lý, các khóa đào tạo nghề và kỹ năng đào tạo phù hợp; hỗ trợ toàn diện sau đào tạo; công tác truyền thông theo từng nhóm đối tượng cụ thể.
Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề và hướng nghiệp trong nhà trường: Học tập trải nghiệm, hướng nghiệp trải nghiệm tại thực tế sản xuất; cung cấp thông tin cập nhật và toàn diện; đào tạo kỹ năng chuyển đổi...Phối hợp giữa các bên liên quan trong việc tổ chức đào tạo kỹ năng chuyển đổi: Phối hợp giữa Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH và Viện KHGDNN trong việc tổ chức và thực hiện đào tạo kỹ năng chuyển đổi mang tính toàn diện và hòa nhập vì một xã hội hiện đại...
Tích hợp kỹ năng số làm một trong những trọng tâm chính trong đào tạo: An toàn trực tuyến; kỹ năng giao tiếp; lập trình; xử lý thông tin và nội dung...Thay đổi tư duy về chuẩn mực và khuôn mẫu giới: Thiết kế học liệu đảm bảo không phân biệt về giới trong công tác hướng nghiệp trong nhà trường và gia đình; tập huấn cho các doanh nghiệp, giáo viên và phụ huynh về nghiệp vụ tư vấn hướng nghiệp.
Theo baodansinh
Đồng hành với người khuyết tật Đông Nai hiên co 154 ngan ngươi khuyêt tât, trong đo co 12,4 ngan ngươi khuyêt tât đăc biêt năng, trên 17,3 ngan ngươi khuyêt tât năng được tỉnh cấp thẻ bảo hiểm y tế và tạo điều kiện tham gia các hoạt động giáo dục, văn hóa, thể thao, đào tạo nghề, vay vốn sản xuất... Ngươi khuyêt tât huyện Long Thành...