Hương mùi già chiều tất niên
Chẳng biết từ bao giờ người Việt Nam đã coi việc tắm chiều cuối năm như một thứ nghi lễ. Cùng với việc dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, ai cũng muốn thân thể mình sạch sẽ. Và nước lá hoa mùi không chỉ cho người ta được sạch sẽ gột rửa bụi trần, mà còn như được tắm rửa tinh thần.
Anh:tintucxalo.vn
Đã qua rồi cái tuổi háo hức đón Tết vì có bộ quần áo mới, được ăn bánh chưng hay chắt bóp từng đồng mừng tuổi, song ở lứa tuổi nào Tết cũng thiêng liêng bởi nó chứa đựng những giá trị tâm linh cao cả. Với tôi, Tết chỉ thực sự đến khi ngoài vườn những luống rau mùi bắt đầu trổ bông, cho ra những nụ vàng li ti, tỏa hương thơm ngát khắp nhà.
Như đã thành lệ, năm nào cũng vậy dù bận bịu với việc gói bánh, sắm sửa thực phẩm hay dọn nhà đón Tết thì mẹ cũng không quên chuẩn bị nồi nước mùi già cho cả nhà tắm trước giao thừa. Trước đây, khi cả gia đình còn sống ở quê thì từ đầu đông mẹ đã xới một khoảng đất tầm ô chiếu bên trái nhà gieo mùi vừa làm rau ăn và cũng là để mùi kịp “già” đúng Tết.
Video đang HOT
Anh:vietbao.vn
Lên thành phố, thói quen của mẹ vẫn không thay đổi. Từ 23 tháng Chạp ra chợ sắm đồ chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo mẹ đã “ngó nghiêng” xem có bán mùi già hay chưa. Gần đến Tết hơn, xen lẫn với số thực phẩm mẹ mang từ chợ về thế nào cũng có bó mùi già cành lá xanh đậm, khắp thân “chi chít” những trái mùi tí xíu. Mẹ về tới cửa hương thơm đã bay ngào ngạt.
Anh:home.vnn.vn
Ngày cuối năm, bận rộn đủ đường, song tối 30 mẹ không quên chuẩn bị một nồi nước lá mùi thật lớn pha nước tắm cho cả nhà. Mẹ nói, nước mùi già sẽ “tẩy” hết mệt mỏi, vướng bận và lo toan. Tắm lá mùi chính là “nghi thức” tầy trần đón năm mới theo cách nói của mẹ. Hương mùi già lưu lại rất lâu, ba ngày Tết khắp nhà tôi vẫn thơm thoang thoảng hương mùi. Chính bởi thế, trong ký ức của tôi cứ khi nào thấy phảng phất mụi hương ấy là thấy Tết.
Tắm nước mùi già mỗi dịp đón năm mới không chỉ là tục lệ của riêng mẹ mà cả làng nhà nào cũng thế. Từ 30 Tết, từ nhà ra ngõ nơi đâu cũng thơm nức hương mùi. Bọn trẻ chúng tôi cả ngày có lăn lộn xem bố gói bánh chưng, thập thò cửa bếp hít hà món ăn mẹ chuẩn bị đón Tết hay lê la hết nhà nọ về nhà kia để khoe Tết nhà đứa nào to hơn thì tối đến cũng không quên về nhanh để tắm nước lá mùi chuẩn bị đón giao thừa.
Anh:pda.vietbao.vn
Lớn lên tôi càng thấy tục lệ đó mai một dần. Dường như cuộc sống bận rộn, đủ đầy các loại sữa tắm, nước hoa thơm đã khiến người ta bỏ đi tập tục tắm lá mùi vốn đã lách cách. Dù vậy, với nhà tôi tập tục đó vẫn không hề thay đổi trong suốt mấy chục năm. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về ngoài việc tấp nập chuẩn bị nhà cửa, thực phẩm thì đun nước mùi già cho cả nhà đã trở thành niềm vui của mẹ. Hơn thế nữa, hương mùi già đã đi vào tiềm thức của anh em tôi, gắn liền với Tết cổ truyền dân tộc mà suốt cuộc đời này dù sống ở đâu chắc chắn nó sẽ không bị mai một.
Theo PNO
Bánh hỏi cháo lòng
Trước đây, bánh hỏi ra bánh hỏi, cháo lòng ra cháo lòng. Chẳng biết ai có sáng kiến "hôn phối" hai món này để trở thành món bánh hỏi cháo lòng. Theo tôi biết, món cặp đôi này chỉ mới được đưa ra quán xá đại trà đâu chỉ hơn mươi năm nay. Xa hơn, tôi nhớ ngày trước bánh hỏi chỉ ăn với chà bông tôm, sau đó kẹt tôm thì xài chà bông thịt, chẳng hiểu lòng heo gá nghĩa với bánh hỏi khi nào.
Không phải món nào cũng "ăn ở" được với nhau. Riêng sự lan truyền mau chóng của món bánh hỏi cháo lòng đã chứng tỏ sự "thuận hòa" tuyệt đối! Giờ thì món bánh hỏi cháo lòng đã có mặt hầu khắp trong nam ngoài bắc, nhưng tôi chưa thấy nơi nào phổ biến ở nhiều quán ăn, tiệc tùng như tại Quy Nhơn (Bình Định) - riêng khu vực ngã ba Phú Tài đã hội tụ san sát mấy chục quán, như là một "thủ đô" bánh hỏi cháo lòng.
Ngồi ăn bánh hỏi cháo lòng giữa mùa mưa Quy Nhơn, tôi chạnh nhớ câu ca của người đất võ Bình Định:
Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ
Em thương một người có mẹ không cha
Bánh xèo bánh đúc có hành hoa
Bánh hỏi thiếu hẹ như ma không kèn...
Bánh hỏi mà không dầu xào hẹ thì khỏi nói, nhưng tôi biết câu ca này chắc chắn ra đời khi bánh hỏi chưa "sánh duyên" với cháo lòng. Chứ nếu không thì câu cuối có khi phải sửa thành: Bánh hỏi thiếu cháo lòng... như ma không kèn.
Các gánh bánh hỏi cháo lòng ở Quy Nhơn luôn dậy sớm. Lòng tươi được đặt hàng từ các lò mổ, còn các lò bánh hỏi thì có mặt khắp nơi ở đây. Lòng làm sạch, luộc vừa chín tới; lấy nước luộc này thêm ít gạo nấu loãng với huyết heo, nêm nếm gia vị vừa miệng. Ấy là món cháo lòng hôi hổi này đây.
Đến các quán bình dân ở Quy Nhơn, khách mê lòng heo sẽ thỏa thích hơn với những miếng lòng non xắt lớn, kèm thêm ít gan, cật, cổ họng, dồi...; nước mắm ngon ớt tỏi, ít rau thơm và cả một tô cháo lớn thì có thể... đánh võ đến trưa.
Nói về bánh hỏi cặp đôi xứ Quy Nhơn thì quá sức phong phú. Nào là bánh hỏi thịt heo nướng, bánh hỏi thịt bò nướng, bánh hỏi gà nướng, bánh hỏi heo quay... Nào là bánh hỏi chả giò, bánh hỏi chạo tôm, bánh hỏi tôm càng. Kể ra món bánh hỏi thật "dễ tánh", thế nhưng chỉ có bánh hỏi cháo lòng mới đáp ứng được rộng rãi khẩu vị phong phú của bữa sáng. Bởi vừa có "khô" (bánh hỏi), vừa có "nước" (cháo lòng), "nóng nóng, nước nước" mà có thêm ít lòng tươi buổi sáng thì quá chắc cú!
Theo Thanh Niên
Mắm mực ngày đông Mùa gió đang về. Lũ con xa có gốc gác từ những làng chài chắc là đang nhớ lắm chén mắm mực quê nhà. Xưa nay, công việc làm mắm thường thuộc về những bà nội trợ khéo tay ở vùng sông nước. Riêng mắm mực lại do chính những chàng trai biển muối từ ngoài khơi trong những phiên biển dài ngày....